Lãi suất quá hạn là gì? Cách tính lãi suất trả chậm

Không phải ai cũng đủ khả năng hoàn trả lại khoản vay đúng thời gian quy định. Trong trường hợp khi đến hạn mà người vay vẫn chưa trả tiền hoặc trả không đầy đủ thì sẽ phải chịu một khoản lãi dựa vào số tiền và thời gian chậm trả với mức lãi suất quy định tại Khoản 2 Điều 468 Bộ luật dân sự – gọi là lãi suất quá hạn.

Lãi suất quá hạn là gì?

Hiện tại chưa có quy định cụ thể nào về khái niệm “lãi quá hạn”. Nhưng khi căn cứ vào nội dung quy định tại Điểm b Khoản 5 Điều 446 của Bộ luật dân sự 2015, ta có thể hiểu lãi quá hạn là khoản tiền lãi phát sinh mà người vay phải trả cho ngân hàng dựa trên khoản nợ bị quá hạn, vẫn chưa được hoàn trả cho bên cho vay tương ứng với thời gian quá hạn của bên vay.

Lãi suất quá hạn áp dụng cho những ai thanh toán trễ hoặc trả nợ chưa đủ

Dựa vào đó, lãi suất trễ hạn được hiểu là tỷ lệ phần trăm nhất định phát sinh từ giao dịch cho vay trong trường hợp bên vay vẫn chưa trả hoặc trả thiếu cho bên ngân hàng. Cụ thể, lãi suất này sẽ được tính dựa vào tỷ lệ phần trăm quy định nhân với số tiền trễ hạn.

Các quy định về lãi suất quá hạn

Pháp luật cũng có rất nhiều quy định khác nhau xoay quanh lãi suất trả chậm, tùy vào mỗi lĩnh vực. Ví dụ vào năm 2004, Luật Điện lực đã quy định những hộ gia đình trả tiền điện trễ thời gian quy định phải trả thêm một khoản lãi chậm theo thỏa thuận trước trong hợp đồng, nhưng sẽ không lớn hơn mức cho vay cao nhất của ngân hàng. (theo Khoản 2 – 4, điều 23 Luật Điện lực 2004, có sửa đổi và bổ sung vào năm 2012).

Năm 2005, trong Luật Thương mại có quy định, nếu bên nào vi phạm hợp đồng, thanh toán trễ thì phải trả khoản tiền lãi trừ khi hai bên có thỏa thuận khác hoặc quy định khác từ Pháp luật theo mức lãi suất khi quá hạn trung bình ở thị trường tính tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian trễ. (Điều 306 theo Luật Thương mại năm 2005).

Vào năm 2006, Luật Quản lý Thuế đã quy định rõ ràng: “người nộp thuế phải chịu khoản tiền quá hạn khoảng 0,05 %/ngày, tương đương với 18,25 %/năm. Nhưng kể từ sau tháng 7/2020 thì mức lãi suất giảm xuống còn 0,03 %/ngày, gần 11 %/năm (theo Khoản 4, Điều 92, Luật Quản lý thuế năm 2019).

Có nhiều quy định về lãi quá hạn áp dụng cho từng lĩnh vực

Năm 2012, trong nội dung Luật Xử lý vi phạm hành chính có quy định: “nếu quá hạn nộp tiền thì cứ tính theo số ngày chậm nộp, phải nộp thêm 0,05% tổng số tiền phạt chưa nộp. (theo Khoản 1 Điều 78, trong Luật Xử lý vi phạm hành chính ban hành năm 2012).

Lãi suất quá hạn được tính như thế nào?

Theo quy định, mức lãi quá hạn được tính theo công thức dưới đây:

Lãi quá hạn = Nợ gốc chưa trả * Lãi suất khi quá hạn * Thời gian quá hạn

Trong đó:

  • Nợ gốc chưa trả sẽ bằng khoản nợ gốc trừ đi cho khoản nợ gốc đã được thanh toán
  • Lãi suất quá hạn = Lãi suất thỏa thuận theo hợp đồng * 150%

Lưu ý, mức lãi suất thỏa thuận theo hợp đồng chỉ tối đa là 20%/năm. Nếu như các bên không có thỏa thuận và quy định rõ lãi suất và xảy ra tranh chấp thi lãi suất sẽ được tự mặc định về 10%/năm.

Mức lãi suất quá hạn của ngân hàng nhà nước

Theo quy định của NHNN, nếu đến thời gian tất toán hợp đồng, người vay không trả tiền đúng như đã thỏa thuận (bao gồm nợ gốc và tiền lãi hàng tháng) mà không yêu cầu gia hạn thời gian vay thì ngân hàng sẽ thực hiện tính toán tổng cộng khoản tiền gồm có: lãi trên nợ gốc theo mức lãi suất đã thỏa thuận và lãi suất trên khoản nợ quá hạn.

Người vay phải thanh toán thêm khoản lãi phạt theo quy định của ngân hàng Nhà Nước

Đối với khoản lãi trên nợ gốc, nếu tất toán khoản vay chậm, bạn sẽ phải nộp thêm mức lãi bằng 10% tổng số tiền chậm trả nếu trước đó không có các điều kiện phát sinh hoặc thỏa thuận liên quan nào. Còn khoản lãi suất tính trên nợ quá hạn thì được quy định tính bằng 150% so với lãi suất vay ghi trong hợp đồng đã có sự xác nhận của hai bên trước đó theo đúng hình phạt quy định của ngân hàng nhà nước đưa ra.

Lãi suất quá hạn và lãi suất chậm trả

Theo quy định hiện hành thì chưa có khái niệm chính xác về hai mức lãi suất này. Nhưng căn cứ theo Điều 357 và 466 Bộ Luật dân sự 2015, ta có thể hiểu lãi suất khi quá hạn như đã nói ở trên.

 Lãi suất chậm trả và lãi suất khi quá hạn có sự tương đồng với nhau

Lãi chậm trả hay còn được gọi là tiền lãi chậm trả, là khoản tiền phát sinh thêm mà bên người vay phải trả cho ngân hàng khi đến hạn mà bên vay vẫn chưa tất toán hết số tiền nợ gốc hoặc không thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Và số tiền lãi này sẽ tính toán theo thời gian và số tiền chậm trả.

Lãi suất quá hạn tại một số ngân hàng ra sao?

Nhìn chung, hầu hết các ngân hàng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam đều áp dụng tính lãi suất khi quá hạn cho các trường hợp tất toán khoản vay trễ hoặc không trả nợ đầy đủ cho bên cho vay. Tuy nhiên, tùy vào mỗi ngân hàng sẽ có những mức lãi suất khác nhau. Sau đây là thông tin về lãi suất trễ hạn của một vài ngân hàng tiêu biểu.

Lãi suất quá hạn của ngân hàng Vietcombank

Trong lúc vay vốn tại ngân hàng Vietcombank, hẳn nhiều người sẽ gặp phải trường hợp không đủ tiền để thanh toán khoản nợ khi hết hạn, hoặc thanh toán trễ,… Những tình huống này đều sẽ phải chịu một mức lãi suất gọi là lãi quá hạn. Mỗi lần vay vốn tại Vietcombank sẽ có đầy đủ hợp đồng với các thông tin về số tiền, thời gian vay, lãi bao nhiêu và thời gian đóng lãi.

Nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định vay một khoản tiền nào đó từ ngân hàng

Mỗi gói vay mà khách hàng chọn sẽ sở hữu thời gian đóng lãi khác nhau. Nếu đã quyết định vay tiền mà không có khả năng thanh toán đúng hạn sẽ phải đóng tiền lãi theo quy định có ghi trong hợp đồng trước đó. Thường thì mức lãi khi quá hạn sẽ cao hơn so với lãi suất được thống nhất ban đầu.

Lãi suất quá hạn của ngân hàng BIDV

Tương tự với Vietcombank, ngân hàng BIDV cũng có áp dụng một mức lãi suất cố định cho những ai trễ hạn thanh toán hoặc trả nợ chưa đầy đủ. Tuy thủ tục giữa hai ngân hàng sẽ có đôi chút khác nhau nhưng nhìn chung thì cách tính toán sẽ y hệt như công thức trên. Do đó, bạn nên cân nhắc kỹ khả năng tài chính của mình trước khi quyết định vay ngân hàng để tránh phải gánh thêm một khoản tiền lãi quá lớn mà mình không đáp ứng được.

BIDV cũng áp dụng mức lãi suất tương tự đối với những ai trễ hạn thanh toán khoản vay

Lãi suất quá hạn ngân hàng Agribank

Riêng ngân hàng Agribank sẽ không áp dụng tính lãi quá hạn nếu người vay dùng trong mục đích về nông vụ chưa tất toán khi đến thời hạn quy định. Đương nhiên là ngoài trường hợp trên ra thì các khoản vay khác vẫn sẽ phải chịu lãi phạt khi đến thời hạn thanh toán.

Nhưng mức phạt ở đây sẽ không bao giờ vượt quá 150% lãi suất của nghiệp vụ cho vay trong hạn. Dự là mức lãi suất của ngân hàng Agribank sẽ còn biến động theo thời gian. Ngân hàng này cũng có hạn mức cho vay có thế chấp từ 80 đến 85% so với giá trị của tài sản đem đi thế chấp.

Lãi suất quá hạn thẻ tín dụng Techcombank

Vài năm trước, lãi suất trễ hạn thẻ tín dụng của Techcombank khá là cao. Thế nhưng những năm gần đây thì ngân hàng này đã tiến hành điều chỉnh lại mức lãi suất xuống thấp hơn một chút để hỗ trợ khách hàng tiếp cận với thẻ tín dụng nhiều hơn. Cụ thể, đối với những thẻ tín dụng loại DREAMCARD có mức lãi suất là 6%/năm * Khoản tiền thanh toán chậm (tối thiểu là 50.000 nghìn đồng).

Techcombank có sự khác nhau về mức lãi suất khi trễ hạn giữa các loại thẻ khác nhau

Còn đối với các loại thẻ như: Techcombank visa chuẩn, visa vàng, Techcombank Visa Platinum, Vietnam Airlines Techcombank Visa vàng, MercedesCard Platinum, Vietnamairlines Techcombank Visa Platinum, Vip Vingroup Platinum, Vietnam Airlines Techcombank Visa chuẩn thì lãi suất bằng 6%/năm * số tiền thanh toán trễ (tối thiểu là 150.000 nghìn đồng).

Lãi suất quá hạn ở công ty Fe Credit

Theo quy định của Fe Credit, mỗi tháng trả chậm thì khách hàng sẽ phải trả khoản lãi như đã thỏa thuận, thêm đó là phí trễ hạn 10%/năm áp dụng cho nợ lãi quá hạn cộng với một khoản bằng 150% tính trên lãi suất hàng tháng.

Lãi suất chiết khấu là gì

Kết luận

Trên đây là toàn bộ thông tin về mức lãi suất quá hạn cũng như cách tính khoản lãi này. Qua đó, bạn có thể tự mình tính ra được mức lãi quá hạn mà mình phải chịu và xem xét cách vay mượn phù hợp.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *