Tỷ Giá Là Gì? Phân Loại Tỷ Giá Thường Gặp Hiện Nay

Tỷ giá có vai trò quan trọng trong nền kinh tế nói chung và hoạt động của các công ty đa quốc gia nói riêng. Theo đó để chuyển tiền, nộp tiền vào một tài khoản ngoại tệ bất kỳ phải luôn biết chỉ số này. Vậy thực tế tỷ giá là gì? Có những loại nào đang được sử dụng phổ biến hiện nay? Tất tần tật bạn hãy cùng vay333.net tìm hiểu chi tiết.

Khái niệm tỷ giá là gì?

Tỷ giá được giải mã theo nhiều cách khác nhau. Chẳng hạn trong Farlex Financial Dictionary là sự tương quan sức mua hay tương quan giá trị giữa 2 đồng tiền.

Còn trong Oxford Dictionaries thì là giá trị của một đồng tiền khi được chuyển sang đồng tiền khác. Bởi mỗi quốc gia sẽ có các đơn vị tiền tệ của từng nước khác nhau.

Tìm hiểu tỷ giá là gì

Tuy nhiên về cơ bản bạn có thể hiểu tỷ giá là mức giá ở một thời điểm khi đồng tiền của một nước được chuyển sang loại đồng tiền của nước nước khác. Công thức tính bằng số lượng đơn vị nội tệ trên một đơn vị ngoại tệ. Vì thế thông số này trên thực tế luôn được tính tại đúng thời điểm giao dịch. Hơn nã tỷ giá luôn biến động theo mỗi thời điểm. Theo đó khi ngoại tệ tăng thì tỷ giá sẽ tăng. Ngược lại khi ngoại tệ giảm thì tỷ giá sẽ giảm.

Hiện nay tỷ giá niêm yết dựa theo thị trường giao dịch. Điều này có nghĩa, đồng tiền yết giá sẽ đứng trước. Còn tiền định giá sẽ đứng sau.

Phân loại tỷ giá

Theo đó thông thường sẽ tùy vào từng tiêu chí sẽ được phân loại phù hợp. Cụ thể như sau:

Tỷ giá đa dạng loại hình

Theo nghiệp vụ giao dịch

Dựa vào nghiệp vụ giao dịch có 2 loại bao gồm:

  • Tỷ giá mua: Đây là mức giá chủ thể yết giá. Họ sẵn sàng chi trả cho việc mua vào một đơn vị đồng yết giá.
  • Tỷ giá bán: Đây là mức giá chủ thể đưa ra để đổi một đơn vị đồng tiền yết giá lấy đồng tiền định giá.

Ngoài ra, dựa theo nghiệp vụ này còn có loại tỷ giá liên ngân hàng nếu có nhiều ngân hàng cùng nhau tham gia.

Theo thị trường yết giá

Có 2 loại tỷ giá được gọi tên khi phân loại theo thị trường yết giá.

  • Tỷ giá chính thức: được cơ quan quản lý tiền tệ công bố và áp dụng trong một thời kỳ nhất định. Trong đó cơ quan quản lý được nhắc đến ở đây chính là ngân hàng trung ương.
  • Tỷ giá thị trường: hình thành dựa vào cơ sở cung cầu thị trường.

Trên thực tế các quốc gia cả hai loại tỷ giá nêu trên sẽ tồn tại song hành. Nghĩa là tỷ giá chính thức cũng như thị trường tồn tại song song. Loại này sẽ được niêm yết áp dụng ở hệ thống ngân hàng thương mại, dao động với biên độ cho phép. Còn riêng tỷ giá thị trường thông thường sẽ hình thành tự do. Đồng thời tỷ giá thị trường sẽ không chịu kiểm soát của ngân hàng.

Tỷ giá phân loại có thể dựa vào thị trường yết giá

Đặc biệt tùy từng thời điểm, giai đoạn sẽ có sự điều tiết tỷ giá ở từng quốc gia. Ví dụ tỷ giá chính thức có thể độc lập với loại tỷ giá trên thị trường tiền tệ. Tuy nhiên có những lúc tỷ giá chính thức lại lấy tỷ giá trường để tham chiếu.

Theo kỳ hạn

Kỳ hạn cũng là một cơ sở phân loại các tỷ giá. Trong đó dựa trên tiêu chí kỳ hạn sẽ có 2 loại bao gồm:

  • Tỷ giá giao ngay:loại đầu tiên được gọi tên khi phân loại theo kỳ hạn.Về cơ bản đây là loại áp dụng trong hợp đồng mua bán ngoại tệ thực hiện sau 2 ngày làm việc. Thời gian tính từ ngày bắt đầu tiến hành giao dịch.
  • Tỷ giá kỳ hạn: áp dụng cho hợp đồng mua bán ngoại tệ. Tuy nhiên chỉ áp dụng cho hợp đồng ký kết hôm nay nhưng giao dịch sẽ diễn ra trong tương lai. Thời điểm thực hiện giao dịch đã được xác định tại một thời điểm nhất định. Nếu tỷ giá thị trường có những biến động thì đến thời điểm đáo hạn vẫn tuân thủ theo hợp đồng ký kết ngoại hối.

Theo mối tương quan giữa các đồng tiền

Theo đó trên thực tế cách phân loại này cũng được áp dụng cho các mục tiêu quan trọng. Minh chứng là mục tiêu nghiên cứu sự cạnh tranh thương mại, hàng hóa giữa các quốc gia. Cụ thể có 2 loại được gọi tên:

Có thể phân loại theo quan hệ giữa các đồng tiền

  • Tỷ giá danh nghĩa song phương: dùng biểu thị sự thay đổi về sức mua danh nghĩa của hai đồng tiền. Tuy nhiên chưa tính đến biến động của mức giá cả hàng hóa, dịch vụ tại 2 nước khác nhau. Mức tăng/giảm của chỉ số không đánh giá vào sự cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
  • Tỷ giá thực song phương: là tỷ giá danh nghĩa song phương nhưng được điều chỉnh dựa trên mức giá tương quan của 2 quốc gia. Vậy nên về bản chất thì loại tỷ giá này phản ánh chuẩn mức giá hàng hóa nội địa như thế nào so với hàng nước ngoài.

Cập nhật các tỷ giá sử dụng phổ biến

Tỷ giá liên ngân hàng

Đ

ược xác định là yếu tố quan trọng cần xác định trong kinh doanh, đầu tư. Vì thế chỉ số này hiện nay được sử dụng rất phổ biến. Đây là tỷ giá được xác lập, hình thành trên thị trường liên ngân hàng. Trong đó thị trường liên ngân hàng bạn có thể hiểu đơn giản là thị trường giao dịch dành cho các đơn vị quy mô lớn. Gồm có:

  • Các tổ chức
  • Ngân hàng
  • Doanh nghiệp

Tỷ giá liên ngân hàng

Trên thực tế đây là công cụ quan trọng được ngân hàng trung ương nhà nước sử dụng trong kiểm soát tỷ giá mua bán của ngân hàng hệ thống. Quy chế thị trường quy định tỷ giá mua vào bán ra giữa các ngân hàng phải trong biên độ +/-% khi so với tỷ giá liên ngân hàng được công bố. Đặc biệt tỷ giá liên ngân hàng còn là cơ sở cho doanh nghiệp khi hạch toán.

Tỷ giá ngoại tệ

Trao đổi giữa ngoại tệ với nội tệ. Tỷ giá cho biết cho biết bao nhiêu đơn vị tiền nội tệ sẽ đổi lấy được một đơn vị tiền ngoại tệ. Hiện có 2 cách để xác định là.

  • Xác định dựa vào cân bằng sức mua
  • Xác định dựa vào hàm lượng vàng giữa 2 đồng tiền.

Theo ghi nhận thì trong thời đại kinh tế mở cửa việc tính toán, xác định tỷ giá ngoại tệ rất quan trọng. Nguyên nhân là do tỷ giá sẽ tác động đến các chủ thể. Trong khi đó các chủ thể tham gia các giao dịch trên thị trường ngoại hối.

Khi tỷ giá ngoại tệ thay đổi đồng nghĩa cung-cầu thị trường biến động. Điều này sẽ tạo ra hàng loạt tác động đến các biến số kinh tế. Bao gồm:

Các thuật ngữ về tỷ giá liên quan

Tìm hiểu kỹ về các thuật ngữ tỷ giá

Tỷ giá chéo là gì?

Tên tiếng Anh là Cross Rate. Đây là tỷ giá giữa hai đồng tiền được xác định từ tỷ giá của chúng với đồng tiền trung gian thứ 3. Cách xác định thông thường sẽ phụ thuộc vào 2 yếu tố. Bao gồm:

  • Các đồng tiền yết giá trực tiếp hay gián tiếp
  • Tỷ giá xác định thuộc loại tỷ giá mua hay bán

Tuy nhiên nhìn chung có 3 cách xác định tỷ giá chéo thường được áp dụng.

  • Xác định giữa 2 tiền định giá
  • Xác định giữa 2 tiền yết giá
  • Xác định giữa 2 đồng tiền yết giá, định giá.

Tỷ giá thực là gì?

Biểu thị tương quan giá cả hàng hóa hai quốc gia khi tính theo một đơn vị tiền tệ. Hiểu theo cách khác, đây là tỷ lệ trao đổi hàng hóa giữa 2 quốc gia.

Tỷ giá hối đoái là gì?

Là tỷ lệ trao đổi giữa 2 loại tiền của 2 nước. Cũng có thể hiểu là giá cả của một đơn vị tiền tệ một nước được tính bằng tiền nước khác. Hoặc bạn có thể ghi nhớ đơn giản, tỷ giá hối đoái là số lượng đơn vị nội tệ cần để mua một đơn vị tiền ngoại tệ.

 Giảm Phát Là Gì

Kết luận

Trên đây là những giải mã chi tiết tỷ giá là gì và cẩm nang một số thông tin liên quan cần biết. Bạn có thể tham khảo để có cái nhìn chính xác hơn. Nhất là trong thời buổi kinh tế mở cửa thì việc hiểu rõ chỉ số này sẽ giúp bạn có được sự chủ động. Truy cập Vay333 để tìm hiểu thêm về các kiến thức tài chính khác như về bảo hiểm.

1/5 - (1695 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *