Một trong những ý nghĩa của điểm hòa vốn trong kinh doanh là giúp cho doanh nghiệp đưa ra cái nhìn toàn diện nhất về mô hình sản xuất kinh doanh của mình. Bạn đã biết điểm hòa vốn là gì chưa?
Cùng Vay333 khám phá về điểm hòa vốn, ý nghĩa của điểm hòa vốn trong kinh doanh và cách tính điểm hòa vốn chính xác nhé.
Menu
Điểm hòa vốn là gì?
Điểm hòa vốn, dịch từ tiếng Anh là Breakeven Point, viết tắt là BEP, là điểm mà tại đây doanh thu và chi phí của doanh nghiệp bằng nhau, tức là doanh nghiệp chưa đạt lợi nhuận và cũng không bị lỗ.
Điểm hòa vốn là một chỉ số quan trọng để doanh nghiệp có thể cần nhắc các chiến lược của mình có phù hợp hay đạt chỉ tiêu đã đặt ra hay không? Một doanh nghiệp cần đánh giá điểm hòa vốn qua 3 tiêu chí gồm: doanh thu tiêu thụ, sản lượng sản phẩm đã bán ra và cả thời gian hòa vốn để nắm được tình hình hoạt động kinh doanh của mình. Vậy ý nghĩa của điểm hòa vốn trong kinh doanh là gì? Chúng ta cùng theo dõi sang mục tiếp theo.
Ý nghĩa của điểm hòa vốn trong kinh doanh
Khi xác định được điểm hòa vốn, doanh nghiệp sẽ biết được cần tiêu thị được bao nhiêu sản lượng và thu về được bao nhiêu doanh thu thì có thể đạt được điểm hòa vốn. Và cũng tại đây, xác định được phạm vi lời/lỗ theo sản lượng, doanh thu cũng như cơ cấu chi phí. Theo đó, những ý nghĩa của việc xác định được điểm hoà vốn trong kinh doanh được liệt kê như sau:
- Đưa ra mức giá sản phẩm phù hợp, có sức cạnh tranh trên thị trường, giúp mở rộng thị trường khách hàng nhờ vào giá tốt
- Do điểm hòa vốn xác định được lời/lỗ giúp doanh nghiệp xác định được việc hoạt động kinh doanh có hiệu quả ra sao và cần bao lâu để thu hồi số vốn đầu tư
- Xác định ngân sách hoạt động của sản phẩm, mức độ đầu tư phù hợp và đạt hiệu quả
- Xác định được số lượng sản phẩm, doanh thu trong bao lâu thì có thể bù đắp số chi phí đầu tư đã bỏ ra
- Được dùng như một phương pháp kiểm tra biên độ an toàn
- Từ điểm hòa vốn có thể đưa ra các chiến lược kinh doanh cụ thể nhất tạo ra lợi nhuận
- Xác định mối quan hệ tương hộ giữa: sản lượng tiêu thụ – chi phí sản xuất – Doanh thu sản phẩm tác động trực tiếp tới kết quả kinh doanh như thế nào để đưa ra các giải pháp tối ưu.
Có mấy loại điểm hòa vốn?
Hiện nay có 02 loại điểm hòa vốn, đó là: điểm hòa vốn kinh tế và điểm hòa vốn tài chính.
- Điểm hòa vốn kinh tế: Điểm hòa vốn trong kinh tế được tính bằng cách là tại đây tổng lợi nhuận thu được bằng với tổng chi phí bỏ ra ban đầu (chi phí nguyên vật liệu, chi phí cố định, chi phí biến đổi,…). Đối với điểm hòa vốn kinh tế, lãi vay của doanh nghiệp và lợi nhuận trước thuế bằng 0.
- Điểm hòa vốn tài chính: Điểm hòa vốn tài chính hay được dùng trong thị trường đầu tư chứng khoán, nó sẽ không có các chi phí sản xuất như điểm hòa vốn kinh tế, do vậy, nó được xác định điểm BEP là điểm mà tại đây tổng chi phí đầu tư ban đầu cộng cả lãi vay vốn phải trả bằng tổng lợi nhuận thu lại. Đối với điểm hòa vốn tài chính, lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp bằng 0.
Cách tính điểm hòa vốn chính xác
Điểm hòa vốn trong thị trường tài chính rất dễ xác định. Công thức tính:
Điểm hòa vốn = (Tổng chi phí mua chứng khoán đầu tư ban đầu + Lãi vay phải trả) : Số cổ phiếu.
Tức là, nếu bạn bỏ ra 100 triệu đồng mua được 1000 cổ phiếu A và lãi bạn phải trả là 2 triệu đồng, thì nếu muốn đạt được điểm hòa vốn, bạn cần bán cổ phiếu ở giá (100 triệu + 2 triệu)/1000 = 102 nghìn đồng/1 cổ phiếu. Và muốn thu được lợi nhuận bạn cần bán giá cao hơn 102 nghìn đồng.
Còn điểm hòa vốn kinh doanh có tới 3 cách xác định: Phương pháp đồ thị, phương pháp phương trình, phương pháp số dư đảm phí. Bên cạnh đó việc xác định điểm hòa vốn còn tùy theo số lượng sản phẩm kinh doanh là một sản phẩm hay nhiều sản phẩm. Cần phải sử dụng công thức khác nhau để xác định điểm hòa vốn để mang lại tính toàn diện, đa chiều và phân tích điểm hòa vốn có kết quả chính xác hơn cho doanh nghiệp. Cụ thể, tại đây Vay333 sẽ chia ra 2 trường hợp:
Trường hợp 1: Doanh nghiệp kinh doanh một sản phẩm
Điểm hòa vốn = Tổng chi phí cố định/(Doanh thu sản phẩm – Chi phí biến đổi bình quân)
Ví dụ: Mức giá bán một sản phẩm là 200 nghìn đồng, chi phí cố định là 10 triệu đồng, chi phí biến đổi là 40 nghìn đồng/1 sản phẩm. Điểm hòa vốn được xác định dựa trên công thức trên:
BEP = 10 triệu đồng/(200 nghìn đồng – 40 nghìn đồng) = 62,5 sản phẩm.
Tức là tại sản phẩm thứ 63 trở đi thì doanh nghiệp bắt đầu có lợi nhuận.
Trường hợp 2: Doanh nghiệp kinh doanh nhiều sản phẩm
Đối với các doanh nghiệp lớn việc sản xuất nhiều sản phẩm đã không còn xa lạ, việc sản xuất kinh doanh nhiều sản phẩm giúp tận dụng nguồn lực, giảm bớt chi phí ngày càng được ưa chuộng, và với các doanh nghiệp này, để xác định điểm hòa vốn thì ta cần phải tính điểm hòa vốn cho từng sản phẩm. Cách tính được thực hiện theo các bước:
Bước 1: Cần xác định tỷ lệ kết cấu của sản phẩm theo công thức như sau:
Tỷ lệ sản phẩm = (Doanh thu của sản phẩm : Tổng doanh thu của cả doanh nghiệp) * 100%
Bước 2: Xác định tỷ lệ số dư đảm phí bình quân của từng loại sản phẩm. Phương pháp số dư đảm phí dựa trên quan điểm cứ một sản phẩm tiêu thụ cung cấp một số dư đảm phí (p-v).
Phần trăm số dư bình quân đảm phí = Tỷ lệ số dư đảm phí của từng mặt hàng * Tỷ lệ mặt hàng tương ứng.
Bước 3: Xác định doanh thu hòa vốn theo công thức:
Doanh thu hòa vốn = Tổng định phí : Tỷ lệ số dư đảm phí bình quân.
Bước 4: Xác định doanh thu hòa vốn và sản lượng hòa vốn của từng sản phẩm cần tính (n) theo công thức:
Doanh thu hòa vốn của sản phẩm cần tính (n) = Doanh thu hòa vốn * Tỷ lệ kết cấu của sản phẩm cần tính (n).
Sản lượng hòa vốn của sản phẩm cần tính (n) = Doanh thu hòa vốn sản phẩm cần tính (n) : giá sản phẩm cần tính (n).
Doanh thu an toàn và thời gian hòa vốn
Doanh thu an toàn
Doanh thu an toàn là doanh thu trong khả năng chấp nhận trước khi doanh nghiệp bị lỗ. Công thức tính:
Doanh thu an toàn = Doanh thu thực hiện – Doanh thu hoà vốn
Thời gian hòa vốn
Thời gian hoà vốn là số thời gian cần thiết, có thể là trong một kỳ kinh doanh để đạt được doanh thu hoà vốn. Công thức tính thời gian hòa vốn:
Thời gian hoàn vốn = Vốn đầu tư ban đầu : Thu nhập ròng 1 năm
Muốn đưa ra được chiến lược kinh doanh hiệu quả bạn cần biết doanh thu hòa vốn và thời gian hòa vốn, bạn không thể đạt doanh thu hòa vốn trong một thời gian không xác định, bởi các chiến lược sẽ bị thay đổi do sản phẩm cần phải phát triển hoàn thiện theo thời gian, cũng như việc sử dụng chiến lược trong mỗi giai đoạn là khác nhau, tình hình kinh tế, chính sách của mỗi giai đoạn cũng là khác nhau.
Ưu điểm và hạn chế của việc phân tích điểm hòa vốn
Phân tích điểm hòa vốn có những ưu điểm cũng như những hạn chế còn tồn đọng. Cùng xem những ưu nhược điểm này là gì nhé.
Ưu điểm
- Hiểu rõ hơn về mức độ rủi ro của sản phẩm
- Đánh giá hiệu quả kinh doanh và đưa ra các kế hoạch phát triển đầu tư tốt hơn.
- Quản lý tài chính hiệu quả hơn khi xác định nguồn vốn cần thiết phải bỏ ra để đầu tư.
- Đối với nhà đầu tư thì điểm hòa vốn giúp họ có thêm khía cạnh để quyết định đầu tư hoặc không đầu tư vào sản phẩm, đối với người quản lý doanh nghiệp có thể lựa chọn phương án sản suất đầu tư phù hợp với doanh nghiệp của mình.
Hạn chế
- Cần phụ thuộc vào dữ liệu chính xác, nếu không, các phân tích sẽ không đạt hiệu quả.
- Mô hình phân tích phải đúng với mô hình màbạn lựa chọn và áp dụng thì phân tích điểm hòa vốn mới chính xác.
- Như đã nói ở trên, điểm hòa vốn cần trong một thời gian nhất định, còn xác định đúng thời gian hòa vốn thì các sách lược được áp dụng vào thời kỳ đó mới có hiệu quả.
- Phân tích điểm hòa vốn chỉ cho biết tình hình kinh doanh của doanh nghiệp do đó không nên phụ thuộc hoàn toàn vào điểm hòa vốn, mà chỉ coi đây là một khía cạnh cần tham khảo để đưa ra các chiến lược đầu tư kinh doanh.
- Điểm hòa vốn có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài, chính sách quản lý doanh nghiệp hay đầu tư của nhà nước thay đổi, tình hình kinh tế chung, khủng hoảng tài chính toàn cầu, dịch bệnh…
Cách vẽ đồ thị điểm hòa vốn
Tại phần trên, Vay333 đã giới thiệu 1 trong 3 cách xác định điểm điểm hòa vốn chính xác có phương pháp đồ thị. Qua phương pháp này, bạn sẽ làm báo cáo định kỳ được rõ ràng và dễ hiểu hơn, các bước vẽ như sau:
Bước 1: Vẽ trục tọa độ. Trong đó trục Ox đại diện cho sản lượng hoạt động, trục Oy đại diện cho doanh thu.
Bước 2: Vẽ đồ thị tổng chi phí = Chi phí biến đổi * sản lượng và vẽ đồ thị Tổng doanh thu = Sản lượng * Giá bán. Giao điểm của doanh thu và chi phí sẽ là điểm hòa vốn BEP.
Những lưu ý khi tính điểm hòa vốn trong kinh doanh
Khi tính điểm hòa vốn trong kinh doanh, chúng ta cần lưu ý một số điểm:
- Cần xác định chi phí cố định, chi phí biến đổi rõ ràng, cụ thể để có thể tính điểm hòa vốn chính xác.
- Khi cần phân tích số liệu điểm hòa vốn qua nhiều giai đoạn bạn nên sử dụng đồ thị để dễ quan sát, dễ hiểu và xác định xu hướng.
- Đa số các doanh nghiệp ngày nay đều kinh doanh đa sản phẩm do vậy việc xác định điểm hòa vốn sẽ phức tạp hơn, bạn nên quy đổi về một sản phẩm chuẩn duy nhất để phân tích.
- Bạn cần quan tâm đến giá trị biến đổi của tiền tệ tại nhiều thời điểm khác nhau giúp kết quả chỉ số điểm hòa vốn sai số lớn, ví dụ như hiện nay tình hình kinh tế thế giới đang xảy ra lạm phất thì giá trị tiền tệ sẽ bị ảnh hưởng.
Thông qua bài viết này, Vay333 mong rằng bạn có thể hiểu rõ được cách tính điểm hòa vốn chính xác, bởi việc phân tích chính xác điểm hòa vốn mới giúp bạn có thể đưa ra những chiển lược hiệu quả.
Xem thêm: >> Thấu Chi Là Gì? Lợi Ích Của Thấu Chi Như Thế Nào?