Mặc dù các công ty bảo hiểm ra đời và hoạt động với sứ mạng bảo vệ quyền lợi của khách hàng bằng cách tối thiểu hóa rủi ro. Để làm được điều đó, trước hết bản thân những doanh nghiệp này cũng phải biết cách giảm thiểu rủi ro cho chính mình. Một trong những cách hiệu quả nhất là tái bảo hiểm.
Menu
Tái bảo hiểm là gì?
Tái bảo hiểm là một hình thức được các công ty bảo hiểm như công ty bảo hiểm FWB, bảo hiểm Prudential,… áp dụng với mục đích chuyển một phần trách nhiệm bảo hiểm cho công ty bảo hiểm khác trên cơ sở chi phí bảo hiểm được nhượng lại.
Tái bảo hiểm xảy ra khi những rủi ro tổn thất vượt quá khả năng bồi thường của công ty bảo hiểm gốc, do đó công ty bảo hiểm sẽ cần thêm một bên nữa chia sẻ gánh nặng rủi ro với mình.
Tuy vậy, khách hàng chỉ cần làm việc với công ty bảo hiểm ban đầu mà mình ký hợp đồng. Khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra, công ty bảo hiểm gốc sẽ đứng ra chi trả, bảo vệ quyền lợi cho chủ nhân của mình. Khi thiệt hại quá lớn, công ty tái bảo hiểm sẽ bồi thường một phần cho công ty bảo hiểm gốc, trong phạm vi bảo hiểm mà 2 bên đã thỏa thuận.
Đồng bảo hiểm là gì?
Bên cạnh thuật ngữ tái bảo hiểm thì còn có một nghiệp vụ khác cũng khá được ưa chuộng đó là đồng bảo hiểm.
Nếu như tái bảo hiểm là hình thức công ty bảo hiểm chia sẻ rủi ro với một bên tham gia khác, hay còn gọi là phân tán rủi ro theo chiều dọc thì đồng bảo hiểm là cách để các công ty bảo hiểm phân tán rủi ro theo chiều ngang. Cụ thể hơn, một doanh nghiệp bảo hiểm sẽ hợp tác nhiều doanh nghiệp bảo hiểm khác lại để tất cả cùng chia sẻ rủi ro với mình theo một tỷ lệ thỏa thuận. Các doanh nghiệp tham gia trong nghiệp vụ này có vai trò đồng bảo hiểm. Mỗi bên tham gia sẽ được nhận một mức phí nhất định, theo đó trách nhiệm xử lý rủi ro cũng ngang nhau.
Khác với tái bảo hiểm là khách hàng chỉ làm việc với doanh nghiệp gốc, còn đối với đồng bảo hiểm, người tham gia sẽ được biết về các doanh nghiệp đồng bảo hiểm. Như vậy họ có quyền đòi bồi thường từ tất cả các đồng bảo hiểm theo tỷ lệ bồi thường tương ứng như đã thỏa thuận.
Vai trò tái bảo hiểm là gì?
- Ổn định tài chính công ty bảo hiểm: nhờ rủi ro được chia sẻ bớt đi thì công ty bảo hiểm gốc sẽ giảm bớt được một phần rủi ro đáng kể, đặc biệt là trong trường hợp các thảm họa tàn khốc xảy ra hay rủi ro được tích lũy.
- Nâng cao khả năng xử lý rủi ro đối với công ty bảo hiểm gốc vì những trường hợp cần tái bảo hiểm có rủi ro tương đối lớn, đồng thời số tiền bảo hiểm cũng cao nên làm cho trách nhiệm của công ty khá nặng nề.
- Phòng ngừa được các rủi ro bất thường như biến động thời tiết, dịch bệnh, suy thoái kinh tế. Vì một khi những rủi ro này xảy ra sẽ tác động rất nhiều đến khả năng bồi hoàn của công ty bảo hiểm. Từ đặc trưng của tái bảo hiểm bạn cũng có thể đoán được vai trò của hình thức này khi có những rủi ro bất thường này xảy ra đúng không, đó là công ty vẫn đảm bảo thực hiện tốt trách nhiệm bồi thường của mình, bất chấp mức độ rủi ro.
- Khách hàng có thể yên tâm hơn vì cho dù có bất kỳ rủi ro, sự kiện bảo hiểm nào xảy ra thì mình vẫn được bồi thường đầy đủ, kịp thời, hạn chế tối đa những tổn thất mà mình có thể gánh chịu. Áp dụng cho rất nhiều gói bảo hiểm như bảo hiểm trọn đời, bảo hiểm đầu tư,..
- Đối với những rủi ro mang tính vĩ mô thì tái bảo hiểm không chỉ công cụ hỗ trợ tích cực đối với hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm mà còn đối với các quốc gia với nhau.
Các hình thức tái bảo hiểm
Tái bảo hiểm tạm thời
Có nghĩa là công ty bảo hiểm gốc sẽ thực hiện chuyển trách nhiệm bảo hiểm cho bên tái bảo hiểm theo từng dịch vụ hoặc từng đơn riêng lẻ. Như vậy, quyền hạn của công ty gốc là tùy ý lựa chọn tỷ lệ bảo hiểm, dịch vụ được tái bảo hiểm và công ty tái bảo hiểm mà mình hợp tác. Ngược lại quyền hạn của bên tái bảo hiểm là có thể chấp nhận hoặc từ chối dịch vụ được yêu cầu.
Tái bảo hiểm cố định
Hay còn có tên gọi khác là tái bảo hiểm bắt buộc. Vậy hình thức tái bảo hiểm mà được gọi là bắt buộc? Tức là công ty bảo hiểm gốc khi có nhu cầu nhượng trách nhiệm bảo hiểm thì phải thực hiện nhượng tất cả các đơn vị rủi ro tiềm ẩn trong hợp đồng bảo hiểm đó. Đồng thời bên tái bảo hiểm cũng phải chấp nhận toàn bộ các rủi ro được chuyển nhượng.
Hình thức tái bảo hiểm vừa lựa chọn – vừa bắt buộc
Hình thức này là sự kết hợp của 2 hình thức trên, tuy nhiên lợi thế lại nghiêng về phía công ty gốc. Trường hợp này là công ty nhượng trách nhiệm bảo hiểm có quyền chọn một trong những dịch vụ mà mình nhận bảo hiểm. Nhưng bên tái bảo hiểm lại không thể từ chối mà buộc phải chấp nhận toàn bộ với một điều kiện duy nhất là những dịch vụ bảo hiểm được chuyển nhượng đều đã được liệt kê hết trong các điều khoản của hợp đồng tái bảo hiểm.
Đồng bảo hiểm với tái bảo hiểm, khác nhau thế nào?
Đồng bảo hiểm | Tái bảo hiểm | |
Phương thức phân tán rủi ro | Theo chiều ngang | Theo chiều dọc |
Mức độ tương tác của khách hàng | Khách hàng ký hợp đồng với nhiều bên tham gia đồng bảo hiểm thông qua một công ty đầu mối | Khách hàng chỉ cần làm việc với công ty bảo hiểm gốc |
Trách nhiệm pháp lý | Tất cả các bên tham gia phải đứng ra xử lý rủi ro, giải quyết bồi thường theo yêu cầu của khách hàng | Khi có sự cố, khách hàng chỉ được làm việc với công ty gốc. Nếu công ty bảo hiểm bị phá sản thì khách hàng mất quyền yêu cầu bảo hiểm. |
Đối tượng được bảo hiểm trực tiếp | Khách hàng | Công ty bảo hiểm gốc |
Tái bảo hiểm mua ở công ty nào tốt?
Vinare – Tổng CTCP Tái Bảo hiểm Quốc gia
Tính đến nay, Vinare đã hoạt động được gần 30 năm và là công ty tái bảo hiểm duy nhất được niêm yết trên sàn chứng khoán nước ta. Sở hữu tiềm lực mạnh về quy mô vốn cũng như uy tín sau thời gian dài hoạt động, Vinare xứng đáng là đối tác của bạn khi có nhu cầu tái bảo hiểm.
Công ty Tái bảo hiểm PVI (PVIRe)
PVIRe thuộc sở hữu và được Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Với định hướng hoạt động là trở thành nhà tái bảo hiểm hàng đầu Việt Nam, có vị thế trên thị trường quốc tế. Sau khi thành lập được 8 tháng, PVIRe đã được tổ chức A.M. Best đánh giá cao về năng lực tài chính quốc tế.
Hy vọng qua bài viết Vay333 bạn đã hiểu rõ hơn về hình thức tái bảo hiểm là gì. Nếu bạn là một người được bảo hiểm đang tìm một nhà tái bảo hiểm nhiều năm kinh nghiệm, có thể liên hệ Vinare, nếu cần hợp tác với công ty có hoạt động mạnh mẽ, tiềm lực vững chắc, hãy đến với PVIRe.
- Bảo hiểm Sun Life của nước nào? Có tốt hay không?
- Bảo hiểm tai nạn là gì, quyền lợi chi trả như thế nào, mua ở đâu?
- Bảo hiểm 1 lần: Điều kiện, cách tính và hồ sơ để nhận
- Review bảo hiểm Fubon của nước nào? Có lừa đảo không
- 30 tuổi nên mua bảo hiểm gì phù hợp và tốt?
- Công ty Bảo Hiểm TCA của nước nào? Có lừa đảo không?