Giấy tờ có giá là gì? Một số loại giấy tờ có giá trị

Giấy tờ có giá là gì? Bao gồm những loại nào? vé số, sổ tiết kiệm, sổ đỏ… có phải là giấy tờ có giá hay không? Nếu bạn muốn tìm đáp án cho những vấn đề thắc mắc trên.

Giấy tờ có giá là gì?

Bộ luật dân sự của Việt Nam vẫn chưa quy định khái niệm cụ thể về giấy tờ có giá, mà chỉ biết rằng giấy tờ này được coi là 1 loại tài sản.

Còn theo luật ngân hàng nhà nước Việt Nam hiện hành có quy định về giấy tờ có giá như sau:

Giấy tờ có giá là gì?

Bên cạnh vấn đề này nhiều người cũng thắc mắc chiết khấu giấy tờ có giá là gì cầm cố giấy tờ có giá là như thế nào? Chúng tôi sẽ giải đáp những vấn đề này qua các mục nhỏ dưới đây.

Chiết khấu giấy tờ có giá là gì?

Đây là khái niệm để chỉ nghiệp vụ ngân hàng nhà nước mua ngắn hạn các giấy tờ có giá của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trước khi đến hạn thanh toán. Điều kiện là những giấy tờ này phải còn giá trị sử dụng nói cách khác là còn thời hạn thanh toán.

Thêm vào đó những giấy tờ này phải được phát hành bằng VND, được phép chuyển nhượng. Đồng thời những giấy tờ này phải thuộc sở hữu của chi nhánh ngân hàng nước ngoài hay tổ chức tín dụng đề nghị chiết khấu nhưng không phải những tổ chức đề nghị chiết khấu phát hành.

Trong trường hợp chiết khấu toàn bộ thời hạn còn lại của giấy tờ có giá thì theo quy định, thời hạn tối đa còn lại của giấy tờ này phải là 91 ngày.

Nếu trường hợp chiết khấu có kỳ hạn thì theo quy định của pháp luật hiện hành, thời hạn còn lại của giấy tờ có giá phải dài hơn thời hạn Ngân hàng Nhà nước chiết khấu.

Cầm cố giấy tờ có giá là gì?

Như đã đề cập bên trên, giấy tờ có giá trị cũng được coi là 1 loại tài sản. Vì vậy đương nhiên có thể cầm cố.

Cầm cố là việc cầm cố bản gốc cho ngân hàng nhà nước hoặc tổ chức tín dụng chuyển khoản giấy tờ có giá vào tài khoản của Ngân hàng Nhà nước mở tại Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam với mục đích đảm bảo thực hiện việc trả nợ cho một hoặc nhiều khoản vay cầm cố của tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước.

Những giấy tờ này có thể sử dụng để cầm cố đó là: tín phiếu, trái phiếu, hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ…

Các loại giấy tờ có giá

Hiện tại vẫn có rất nhiều người vẫn nhầm lẫn hoặc đánh đồng giấy tờ có giá với các loại giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản. Do đó bạn cần tìm hiểu để tránh có sự nhầm lẫn. Các loại giấy tờ có giá theo quy định của pháp luật hiện hành bao gồm:

  • Hối phiếu nhận nợ, hối phiếu đòi nợ, séc và các công cụ chuyển nhượng khác được quy định tại Luật các công cụ chuyển nhượng năm 2005
  • Trái phiếu công ty, kỳ phiếu, trái phiếu Chính phủ,, cổ phiếu được quy định tại Pháp lệnh ngoại hối năm 2005
  • Nhóm tiếp theo bao gồm trái phiếu, hối phiếu, tín phiếu công trái và những công cụ khác làm phát sinh nghĩa vụ trả nợ được quy định tại Luật quản lý nợ công năm 2009
  • Giấy tờ có giá còn là các loại chứng khoán bao gồm: cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ; hợp đồng góp vốn đầu tư; quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán và các loại chứng khoán khác do Bộ Tài chính quy định
  • Trái phiếu doanh nghiệp cũng là 1 loại giấy tờ có giá
 Những loại giấy tờ nào là giấy tờ có giá?

 Vé số có phải là giấy tờ có giá không?

Câu trả lời là Không vì vé số không thuộc các loại giấy tờ được nêu bên trên.

Góc hỏi: vé số, sổ tiết kiệm có phải là giấy tờ có giá?

Sổ tiết kiệm có phải là giấy tờ có giá không?

Đáp án cũng là Không. Sổ tiết kiệm là giấy chứng nhận quyền sở hữu tiền của khách hàng ở ngân hàng mà thôi.

Hình thức phát hành giấy tờ có giá

Có 2 hình thức phát hành:

  • Hình thức phát hành giấy tờ có giá ghi danh: tức là phát hành theo hình thức ghi sổ hoặc chứng chỉ có ghi tên người sở hữu
  • Hình thức phát hành giấy tờ có giá vô dành tức là phát hành chứng chỉ không ghi tên người sở hữu

Nội dung của giấy tờ có giá gồm những gì?

Các loại giấy tờ có giá do chính nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam hoặc tổ chức tín dụng phát hành phải ghi đầy đủ những nội dung theo quy định bao gồm:

Những nội dung chung

  • Tên tổ chức phát hành cụ thể
  • Tên gọi cụ thể của giấy tờ có giá ví dụ như: kỳ phiếu, tín phiếu, chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, trái phiếu
  • Trên giấy tờ này phải ghi đầy đủ mệnh giá, thời hạn, ngày phát hành, ngày đến hạn thanh toán cũng như lãi suất, phương thức trả lãi, thời điểm và địa điểm trả lãi hay trả cả gốc lẫn lãi
  • Trên giấy tờ ghi rõ là hình thức ghi danh hay vô danh. Nếu giấy tờ có giá ghi danh thì phải ghi rõ tên tổ chức, số giấy phép thành lập hoặc giấy phép đăng ký kinh doanh, địa chỉ của tổ chức mua giấy tờ có giá hoặc tên, số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, địa chỉ của cá nhân người mua giấy tờ này.
  • Nội dung của giấy tờ có giá phải có ký hiệu, số sê-ri phát hành
  • Chữ ký của người đại diện pháp luật của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam

Những yêu cầu riêng 

  • Nếu giấy tờ có giá là trái phiếu chuyển đổi thì phải ghi rõ tỷ lệ chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu và thời hạn chuyển đổi.
  • Nếu giấy tờ có giá là trái phiếu kèm chứng quyền thì phải ghi rõ điều kiện được mua cổ phiếu phổ thông của người sở hữu chứng quyền cũng như số lượng cổ phiếu được mua của từng đơn vị chứng quyền, các quyền lợi và trách nhiệm khác của người nắm giữ chứng quyền.

Giấy tờ có giá hợp lệ phải có những nội dung gì

Mệnh giá của giấy tờ có giá

Theo quy định, mệnh giá của giấy tờ có giá tối thiểu là 100.000vnđ. Nếu các mệnh giá lớn hơn phải là bội số của 100.000vnđ.

Mệnh giá sẽ được in sẵn trên các loại giấy tờ có giá hoặc ghi theo thỏa thuận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành với người mua (trừ trái phiếu)

Riềng với trái phiếu được phát hành theo hình thức chứng chỉ, mệnh giá sẽ được in sẵn trên trái phiếu

Phát hành theo hình thức ghi sổ, mệnh giá sẽ được thỏa thuận giữa tổ chức phát hành và người mua.

Lãi suất của các giấy tờ có giá

Giấy tờ có giá là gì đã được giải đáp vậy lãi suất là bao nhiêu? Lãi suất của giấy tờ có giá không có 1 con số chung nào cả mà do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành quyết định. Miễn là mức lãi suất này phù hợp với quy định hiện hành về lãi suất của Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm phát hành giấy tờ này.

Riêng với trái phiếu, lãi suất còn phải tuân thủ theo các quy định tại Nghị định 163/2018/NĐ-CP, Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn Luật Chứng khoán

Lưu ý

Các bạn lưu ý, ngoài việc phải thuộc các loại giấy tờ có giá theo quy định của pháp luật thì giấy tờ có giá trị còn phải đáp ứng những yêu cầu sau:

  • Phải thuộc quyền sở hữu hợp pháp của thành viên, nếu giấy tờ này bị lấy cắp thì người lấy cũng không sử dụng được
  • Các loại giấy tờ đó phải chưa chốt quyền nhận gốc và lãi khi đáo hạn

Những lưu ý cần biết về giấy tờ có giá

Những giấy tờ này là chứng chỉ lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước nếu bị rách nát, hư hỏng, bị thay đổi màu sắc, chữ bị nhòe, hình ảnh hoa văn mờ nhạt, bị bẩn hay tẩy xóa sẽ không có giá trị

Bên cạnh đó, các bạn cũng lưu ý rằng những giấy tờ có giá bằng ngoại tệ (không phải VNĐ) hoặc là loại giấy tờ đặc biệt do Ngân hàng Nhà nước trực tiếp quản lý mệnh giá sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật đối với từng loại.

Cho vay chính sách là gì

Kết luận

Qua nội dung bài viết này chắc chắn bạn đã biết giấy tờ có giá là gì? Cho vay cầm cố như thế nào? Những loại giấy tờ nào quan trọng, cần thiết trong cuộc sống? Hy vọng thông tin trên bổ ích với tất cả mọi người.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *