Giảm Phát Là Gì? Nguyên Nhân, Tác Động Và Hậu Quả

Giảm phát là 1 thuật ngữ quan trọng hay được sử dụng làm các thuật ngữ trong kinh tế vĩ mô và bạn sẽ thường được gặp trong quá trình phân tích các tình hình kinh tế của 1 nền kinh tế nào đó. Sự phát triển của nền kinh tế thị trường sẽ luôn chịu ảnh hưởng từ những thay đổi trong giá cả. Khi giá cả đi xuống trên toàn bộ nền kinh tế thì đó được gọi là giảm phát và đây cũng chính là 1 tin xấu cho đất nước.

Giảm phát là gì?

Khái niệm 

Trước khi tìm hiểu vì sao giảm phát lại là tin xấu cho đất nước thì ta sẽ tìm hiểu trước về giảm phát là gì. Giảm phát có tên tiếng anh là Deflation, đây là 1 thuật ngữ chỉ sự giảm liên tục một mức giá chung của nền kinh tế trong 1 quãng thời gian nhất định.

Ví dụ

Ví dụ như bình thường bạn có 24.000 VND thì bạn có thể mua được 1 USD nhưng khi giảm phát xuất hiện thì chỉ cần 20.000 VND bạn cũng đã có thể mua 1 USD, giảm tận 4000 VND.

Giảm phát được cho là lạm phát khi tỷ lệ bị mang giá trị âm có nghĩa là nó đã bị giảm xuống dưới 0%. Giống như lạm phát thì giảm phát sẽ được tính thông qua mức tăng và giảm tương đối của chỉ số giá tiêu dùng CPI và đơn vị đo lường là %.

Giúp tăng giá trị của tiền và giúp việc sở hữu tiền trở nên dễ dàng hơn. Thế nhưng điều này cũng mang lại rủi ro rất lớn và hậu quả mà nó mang lại còn nghiêm trọng hơn lạm phát rất nhiều. Tình trạng này sẽ xuất hiện khi kinh tế của đất nước đó bị đình đốn hoặc suy thoái.

Nhìn chung đâ là 1 vấn đề rất lớn trong nền kinh tế hiện đại vì nó sẽ làm tăng giá trị thật của nợ và khiến kinh tế càng thêm suy thoái. Khi mức giá chung của nền kinh tế đó giảm xuống thì giá trị của đồng tiền cũng sẽ tăng lên. Từ đó 1 đồng nội tệ sẽ mua được nhiều hơn những ngoại tệ giá trị khác như ví dụ đã nói ở bên trên.

Nguyên nhân gây ra giảm phát 

Vấn đề này thì có rất nhiều nguyên nhân, nhưng có thể nói nguồn gốc của giảm phát chính là tự sự thay đổi trong cung cầu của 1 nền kinh tế nào đó.

Nguyên nhân gây ra giảm phát

Sự sụt giảm trong tổng cầu

Theo thuyết kinh tế học thì giá cả của tất cả hàng hóa sẽ được lý giải theo cung và cầu của người dùng và nếu cầu của 1 loại hàng hóa bị giảm đi thì giá của hàng hóa đó cũng sẽ bị giảm theo. Khi lượng nhu cầu của toàn bộ 1 nền kinh tế đối với các hàng hóa đều bị giảm xuống thì sẽ dẫn đến hiện tượng giả cả của những hiện tượng đó sẽ bị đẩy thấp xuống.

Vì chính phủ đã cắt giảm chi tiêu và thị trường chứng khoán thất bại. Khi đó người tiêu dùng muốn tăng tiết kiệm các chính sách về thị trường tiền tệ cũng sẽ bị thặt chặt dẫn đến việc lãi suất bị tăng cao.

Tăng năng suất

Hiện nay những giải pháp về khoa học kỹ thuật đều trở nên vô cùng tiến bộ nên các doanh nghiệp có thêm cơ hội tạo ra vô số những hàng hóa rẻ và đem lại hiệu quả đến người tiêu dùng. Tuy nhiên thì chính điều này cũng làm ảnh hưởng đến nhiều ngành công nghiệp nhất định. Đồng thời chúng cũng tạo ra ảnh hưởng sâu đến toàn bộ nền kinh tế. Khi đó thì việc giảm phát xuất hiện sẽ là 1 điều tất yếu.

Ảnh hưởng của giảm phát 

Ảnh hưởng tiêu cực

  • Lãi suất sẽ là 1 trong những yếu tố bị ảnh hưởng bởi giảm phát vì lãi suất chính là phản ánh giá tiêu dùng trong hiện tại sao với những giá tiêu dùng ở tương lai. Khi lãi suất danh nghĩa tiến về 0 sẽ làm cho tăng cung tiền không thể chuyển đổi thành nguồn cho chính sách và đầu tư tiền tệ được và làm mất đi vai trò kích thích kinh tế.

Việc giảm phát kéo dài cùng với lãi suất bị ảnh hưởng sẽ khiến sản lượng bị suy thoái và đình trệ. Kỳ vọng về giảm phát sẽ tạo ra lãi suất thực tăng khiến tình trạng suy thoái bị mở rộng. Những vấn đề này kéo dài liên tục sẽ làm cho chính sách tiền tệ bị mất tác dụng.

  • Khi giảm phát xuất hiện thì giá cả giảm và khiến đồng tiền có giá trị hơn. Nhà đầu tư từ đó sẽ có xu hướng giữ tiền và giảm bớt chi tiêu khiến cho kinh tế gặp 1 cú sốc vì thiếu vốn luân chuyển. Giảm phát còn thúc đẩy giảm lương người lao động vì công ty phải điều tiết lại để bù khoản tiền thiệt hại do việc giảm giá gây ra.

Những vấn đề nảy sinh này sẽ tạo ra vô số vòng xoáy khiến cho giảm phát ngày càng trở nên nghiệm trọng dẫn tới vỡ nợ, thất nghiệp, phá sản, giảm lợi nhuận,…

Ảnh hưởng tích cực

Giảm phát giúp môi trường kinh doanh cởi mở hơn,  ngăn được hình thức độc quyền. Tạo nên thị trường tự do, nâng cao hiệu quả cạnh tranh, tận dụng được nguồn lực giúp người tiêu dùng nhận được nguồn lợi tốt.

Ảnh hưởng của giảm phát

Giảm phát liệu có nguy hiểm?

Có lẽ sẽ có nhiều người cho rằng khi giảm giá các hàng hóa thì nền kinh tế sẽ có lợi vì chúng ta có thể mau được nhiều hàng hóa hơn, Tuy nhiên thì sự thật là hoàn toàn ngược lại. Việc thay đổi về giá cả theo xu hướng giảm không theo 1 sự điều chỉnh của quy tắc thị trường sẽ tạo nhiều lo ngại cho nền kinh tế.

Như đã nói ở phần trên thì 1 trong những nguyên nhân gây ra giảm phát chính là việc suy giảm về tổng cầu. Khi nhu cầu của người dân giảm đi nhưng lượng hàng hóa vẫn như cũ thì sẽ gây ra hiện tượng thừa hàng hóa (thừa nguồn cung) gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế của đất nước và nhiều lĩnh vực như: ngành sản xuất, nền tài chính, nền kinh tế vĩ mô,…

Giảm phát có tốt không?

Các chính sách để ngăn chặn 

Chính sách ngăn chặn giảm phát

Giảm giới hạn dự trữ ngân hàng

Trong hệ thống ngân hàng dự trữ thì các ngân hàng sẽ sử dụng tiền gửi để tạo ra nhiều khoản vay mới. Theo quy định thì ngân hàng dự trữ chỉ được phép làm như thế trong phạm vi giới hạn dữ trữ. Mức giới hạn này sẽ thường được đặt ở mức khoảng từ 5 – 10%.

Hoạt động thị trường mở

Các ngân hàng thuộc trung ương có thể kích thích tăng cung tiền và khuyến khích người dân chi tiêu nhiều hơn bằng cách mua chứng khoán quỹ trên thị trường mở, đổi lại và phát hành tiền mới cho những người bán. Giá tiền sẽ được xác định bởi cầu và cung của nó giống như bất kỳ loại hàng hóa nào khác. Nếu cung tiền bị tăng lên thì nó sẽ bị mất giá.

Giảm lãi suất mục tiêu

Các ngân hàng thuộc trung ương cũng có thể hạ lãi suất mục tiêu của các khoản tiền ngắn hạn đã được cho vay trong và ngoài khu vực tài chính. Việc này sẽ làm cho vấn đề vay tiền trở nên rẻ hơn và khuyến khích được quá trình đầu tư bằng việc sử dụng tiền vay.

Nới lỏng định lượng

Việc nới lỏng định lượng là khi chứng khoán tư nhân có thể được mua ngoài kho bạc và trên các thị trường mở. Quá trình này không chỉ bơm được thêm tiền vào hệ thống tài chính mà còn làm tăng được giá của các tài sản tài chính khiến ngăn việc chúng bị giảm xuống nữa.

Lãi suất âm

Chính sách này được thực hiện bằng cách 1 người gửi tiền và trả thay vì nhận lãi từ tiền gửi. Khi việc gửi tiền ở ngân hàng bị tốn kém thì mọi người sẽ có xu hướng sử dụng tiền của mình vào việc đầu tư hoặc tiêu dùng.

Tăng chi tiêu Chính phủ

Chính phủ có thể tham gia với tư cách là đối tượng chi tiêu cuối cùng để có thể duy trì được các hoạt động về việc làm và sản xuất. Thậm chí chính phủ có thể vay tiền để chi tiêu bằng cách gây ra thâm hụt về tài chính.

Cắt giảm thuế suất

Khi Chính phủ cắt giảm thuế thì nguồn thu nhập trước đây dành cho thuế sẽ được nằm trong túi doanh nghiệp và nhân viên của họ. Rủi ro của việc này là doanh thu từ thuế tổng sẽ bị giảm xuống.

Sự khác biệt giữa lạm phát và giảm phát

Lạm phát:

–  Làm giảm giá trị của tiền

–  Đôi khi có lợi cho kinh tế

–  Có lợi cho người sản xuất

–  Việc phân phối tiền không được đồng đều

Giảm phát:

– Làm tăng giá trị của tiền

– Khiến nền kinh tế bị xấu đi

– có lợi cho người tiêu dùng

– Khiến tăng tỷ lệ thất nghiệp và giảm chi tiêu.

Tỷ Suất Sinh Lợi Là Gì

Khác biệt giữa lạm phát và giảm phát

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi giảm phát là gì? Đây là khái niệm quan trọng mà bạn nên ghi nhớ, trước khi bắt đầu vấn đề kinh doanh. Truy cập Vay333 để tìm hiểu thêm về các kiến thức tài chính khác như cổ phiếu Esop là gì.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *