Trong bất cứ lĩnh vực nào cũng vậy, để nắm bắt được thông tin một cách nhanh chóng, chính xác, có cái nhìn thấu đáo thì điều trước tiên bạn cần làm đó là nắm chắc các khái niệm, thuật ngữ có liên quan. Có thể nói lãi suất chiết khấu chính là một thuật ngữ không thể thiếu được trong lĩnh vực kinh doanh mà chúng ta bắt gặp khá nhiều. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể hơn xem thuật ngữ này có nghĩa là gì nhé.
Menu
- 1 Chiết khấu là gì?
- 2 Lãi suất chiết khấu là gì?
- 3 Ý nghĩa của lãi suất chiết khấu
- 4 Cách tính lãi suất chiết khấu
- 5 Yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất chiết khấu
- 6 Tác động
- 7 Lợi ích của nghiệp vụ chiết khấu trong ngân hàng
- 8 Hạn chế
- 9 So sánh lãi suất chiết khấu và lãi suất tái chiết khấu
- 10 Kết luận
Chiết khấu là gì?
Chiết khấu (Discount) là việc giá niêm yết của một sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cập được giảm xuống theo một tỷ lệ phần trăm nhất định nào đó. Hiểu một cách đơn giản, thì chiết khấu chính là khoản phụ cấp dành cho người mua hoặc nhượng bộ về giá đối với sản phẩm.
Chiết khấu sẽ được đưa ra với mục đích là thu hút người mua đặt hàng sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ nhiều hơn. Xét trên khía cạnh kinh doanh thì chiết khấu chính là một khoản khấu trừ trong giá cả. Chiết khấu sẽ được người bán khấu trừ từ tổng hoặc tổng giá. Người mua chỉ có nhiệm vụ duy nhất là trả số tiền ròng mà thôi.
Lãi suất chiết khấu là gì?
Là thuật ngữ được sử dụng trong lĩnh vực ngân hàng. Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì lãi chiết khấu là tỷ lệ phần trăm (%) số lãi hàng năm mà các ngân hàng thương mại bắt buộc phải trả cho ngân hàng Trung ương.
Thông qua chỉ số này, chúng ta có thể xác định được tỷ giá của trái phiếu hoán đổi cũng như bị hóa đổi. Chúng cũng sẽ ảnh hưởng ngược lại đến tỷ lệ hoán đổi giữa trái phiếu được hoán đổi và bị hoán đổi.
Ngoài ra, chúng ta cũng có thể hiểu lãi chiết khấu là một công cụ vô cùng cần thiết trong chính sách của thị trường tiền tệ. Thông qua chúng sẽ giúp cho hoạt động của ngân hàng Trung Ương và ngân hàng Thương Mại trở nên trơn tru hơn. Đặc biệt là xét trong trường hợp các ngân hàng thương mại không có đủ lượng vốn lưu động để trả khi khách hàng muốn rút số tiền lớn.
Ý nghĩa của lãi suất chiết khấu
Trước hết, discount rate chính là cơ sở giúp đảm bảo cho sự ổn định giữa tiền mặt và tiền gửi luôn được an toàn một cách tối thiểu. Các ngân hàng thương mại sẽ dựa vào tỷ lệ này để tính toán xem tỷ lệ giữa tiền mặt và những khoản tiền gửi từ đó, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
Thứ hai, lãi suất chiết khấu chính là cơ sở giúp cho các ngân hàng thương mại có thể đưa ra quyết định xem tiếp tục cho vay tiền hay dự trữ, kể cả các tổ chức cho vay tiền online. Trong trường hợp lãi chiết khấu bằng hoặc thấp hơn so với thị trường thì dĩ nhiên là các ngân hàng thương mại bắt buộc phải cho vay đến khi nào tỷ lệ dự trữ tiền mặt giảm xuống mức tối thiểu thì mới dừng lại. Ngược lại, lãi cao hơn lãi suất thị trường thì các ngân hàng thương mại sẽ dự trữ tiền mặt.
Thứ 3 là phương pháp tối ưu để giúp kiềm chế lạm phát một cách tối đa. Chỉ cần nhìn vào con số thực tế đó là có những thời điểm lãi chiết khấu tăng khiến cho lãi suất huy động tại nhiều ngân hàng tăng lên tới 24 – 25%/năm. Giúp kiềm chế được lạm phát cũng như tránh tình trạng đầu cơ, tích trữ tiền mặt
Như vậy, có thể thấy rằng lãi chiết khấu là một phần tất yếu không thể bỏ qua khi chúng ta tiến hành đầu tư, kinh doanh cũng như vay vốn ngân hàng, gửi tiết kiệm ngân hàng online,.. Vậy nên, đừng bao giờ bỏ qua khái niệm này nhé.
Cách tính lãi suất chiết khấu
Chúng ta sẽ tính bằng 2 cách. Cụ thể như sau:
Chi phí huy động vốn
Tính lãi chiết khấu thông qua chi phí huy động vốn tức là tỷ lệ lợi tức mà người bỏ vốn đang mong muốn sẽ thu lại được từ dự án. Hay chúng ta còn gọi đây là chi phí sử dụng vốn hoặc chi phí cơ hội của vốn.
Trung bình trọng số chi phí vốn
Cách tính thứ 2 là đó dựa vào trung bình trọng của số chi phí vốn doanh nghiệp (WACC)
Như chúng ta đã biết thì doanh nghiệp có 2 nguồn chính để gọi vốn đó là:
- Vay thương mại: Chi phí của khoản nợ (cost of debt) là lãi suất của khoản vay (1-tax)*lãi suất.
- Vốn góp cổ đông: Chi phí vốn cổ phần (cost of equity) là thu nhập mà cổ đông mong muốn.
Công thức tính WACC như sau:
WACC = re * E/(E+D) + rD(1-TC)* D/(E+D)
Trong đó:
- re: Là tỷ suất thu nhập mà cổ đông mong muốn
- rD: Lãi suất mà chủ nợ mong muốn
- E: giá thị trường cổ phần của công ty
- D: giá thị trường nợ của công ty
- TC: thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
Để tính toán ra tỷ suất thu nhập mà cổ đông mong muốn, chúng ta áp dụng theo công thức:
re = [Div0(1+g)/P0] + g
Trong đó:
- P0: là giá của cổ phiếu doanh nghiệp tính ở thời điểm gốc
- Div0: là cổ tức của cổ phiếu doanh nghiệp tính tại thời điểm gốc
- g: tỷ lệ tăng trưởng của cổ tức theo dự kiến.
Yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất chiết khấu
Có 4 yếu tố chính tác động cần phải nắm được khi tìm hiểu về thuật ngữ này đó là:
Mức cung cầu về tiền tệ trên thị trường
Đây được coi là một yếu tố cơ bản sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành lãi suất tái chiết khấu của thị trường hay còn gọi là mức cung cầu về tiền tệ.
Lạm phát
Lạm phát cũng là một yếu tố gây ảnh hưởng không hề nhỏ đến sự biến động của tài chính cũng như lãi tái chiết khấu.
Chính sách tiền tệ của Chính phủ
Lãi chiết khấu do ngân hàng nhà nước quy định nên chúng cũng phụ thuộc nhiều vào chính sách tiền tệ được Chính phủ đưa ra. Lãi suất tăng quá cao hoặc giảm xuống quá thấp sẽ ảnh hưởng không hề nhỏ chút nào đến kinh tế. Những chính sách của nhà nước phần nào đó giúp bình ổn nền kinh tế.
Lãi sẽ có chiều hướng tăng thì nhu cầu tiêu dùng và đầu tư sẽ có xu hướng giảm. Lúc này, ngân hàng nhà nước sẽ phải có động thải là giảm lãi suất tái chiết khấu đối với các ngân hàng thương mại. Ngược lại, lãi giảm thì lãi chiết khấu ngân hàng nhà nước đưa ra giảm. Các ngân hàng thương mại bắt buộc phải tăng lãi suất tín dụng.
Rủi ro kỳ hạn tín dụng
Lãi này cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ của sự ổn định về tình hình kinh tế – chính trị, các thể chế tài chính trung gian, tình hình cân đối ngân sách, tình hình tài chính quốc tế, tỷ giá hối đoái cũng như các chính sách tài khoá của nhà nước,…
Tác động
Tác động đối với ngân hàng thương mại
Lãi chiết khấu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ dự trữ tiền mặt của tất cả các ngân hàng. Thông qua lãi chiết khấu, ngân hàng có thể so sánh với lãi suất thị trường để từ đó đưa ra quyết định sẽ giảm hay tăng tỷ lệ dự trữ như những gì mà chúng tôi đã đề cập ở phía trên.
Tác động đối với ngân hàng Trung ương
Ngân hàng Trung ương là đơn vị quy định lãi suất chiết khấu giúp điều tiết cung tiền. Khi lượng cung tiền tăng thì lãi suất cho vay sẽ giảm. Ngược lại, khi ngân hàng giảm lượng cung tiền thì lãi chiết khấu sẽ tăng lên và giảm sức cho vay.
Việc Ngân hàng Trung ương thực hiện cho vay chiết khấu sẽ giúp kiểm soát cung ứng tiền tệ một cách tốt nhất. Từ đó, giúp các tổ chức tài chính khi họ rơi gặp khó khăn.
Lợi ích của nghiệp vụ chiết khấu trong ngân hàng
- Nghiệp vụ này khá là ít rủi ro và khả năng thu hồi nợ của các ngân hàng rất chắc chắn.
- Chiết khấu trong ngân hàng có thể coi là hình thức tín dụng đơn giản và ít phiền phức vì thủ tục cũng như quy trình cho vay đơn giản.
- Chiết khấu sẽ không để cho vốn của ngân hàng bị “đóng băng”.
- Thời hạn thực hiện chiết khấu là ngắn chỉ khoảng hơn 90 ngày. Ngay sau đó, các ngân hàng thương mại có thể xin tái chiết khấu hối phiếu một cách dễ dàng.
- Tiền cấp cho khách hàng khi thực hiện chiết khấu sẽ được chuyển vào chính tài khoản tiền gửi của khách hàng. Điều này giúp ngân hàng có thêm nguồn vốn cho mình.
Hạn chế
Trong một vài trường hợp, ngân hàng phải đối mặt với việc chiết khấu các hối phiếu giả mạo, không xuất phát từ quan hệ thương mại mà là do một số cá nhân tự ý phát hành với mục đích chính là lừa đảo ngân hàng.
Người đứng ra chịu trách nhiệm thanh toán các loại giấy tờ có thể bị mất khả năng thanh toán trước thời hạn cũng như đến thời hạn thanh toán.
So sánh lãi suất chiết khấu và lãi suất tái chiết khấu
Lãi suất chiết khấu là tỷ lệ phần trăm (%) số lãi hàng năm mà các ngân hàng thương mại bắt buộc phải trả cho ngân hàng Trung ương.
Lãi suất tái chiết khấu là lãi suất mà ngân hàng thương mại mang các loại giấy tờ của khách hàng còn giá trị nhưng chưa đến hạn thanh toán đến xin ngân hàng Trung ương chiết khấu.
Cả hai loại lãi suất này đều dựa trên cơ sở các giấy tờ của khách hàng. Lãi suất chiết khấu được thực hiện trước sau đó mới đến tái chiết khấu.
Kết luận
Có thể thấy lãi suất chiết khấu là yếu tố khá quan trọng trong thương mại, giao dịch, ngân hàng. Bạn cần nắm rõ bản chất của khái niệm này khi tiến hành đầu tư tài chính. Tìm hiểu thêm nhiều vấn đề tài chính, kinh doanh thú vị, ý nghĩa tại vay333.net.