Lạm phát là gì? Nguyên nhân và phân loại lạm phát

Lạm phát đóng vai trò quan trọng và tác động to lớn có thể thay đổi nền kinh tế của một quốc gia. Lạm phát là gì? Những vấn đề liên quan đến tình trạng lạm phát trong kinh tế nhận được rất nhiều sự quan tâm. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để hiểu biết thêm.

Lạm phát là gì?

Lạm phát là sự tăng mức giá chung liên tục của hàng hoá, dịch vụ trong một khoảng thời nhàng nhất định, làm giảm giá trị đồng tiền so với trước đây. Theo đó, khi giá thành hàng hoá và dịch vụ tăng, với cùng một số tiền, số lượng sản phẩm mua về sẽ ít hơn, chứng tỏ sức mua của đồng tiền bị suy giảm.

Lạm phát là gì?

Mặt khác, lạm phát còn được hiểu là sự suy giảm giá trị đồng tiền của một quốc gia so với đơn vị tiền tệ của từng nước được lưu hành ở một quốc gia khác, . Đối với nền kinh tế sử dụng tiền mặt làm trung gian thanh toán thì lạm phát là một hiện tượng tự kinh tế tự nhiên.

Một số thuật ngữ liên quan:

  • Giảm phát: sự sụt giảm mức giá chung của ngành kinh tế
  • Thiểu phát: lạm phát với tỷ lệ rất thấp
  • Siêu phạm phát: lạm phát ở mức cao nhất, vòng xoáy vượt tầm kiểm soát, có khả năng hủy hoại nền kinh tế
  • Tái lạm phát: nỗ lực để tăng mức giá chung để giảm áp lực giả phát

 Có các loại lạm phát nào?

Có các loại lạm phát nào?

Hiện nay, lạm phát được chia thành 3 loại theo các mức độ khác nhau, như sau:

 Lạm phát tự nhiên

Lạm phát tự nhiên có tỷ lệ dưới 10%/năm nên còn được gọi là lạm phát một con số hay lạm phát vừa phải. Tình trạng lạm phát này khiến cho giá cả thị trường biến động tương đối, nền kinh tế hoạt động bình thường và đời sống lao động ổn định.

 Lạm phát phi mã

Lạm phát phi mã (từ 10% đến dưới 1000%) xảy ra khi giá cả thị trường tăng nhanh, khoảng 2 -3 số/ năm, khiến nền kinh tế biến động lớn, chỉ số hoá các hợp đồng.

Siêu lạm phát

Siêu lạm phát (trên mức 1000%) xảy ra khi lạm phát tăng nhanh đột biến với tốc độ cao gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng là biết danh các yếu tố thị trường, hoạt động kinh doanh rối loạn. Gây loạn cán cân thương mại giữa các quốc gia.

Nguyên nhân gây ra lạm phát

Lạm phát là hiện tượng kinh tế tự nhiên có thể xảy ra ở bất cứ quốc gia nào, nhất là những nơi có nền kinh tế chưa phát triển, sản xuất, lưu thông hàng hóa yếu kém. Như vậy, để có thể sở hữu hàng hóa, dịch vụ, khách hàng phải bỏ ra nhiều tiền hơn, có thể dẫn đến sự xuất hiện của những tờ tiền có mệnh giá lớn hơn nếu nhà nước phát hành tiền. Khi đó, tình trạng lạm phát sẽ không thể tránh khỏi.

Nguyên nhân gây ra lạm phát là gì?

Nhìn chung, lạm phát có thể xảy ra bởi rất nhiều nguyên nhân, trong đó, cầu kéo và chi phí đẩy là 2 nguyên nhân chính, thường gặp nhất. Cụ thể như sau:

Lạm phát do cầu kéo

Lạm phát xảy ra do nhu cầu tiêu dùng của thị trường tăng (sự tăng lên về cầu) được gọi là lạm phát do cầu kéo. Theo đó, nhu cầu sử dụng một mặt hàng hóa tăng – giá cả các mặt hàng khác leo thang – mức giá chung của hàng hoá trên thị trường tăng – lạm phát do cầu kéo xảy ra.

Lạm phát do chi phí đẩy

Chi phí đẩy là các khoản tiền lương, giá nguyên liệu sản xuất, thiết bị máy móc,… mà một doanh nghiệp còn phải thanh toán khi tiến hành sản xuất một mặt hàng hóa. Do đó, khi chi phí đẩy tăng, tổng chi phí sản xuất hàng hóa của doanh nghiệp tăng. Từ đó, giá thành sản phẩm của mặt hàng đó trên thị trườngc cũng tăng theo để đảm bảo lợi nhuận của doanh nghiệp. Khi đó, mức giá thành chung của hầu hết các mặt hàng trên thị trường kinh tế tăng sẽ gây ra lạm phát, và được gọi là lạm phát do chi phí đẩy.

Lạm phát do cơ cấu

Trong một số giai đoạn, các doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả buộc phải tăng tiền công trả cho người lao động theo xu hướng chung của thị trường. Như vậy, để đảm được lợi nhuận, các doanh nghiệp buộc phải nâng cao giá thành của sản phẩm, hàng hóa cung cấp trên thị trường và gây ra lạm phát. Tình trạng này được gọi là lạm phát do cơ cấu.

Lạm phát do cầu thay đổi

Nhu cầu tiêu thụ của thị trường thay đổi sẽ gây nên tình trạng giá thành của một số mặt hàng hoá giảm, số khác lại tăng lên nhanh chóng. Trong khi đó, mặc dù lượng cầu của một hàng hàng hoá giảm, giá thành vẫn không giảm do tính chất của mặt hàng và đơn vị kinh doanh. Đồng thời, giá thành của các loại hàng hóa có lượng cầu tăng cũng tăng theo.  Như vậy, tình trạng lạm phát do cầu thay đổi sẽ xảy ra.

Lạm phát do xuất khẩu

Nhu cầu xuất khẩu hàng hóa tăng sẽ gây nên tình trạng mất cân bằng tổng cung và tổng cầu trên thị trường. Khi đó, thị trường tiêu thụ hàng hóa được mở rộng, hàng hoá sản xuất có giới hạn, không thể đáp ứng đủ cùng lúc thị trường trong và ngoài nước. Nếu như, hàng hóa được tập trung xuất khẩu ra nước ngoài sẽ gây thiếu hụt cung ứng hàng hóa cho thị trường trong nước. Như vậy, tổng cầu sẽ lớn hơn tổng cung, cán cân cung cầu thị trường trong nước sẽ mất cân bằng, gây ra lạm phát. Lạm phát xảy ra dưới tình huống này gọi là lạm phát do sản xuất.

Lạm phát do nhập khẩu

Giá thành hàng hóa nhập khẩu thường bao gồm nhiều chi phí khác nhau, trong đó có giá cả sản phẩm trên thế giới và thuế nhập khẩu. Khi các chi phí vay tăng sẽ khiến giá thành sản phẩm nhập khẩu trong nước tăng. Trong trường hợp, mức giá thành chung của thị trường kinh tế trong nước cũng tăng theo giá hàng hóa nhập khẩu sẽ gây ra lạm phát, gọi là lạm phát do nhập khẩu.

Lạm phát tiền tệ

Lạm phát thị trường tiền tệ làm tình trạng làm phát do lượng tiền trong lưu thông tăng, lượng cung tiền lưu hành tăng trong nước vì những nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như:

  • Ngân hàng trung ương mua ngoại tệ
  • Ngân hàng trung ương mua công trái

 Cách tính lạm phát

Cách tính lạm phát như thế nào?

Lạm phát sẽ được tính dựa theo những dữ liệu thu nhập được khi theo dõi sự thay đổi mức giá chung của phần lớn hàng hóa, dịch vụ trong nền kinh tế. Những dữ liệu này sẽ được tổng hợp bởi các tổ chức Nhà nước, liên đoàn lao động hay tạp chí kinh doanh,…

Tỷ lệ lạm phát được đo lường theo tỷ lệ phần trăm mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Theo đó, CPI là chỉ số mức giá cả trung bình của một tập hợp các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ thiết yếu. Như vậy:

  • Nếu mức giá chung tăng sẽ gây ra lạm phát
  • Nếu mức giá chung giảm sẽ gây ra giảm phát

Trong trường hợp chỉ có một vài mặt hàng hóa thiết yếu tăng giá đơn lẻ thì không tính là lạm phát mà chỉ gây mất cân bằng cung – cầu trong thời gian ngắn.

Ngoại hối là gì

Ảnh hưởng của lạm phát đối với nền kinh tế

Ảnh hưởng của lạm phát với nền kinh tế

 Tích cực

Lạm phát sẽ tác động tích cực đến nền kinh tế của đất nước phát triển ở mức  2-5%, và các nước đang phát triển ở mức dưới 10%. Cụ thể:

  • Kích thích tiêu dùng, giảm tỷ lệ thất nghiệp
  • Kích thích đầu tư, định hướng và phân phối nguồn lực xã hội

 Tiêu cực

Phần lớn những tác động lạm phát gây ra đối với nền kinh tế của một quốc gia là tiêu cực, cụ thể:

  • Tăng lãi suất dẫn đến suy thoái nền kinh tế, và tỷ lệ thất nghiệp gia tăng.
  • Làm giảm thu nhập thực tế của người lao động
  • Gây rối loạn nền kinh tế, phân phối thu nhập không bình đẳng, khoảng cách giàu nghèo lớn
  • Ảnh hưởng nghiêm trọng đến nợ quốc gia, khiến nợ nước ngoài trầm trọng, đồng tiền trong nước mất giá

Rủi ro lạm phát là gì?

Rủi ro lạm phát là rủi ro mất khả năng mua sắm khi lạm phát xảy ra khiến giá cả hàng hoá, dịch vụ tăng nhanh, còn được gọi là Rủi ro sức mua. Lao động sống chủ yếu dựa vào thu nhập ổn định, đặc biệt là những người về hưu là nhóm đối tượng chịu thiệt hại nặng nề nhất khi lạm phát xảy ra.

Cách kiểm soát sự lạm phát

Việc kiểm soát lạm phát đảm bảo ổn định nền kinh tế luôn được mỗi quốc gia quan tâm và xem trọng. Dưới đây là một số phương pháp, chính xác được sử dụng nhiều nhất hiện nay để kiểm soát lạm phát.

  • Giảm lượng tiền giấy lưu thông bằng cách: phát hành trái phiếu, tăng lãi suất tiền gửi, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, giảm chi ngân sách, tăng thuế tiêu dùng,…
  • Tăng quỹ hàng hoá tiêu dùng bằng cách: khuyến khích tự do mậu dịch, giảm thuế quan,…
  • Thi hành chính sách tài chính thắt chặt
  • Vay viện trợ nước ngoài
  • Cải cách tiền tệ

 Phân biệt lạm phát và giảm phát

Lạm phát và giảm phát là hai vấn đề nóng bỏng thường gặp ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau nhưng lại thường xuyên bị nhầm lẫn. Để phân biệt mạ phát và giảm phát là gì, hãy theo dõi bảng so sánh dưới đây:

Phân biệt giảm phát và lạm phát là gì?

Kết luận

Trên đây tổng hợp tất tần tật những thông tin cơ bản liên quan đến lạm phát và những vấn đề quan trọng xoay quanh tình trạng lạm phát. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết sẽ hữu ích cho bạn, giúp bạn bổ sung những kiến thức kinh tế cần thiết. Truy cập Vay333 để tìm hiểu thêm về các kiến thức tài chính khác như lãi suất chiết khấu.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *