Càng ngày con người ta càng quan tâm đến tương lai nhiều hơn. Cũng vì lẽ đó nên nhiều người bắt đầu gửi tiền tiết kiệm để dành dụm cho cuộc sống sau này. Nếu đã từng dùng qua dịch vụ gửi tiết kiệm tại ngân hàng thì chắc hẳn phương pháp lãi nhập gốc không còn gì xa lạ với bạn nữa. Vậy lãi nhập gốc là gì và nó có cách tính như thế nào? Cùng vay333.net tìm hiểu rõ hơn về phương pháp tính lãi này qua bài viết sau đây nhé.
Menu
Lãi nhập gốc là gì?
Kãi nhập gốc (lãi cộng dồn) là một hình thức tính lãi được sử dụng trong ngân hàng áp dụng cho các khoản gửi tiền tiết kiệm không kỳ hạn lẫn có kỳ hạn trong trường hợp chủ tài khoản không đến nhận tiền lãi khi đã đến hạn. Phương thức được hầu hết các ngân hàng quy định để chi trả khoản tiền lãi có thể được áp dụng cho tiền gửi không có kỳ hạn và cả tiền gửi có kỳ hạn.
Điểm khác nhau dễ thấy nhất giữa lãi nhập gốc trong hai hình thức gửi tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn đó là trong trường hợp gửi tiết kiệm có kỳ hạn thì bạn cần phải đến ngân hàng để nhận lãi vào cuối kỳ hoặc định kỳ. Nói một cách đơn giản hơn thì khi bạn gửi tiết kiệm không có kỳ hạn thì tiền lãi thu được mỗi tháng sẽ tiếp tục cộng dồn vào tiền gốc để tính lãi trong kỳ sau, cứ thể lặp lại cho đến khi bạn rút không gửi nữa.
Trả lãi nhập gốc là gì?
Là hình thức ngân hàng sẽ trích các khoản lãi được tính trên số tiền gốc (bao gồm cả tiền lãi trước đó) thanh toán cho khách hàng. Trả lãi nhập gốc thường phát sinh khi đến hạn (đối với tiền gửi có kỳ hạn) hoặc là khi người gửi đến rút tiền (đối với tiền gửi không kỳ hạn).
Lãi nhập gốc quay vòng là gì?
Dùng để chỉ hình thức lãi suất của khách hàng (người gửi tiết kiệm) sẽ được ngân hàng tự động dồn thẳng vào số tiền gốc của người đó. Khi đến ngày đáo hạn của sổ tiết kiệm thì khách hàng sẽ có thể rút cả vốn lẫn lãi. Nhưng không phải ai cũng lựa chọn rút hết tiền gửi vào ngày hôm đó. Một số người sẽ để khoản tiền tiếp tục ở lại ngân hàng. Lúc này, tiền gốc của người gửi sẽ được ngân hàng cộng thêm khoản lãi vào.
Lãi không nhập gốc là gì?
Dùng để chỉ cho các khoản tiền có lãi suất cố định và chỉ tính cho khoản tiền gửi ban đầu mà khách hàng gửi cho ngân hàng. Nghĩa là khi đến hạn, bạn chỉ được thanh toán số tiền lãi tính trên tiền gốc ban đầu và nếu như bạn chưa có nhu cầu lấy lãi thì khoản lãi đó cũng không được cộng dồn vào tiền gốc để tính lãi cho các kỳ tiếp theo.
Công thức tính lãi nhập gốc
Công thức tính lãi nhập gốc có 2 giá trị cơ bản đó là số ngày khách hàng gửi tiền tiết kiệm và mức lãi suất mà ngân hàng áp dụng. Tùy vào hình thức bạn chọn để gửi tiết kiệm là không kỳ hạn hay có kỳ hạn, sẽ áp dụng tính lãi theo các công thức khác nhau.
Để dễ hình dung hơn, bạn có thể tham khảo ví dụ sau đây: Khách hàng A gửi 400 triệu đồng tiền tiết kiệm. Anh ấy chọn gửi tiết kiệm với kỳ hạn là 2 tháng và hình thức tính lãi nhập gốc. Cho biết lãi suất tiết kiệm đối với kỳ hạn 2 tháng được áp dụng là 7%/năm theo như hợp đồng. Lãi suất trường hợp kỳ hạn 12 tháng là 9% trong một năm.
Công thức tính lãi nhập gốc đối với tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn
Đối với hình thức gửi tiết kiệm không kỳ hạn, số tiền lãi nhập gốc sẽ được tính như sau:
Số tiền lãi = Tổng tích của số tính lãi trong tháng * Lãi suất / 30 ngày (1 tháng)
Trong đó: tổng tích của số tính lãi trong một tháng = Σ (số dư * số ngày thực tế mà số dư đó tồn tại)
Số gốc mới = Dư gốc (Chỉ tính đến thời gian mà lãi nhập gốc) + Số tiền lãi nhập gốc
Tham chiếu theo tình huống cụ thể bên trên thì ta có số tiền lãi được hưởng trong 12 tháng trong trường hợp nếu anh A chọn hình thức gửi kỳ hạn 12 tháng có lãi suất 9%/năm là:
Tiền lãi = 400.000.000 * 12 tháng * 9%/12 = 36.000.000 VND
Công thức tính tiền lãi nhập gốc khi gửi tiết kiệm có kỳ hạn
Số tiền lãi = Số dư tiền gửi * Lãi suất áp dụng trong thời gian gửi tiền * Thời gian gửi
Như vậy, số tiền gốc mới sẽ được cộng dồn khoản lãi vào, ta có: Gốc mới = Gốc cũ + Tiền lãi
Để cho bạn dễ hình dung, tham chiếu theo tình huống cụ thể bên trên ta có số tiền lãi trong 2 tháng khi gửi kỳ hạn 2 tháng với lãi suất 7%/ năm là:
- Số tiền lãi = 400.000.000 * 7%/12 *2 = 4,67 (triệu đồng)
- Số tiền lãi đợt 2 = (440 triệu động +4,67 triệu đồng) *7%/12 *2 = 4,72 triệu đồng
- Số tiền lãi đợt 3 = (440 + 4,67+ 4,72) * 7%/12 * 2 = 4,78 triệu đồng
- Số tiền lãi đợt 4 = (440 + 4,67+ 4,72 + 4,78) * 7%/12 * 2 = 4,83 triệu đồng
- Số tiền lãi đợt 5 = (440 + 4,67+ 4,72 + 4,78 + 4,83) * 7%/12 * 2 = 4,89 triệu đồng
- Số tiền lãi đợt 6 = (440 + 4,67) * 7%/12 * 2 = 4,95 triệu đồng
- Tổng kết ta có tổng số lãi là 28.84 triệu đồng.
Lợi ích
Nếu bạn đang có tiền nhàn rỗi thì gửi tiết kiệm sẽ đóng vai trò như là một hình thức đầu tư với số tiền nhỏ kiếm lời rất hiệu quả mà lại đảm bảo an toàn, đang được nhiều người áp dụng. Trong đó có hình thức lãi nhập gốc phương thức tính lãi mang lại rất nhiều lợi ích cho khách hàng.
Trước hết, phương thức tính này sẽ đủ độ linh hoạt và đáp ứng cho người gửi tiền nhiều quyền lợi đặc biệt. Qua đó góp phần tiết kiệm thời gian cho khách hàng, giảm bớt các thủ tục gửi tiền phức tạp mà vẫn có thể sinh lời một cách bình thường và hiệu quả. Bên cạnh đó, khi đặt lên bàn cân về mức lợi nhuận với các hình thức đầu tư khác, ví dụ như bất động sản, tiền ảo hay chứng khoán,… thì gửi tiết kiệm lãi nhập gốc sẽ an toàn hơn.
Hơn nữa, hình thức gửi tiền này không giới hạn đối tượng hưởng quyền lợi lãi. Nó không đòi hỏi quá nhiều thủ tục từ khách hàng nên công tác chuẩn bị hồ sơ vô cùng đơn giản. Lãi suất nhập gốc được thực hiện rất nhanh gọn, giúp tiết kiệm thời gian của khách hàng. Vì vậy, đầu tư bằng hình thức gửi tiết kiệm lãi nhập gốc sẽ là một lựa chọn hoàn hảo rất đáng thử.
Cách gửi tiền tiết kiệm hiệu quả
Trước tiên, bạn nên lựa chọn ngân hàng nào có mức lãi suất tốt nhất để gửi tiền. Nhớ tham khảo thật nhiều ngân hàng cũng như mức lãi suất tiền gửi ở đó và chọn lọc ra một ngân hàng tốt nhất. Bạn có thể lựa chọn những ngân hàng nào mà có bề dày phát triển lâu đời và đảm bảo uy tín. Tiếp đó là xem xét độ bảo mật và hệ thống chi nhánh phòng giao dịch có tốt không. Các dịch vụ online cũng là tiêu chí rất quan trọng để chọn ngân hàng đấy.
Thứ hai là bạn nên phân chi số tiền của mình ra làm nhiều phần khác nhau. Sau đó tiến hành gửi ở nhiều ngân hàng khác nhau. Bởi chúng ta không thể nào lường trước được nhỡ trường hợp chỉ gửi vào một ngân hàng và nó bị phá sản, khi đó tiền của mình coi như bị mất trắng. Vì vậy việc phân chia giúp đảm bảo an toàn giúp bạn nhận được số tiền lãi nhiều nhất có thể.
Thứ ba là bạn nên cân nhắc xem nên gửi tiết kiệm theo hình thức nào và thời gian gửi là bao lâu. Đương nhiên là nếu bạn gửi càng lâu thì liền lãi sẽ càng nhiều nhưng nó cũng không đảm bảo được tình hình tài chính của cá nhân. Có thể bây giờ chưa cần đến số tiền đó nhưng trong tương lai, có việc gấp cần đến nó thì giải quyết như thế nào?
Lãi nhập gốc Vietcombank
Lãi nhập gốc ở Vietcombank được chia ra thành hai loại là lãi suất có kỳ hạn và lãi suất không có kỳ hạn. Cách tính lãi nhập gốc ở ngân hàng này cũng tương tự như cách tính bên trên. Cụ thể, lãi suất ở Vietcombank như sau:
Lãi suất tiết kiệm ngân hàng Vietcombank
Đơn vị: %/năm |
|||||||
Kỳ hạn | Không kì hạn | 7 ngày | 14 ngày | 1 tháng | 3 tháng | 12 tháng | 36 tháng |
Lãi suất | 0,1% | 0,5% | 0,5% | 4,30% | 4,80% | 6,80% | 6,80% |
Kết luận.
Trên đây là những thông tin giải đáp cho câu hỏi “lãi nhập gốc là gì?” và cách tính cũng như là lợi ích của phương thức tính lãi này. Hy vọng qua bài viết trên của vay333.net, bạn có thêm được nhiều kiến thức bổ ích về lãi nhập gốc và có thể tự mình tính toán được những khoản lãi trong tương lai nhé. Truy cập Vay333 để tìm hiểu thêm về các kiến thức tài chính khác như cách lấy lại OTP.