Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng thì thuật ngữ đáo hạn thường xuyên xuất hiện. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ thuật ngữ này để thực sự hiểu về nó. Nếu bạn là một người muốn sử dụng các dịch vụ vay ngân hàng thì bạn cần nắm rõ khái niệm đáo hạn là gì. Dưới đây, vay333.net xin được chia sẻ đến bạn đáo hạn là gì và đáo hạn ngân hàng và những điều cần biết.
Menu
Đáo hạn là gì?
Đáo hạn khi vay ngân hàng có thể hiểu là mốc thời gian mà người vay cần phải trả số tiền gốc dựa theo hợp đồng vay tín dụng. Trong hợp đồng đã nêu rõ các điều khoản bao gồm:
- Kỳ hạn vay
- Phân kỳ
- Số tiền gốc dựa trên hợp đồng tín dụng
Nếu trong hợp đồng tín dụng ngày đáo hạn của bạn là 31 tháng 12 năm 2021, nghĩa là vào đúng ngày này, bạn cần thực hiện nghĩa vụ trả, tất toán số nợ gốc cho phía ngân hàng. Việc thực hiện trả nợ gốc này còn được gọi là đáo hạn.
Đến ngày đáo hạn, ngoài việc trả số nợ gốc, khách hàng còn một số lựa chọn khác như: Gia hạn thêm thời gian vay với bên ngân hàng hay thực hiện hành thức tái vốn vay. Với cách thức này thì người vay sẽ thay đổi ngày đáo hạn sẽ thời gian khác để thuận tiện hơn trong kế hoạch tài chính của cá nhân vay.
Các hình thức đáo hạn ngân hàng
Đáo hạn khoản vay
Trường hợp đáo hạn khoản vay xảy ra khi người vay chưa thể trả nợ khoản vay cũ và thực hiện việc gia hạn khoản vay mới. Thông qua cách này, khách hàng sẽ vay một khoản vay mới để trả nợ cho khoản vay cũ để tiếp tục có thời gian đáo hạn mới trong tương lai gần hoặc xa hơn. Hiện nay thì hình thức này còn được gọi là: đáo hạn nợ.
Đáo hạn tiết kiệm
Đáo hạn tiết kiệm là hình thức đáo hạn một khoản tiết kiệm trong mối quan hệ giữa người gửi tiết kiệm và ngân hàng. Đến ngày đáo hạn, phía ngân hàng phải có nghĩa vụ trả khoản gốc lẫn khoản lãi cho người gửi tiết kiệm. Ngày đáo hạn chính là ngày cuối cùng được ghi nhận trong sổ tiết kiệm của một cá nhân nào đó.
Có nhiều trường hợp vào ngày đáo hạn tiết kiệm có những khách hàng không đến ngân hàng để nhận tiền thì ngân hàng sẽ thực hiện tái tiết kiệm cho tài khoản này với cùng kỳ hạn và lãi suất dựa vào lãi suất tại thời điểm tái tiết kiệm.
Ngày đáo hạn ngân hàng là gì?
Thời điểm cần đáo hạn khoản vay
Ngày đáo hạn có thể hiểu rằng đây là ngày mà một khoản vay hay một khoảng tiết kiệm hết hạn. Đến ngày đáo hạn vay, nghĩa là đây là ngày cuối cùng để người vay thực hiện việc thanh toán hợp đồng cho phía ngân hàng, bao gồm việc trở phần tiền gốc. Với mỗi hợp đồng vay thì sẽ có ngày đáo hiện cụ thể được ghi rõ trên hợp đồng.
Có một số trường hợp người vay không thể thực hiện được việc thanh toán tiền nợ gốc thì sẽ thực hiện việc vay một khoản vay mới dùng để thanh toán cho khoản vay đáo hạn. Lúc này, người vay sẽ có ngày đáo hạn mới cho khoản vay mới. Đây còn được gọi là tái vốn vay.
Thời điểm cần đáo hạn khoản tiết kiệm
Còn đối với một tài khoản tiết kiệm, ngày đáo hạn là ngày mà người gửi tiền kiệm nhận lại được khoảng gốc đã gửi vào ngân hàng.
Hình thức đáo hạn là gì?
Hình thức đáo hạn là gì và có mấy hình thức đáo hạn? Hiện nay sẽ có 3 hình thức như sau:
Đáo hạn tại chỗ
Hình thức đầu tiên của đá hạn tại chỗ. Đây là hình thức mà người vay đến ngày đáo hạn sẽ thực hiện đáo hạn ngay tại chính ngân hàng vay nên được gọi là đáo hạn tại chỗ. Hiện nay, vay thế chấp là hình thức vay áp dụng phổ biến hình thức đáo hạn tại chỗ này. Để thực hiện khoản vay mới cho việc đáo hạn, ngân hàng sẽ yêu cầu người vay thêm vào tài khoản thế chấp để đảm bảo cho khoản vay mới.
Tuy nhiên, không phải lúc nào ngân hàng cũng cho phép người vay thực hiện đáo hạn tại chỗ với khoản vay mới. Thay vào đó, ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định lại tình hình kinh doanh của người vay để đưa ra quyết định cho khách hàng đáo hạn tại chỗ. Ngân hàng sẽ cho phép khách hàng tiếp tục khoản vay nếu như đáp ứng được những yêu cầu về thẩm định của ngân hàng.
Đáo hạn chuyển vùng
Hình thức đáo thứ hai là đáo hạn chuyển vùng. Hình thức này có thể hiểu là người vay trong ngày đáo hạn sẽ thực hiện việc đáo hạn với một ngân hàng khác thay vì ngân hàng đang vay hiện tại. Thông thường, người vay sẽ chuyển sang đáo hạn tại một ngân hàng khác hay còn gọi là đáo hạn chuyển vùng vì những lý do như nhận được lãi suất hay thời gian ưu đãi hơn.
Ví dụ: người vay đang vay tại ngân hàng X trong thời hạn 4 năm với lãi suất 6% mỗi năm. Đến ngày đáo hạn, người vay sẽ thực hiện đáo hạn chuyển vùng bằng cách chuyển khoản vay cũ sang ngân hàng Y với mức lãi suất 5.5% trong thời hạn 4 năm.
Vay đáo hạn bên ngoài để trả nợ ngân hàng
Trong những năm gần đây lại xuất hiện một hình thức đáo hạn mới là vay đáo hạn từ bên ngoài để thực hiện việc trả nợ ngân hàng. Lúc này, người vay sẽ vay tại những bên nằm ngoài ngân hàng, có thể là những cá nhân hay tổ chức cho vay nợ. Hình thức này cho phép người vay thực hiện thủ tục vay nhanh chóng hơn nhưng yêu cầu mức lãi suất cao hơn so với ngân hàng. Sau đó, người vay sẽ tìm những nguồn tiền khác để trả nợ cho các cá nhân và tổ chức cho vay này.
Điều kiện đáo hạn
- Người vay phải đảm bảo có tuổi nằm trong khoảng từ 22 tuổi đến 65 tuổi
- Người vay không có lịch sử nợ xấu tại bất cứ ngân hàng nào khi tra cứu trên CIC.
- Người vay phải có những tài sản dùng để làm tài sản thế chấp. Ngân hàng sẽ dựa vào các tài sản này để đánh giá mức cho vay mới.
- Nếu vay tại chi nhánh ngân hàng A thì bạn yêu cầu phải có hộ khẩu thường trú tại địa phương của chi nhánh đó
- Người vay phải chứng minh được với ngân hàng là mình có một mức thu nhập ổn định dựa vào công việc kinh doanh hay công việc tại các cơ quan doanh nghiệp. Đây là một trong những yếu tố ngân hàng dùng để xem xét để ra quyết định cho vay đáo hạn.
Hồ sơ
Sẽ có sự khác biệt trong hồ sơ đáo hạn khoản vay và khoản tiết kiệm. Với việc đáo hạn khoản tiết kiệm thì quy trình hồ sơ sẽ đơn giản hơn, thậm chí ngân hàng sẽ chủ động thực hiện việc tái lập hợp đồng tiết kiệm mới cho bạn. Còn với hồ sơ đáo hạn vay thì ngân hàng sẽ yêu cầu những quy định khắt khe hơn. Bạn sẽ cần nộp những giấy tờ cụ thể như sau:
- Hợp đồng của khoản vay cũ
- Các giấy tờ chứng minh nhân thân như: giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân, các giấy tờ xác nhận tình trạng hôn nhân, sổ hộ khẩu, giấy tạm trú tại địa phương
- Các hồ sơ dùng để chứng minh tài chính
- Hồ sơ đảm bảo việc sở hữu tài sản đảm bảo được dùng để làm tài sản thế chấp
- Các loại giấy tờ có liên quan khác
Hướng dẫn cách đáo hạn ngân hàng
Trong quy trình đáo hạn ngân hàng sẽ có các bước như sau:
- Bước 1: nhận hồ sơ và nhận những giấy tờ công chứng
- Bước 2: làm hợp đồng dựa trên hồ sơ và các giấy tờ đã được công chứng
- Bước 3: Đi đóng tiền tại ngân hàng
- Bước 4: Ký các giấy tờ giao dịch để xác minh việc đáo hạn
- Buớc 4: Hoàn tất thủ tục đáo hạn ngân hàng
Phân biệt đáo nợ và đáo hạn ngân hàng
Đáo hạn nợ và đáo hạn ngân hàng có những điểm giống nhau như là khoản vay hợp pháp nhằm mục đích kéo dài thêm ngày đáo hạn cho khoản nợ cũ đã đến ngày phải trả. Cả hai hình thức này đều được nhà nước cho phép thực hiện.
Tuy nhiên, 2 hình thức này có những điểm khác nhau mà bạn cần phải phân biệt:
- Đáo hạn ngân hàng là việc thực hiện tái vay vốn nhằm kéo dài thêm thời gian trở nợ
- Đáo hạn nợ là thực hiện một khoản vay mới hoàn toàn cũng nhằm mục đích kéo dài thêm thời gian trả nợ
Phí sử dụng dịch vụ
Đối với hình thức đáo hạn tiết kiệm thì bạn không phải chịu bất cứ khoản phí nào. Còn với đáo hạn khoản vay thì bạn sẽ phải trợ một mức phí do ngân hàng quy định, thường là từ 0.3% đến 0.7%/ ngày.
Lưu ý
Khi thực hiện đáo hạn vay nợ, bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau:
- Hãy chọn cho mình mức đáo hạn vay phù hợp, đặc biệt là khả năng tài chính của bạn
- Hãy tìm hiểu và chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết
- So sánh các lãi suất đáo hạn giữa các ngân hàng
- Đọc kỹ các khung thời gian trên hợp đồng để tránh trường hợp dính vào nợ xấu nếu không trở nợ đúng hạn
Kết luận
Như vậy, vay333 vừa giới thiệu đến bạn đáo hạn là gì. Đáo hạn có thể hiểu là ngày đến hạn cho một khoản vay hay một khoản tiết kiệm. Hiểu rõ đáo hạn, người sử dụng các dịch vụ ngân hàng sẽ chọn cho mình những quyết định tài chính phù hợp.