OTP là gì? OTP là viết tắt của từ gì?

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đều sử dụng đến mã OTP hàng ngày khi chuyển khoản ngân hàng qua internet banking. Tuy nhiên OTP là gì thì không phải ai cũng biết. Hãy cùng tìm hiểu những thông tin quan trọng cần biết về mã OTP trong bài viết dưới đây.

Mã OTP là gì?

Mã OTP là loại mật khẩu dùng một lần, viết tắt theo chữ cái đầu của cụm từ tiếng Anh là One Time Password. Đây được gọi là mã xác thực, do ngân hàng tạo ra, bao gồm một dãy ký tự, thông thường là bằng số hoặc cả số lẫn chữ tuỳ ngân hàng. Mã xác thực được tạo ra để người dùng xác nhận các giao dịch qua online như chuyển tiền Internet Banking.

Mã OTP là gì?
Mã OTP là gì?

Mã OTP đóng vai trò như một lớp bảo mật nhằm hạn chế rủi ro cho người dùng khi bị mất điện thoại, bị hack hay bị lộ thông tin tài khoản. Khi giao dịch tiền qua hệ thống, phải nhập đúng mã OTP thì mới tiến hành giao dịch được. Điều này giúp bảo vệ tính bảo mật của các giao dịch online và các dịch vụ ngân hàng qua điện tử khác.

Thông thường, mã OTP được cung cấp chỉ có hiệu lực từ 30 giây đến 2 phút là tối đa. Thời gian đủ dài để người dùng có thể nhập đúng và đủ các ký tự. Nhưng cũng đủ ngắn để hạn chế tối đa việc bị hack hoặc lộ thông tin mã.

Những loại mã OTP phổ biến

Hiện nay, các loại mã OTP được dùng phổ biến nhất là SMS OTP, Token và Smart OTP.

SMS OTP

Đây là loại mã xác thực do ngân hàng gửi về số di động đăng ký với ngân hàng khi phát hành thẻ. Khi tiến hàng giao dịch online, ngân hàng sẽ gửi tin nhắn chứa mã OTP về điện thoại. Việc của người dùng là trong thời gian hiệu lực quy định, phải nhập chính xác mã OTP đó để xác nhận giao dịch.

SMS OTP là gì?
SMS OTP là gì?

Nhược điểm của SMS OTP là khi giao dịch, bạn phải ở nơi có sóng điện thoại và phải mang điện thoại có số thuê bao đã đăng ký với ngân hàng bên mình. Cho nên, nếu điện thoại dùng để giao dịch online và điện thoại có số thuê bao nhận mã OTP là 2 thiết bị khác nhau thì sẽ có chút bất tiện.

Token

Token cũng là một loại mã xác nhận khác bạn có thể dùng khi xác nhận giao dịch mà không cần đến số điện thoại. Mã Token được tạo ra bằng cách mã hoá chữ ký cá nhân của bạn thành một dãy số. Tuy vậy, đây cũng là loại mật khẩu dùng một lần.

Máy tạo mã Token
Máy tạo mã Token

Mã Token được tạo ra bằng một thiết bị chuyên dụng nhỏ như chiếc USB, được gọi là Hard Token. Để có được thiết bị tạo mã Token này, bạn có thể yêu cầu ngân hàng cung cấp với mức giá tầm 200.000-300.000 đồng.

Máy Token là một thiết bị rời, nếu chẳng may bỏ quên thì bạn sẽ không giao dịch online được. Đây cũng là nhược điểm của loại OTP này.

Vì thế, loại Hard Token này thường chỉ dùng cho các công ty, tập đoàn thường xuyên có các giao dịch lớn, cần độ bảo mật và an toàn cao. Còn đối với giao dịch cá nhân, sẽ có loại Soft Token hay còn gọi là Smart OTP. Vậy Smart OTP là gì?

Smart OTP

Smart OTP là gì?
Smart OTP là gì?

Cũng là một loại OTP nên đương nhiên cũng sẽ là dãy ký tự được mã hoá và dùng một lần. Nó là một tính năng được cài vào ứng dụng internet banking của các ngân hàng. Khách hàng muốn dùng tính năng này phải đăng ký với ngân hàng và kích hoạt trên ứng dụng mới có thể dùng được. Khi xác nhận giao dịch bằng Smart OTP, ngân hàng sẽ gửi mã xác thực OTP ngay trên ứng dụng và tự động điền vào mà không cần đến số thuê bao hay máy Token. Tuy nhiên, trước khi mã OTP được gửi, ứng dụng banking cũng sẽ yêu cầu bạn cung cấp mật khẩu cấp 1.

Đối với những trường hợp người dùng ra nước ngoài, không dùng được số điện thoại nội địa để nhận SMS OTP thì đây là một giải pháp tốt. Bên cạnh đó, cũng giải quyết được vấn đề nếu chẳng may quên hoặc làm mất máy Token.

Mã OTP được dùng trường hợp nào?

Mã OTP là loại mã xác thực, vì thế sẽ được dùng trong các trường hợp cần xác thực người dùng. Phổ biến nhất là trong các giao dịch tiền bạc qua hình thức online. Ví dụ như các giao dịch chuyển khoản, thanh toán, nạp thẻ cào điện thoại từ tài khoản ngân hàng. Bên cạnh đó còn có các giao dịch khác cần nhập mã OTP như nạp tiền vào ví điện tử Momo, Airpay, ZaloPay, gửi tiết kiệm ngân hàng online

Ngày nay, việc sử dụng mạng xã hội đã trở nên quá phổ biến. Hầu hết các trang mạng xã hội đều có thể đăng ký bằng số điện thoại. Do đó, ngoài ngân hàng, mã OTP cũng được các trang mạng này sử dụng khi bạn muốn đổi mật khẩu, lấy lại mật khẩu nếu chẳng may bị quên,…

Tóm lại, mã OTP sẽ được sử dụng trong các trường hợp mang tính bảo mật cao và liên quan đến quyền sở hữu của người dùng.

Tại sao phải cần mã OTP?

OTP đóng vai trò như lớp bảo mật thứ 2 cho các giao dịch ngân hàng điện tử của bạn. Vì mã OTP là dãy các ký tự nên xác suất đoán được là bằng 0. Nhập sai nhiều lần sẽ bị vô hiệu hoá để bảo vệ tài khoản. Hơn nữa, chỉ sử dụng được 1 lần duy nhất nên tính bảo mật càng cao.

Trong trường hợp người khác biết được mật khẩu đăng nhập internet banking của bạn thì cũng không thể tiến hành chuyển tiền ra khỏi tài khoản nếu như không có mã OTP. Nhờ vậy, mã OTP sẽ tăng thêm một lớp bảo mật để hạn chế và giảm thiểu tối đa rủi ro khi bị hack hay lộ thông tin cá nhân của người dùng.

Tại sao cần mã OTP?
Tại sao cần mã OTP?

Bên cạnh đó, mã OTP cũng giúp xác minh danh tính và quyền sở hữu các tài khoản mạng xã hội hay gmail. Nếu bạn muốn đổi mật khẩu, khôi phục mật khẩu bị quên, hay lấy lại tài khoản bị hack thì vai trò của mã OTP là rất quan trọng.

Lưu ý khi sử dụng mã OTP

  • Điều đầu tiên và quan trọng nhất là bạn tuyệt đối không bao giờ chia sẻ hay để lộ mã OTP với bất kỳ ai. Điều này là vô cùng rủi ro cho tài khoản của bạn.
  • Thứ hai, vì mã OTP có thời hạn sử dụng ngắn và chỉ dùng 1 lần, nên bạn cần kiểm tra kỹ càng thông tin trước khi thực hiện giao dịch. Đồng thời, phải nhập đúng mã OTP, nếu nhập sai quá số lần quy định thì sẽ bị khoá tài khoản.
  • Thứ ba, nên đặt mật khẩu cho các ứng dụng sao cho khó đoán, và nên thay đổi mật khẩu định kỳ để tăng tính bảo mật. Đối với Smart OTP, mã xác thực sẽ được gửi ngay trên ứng dụng sau khi bạn nhập mật khẩu cấp 1. Do đó, phải bảo mật tuyệt đối mật khẩu dùng để nhận mã OTP này.
  • Thứ tư, đối với những ai đang sử dụng hình thức SMS OTP, nếu chẳng may bị mất điện thoại, phải lập tức liên hệ với ngân hàng để khoá thẻ. Vì kẻ gian sẽ thực hiện được giao dịch nếu bạn lưu mật khẩu đăng nhập trên điện thoại và mã OTP được gửi qua SMS.
  • Hạn chế sử dụng các thiết bị lạ để đăng nhập vào các ứng dụng có sử dụng mã OTP. Nếu cần sử dụng, phải nhớ đăng xuất sau khi sử dụng xong và xóa hết thông tin đăng nhập trên thiết bị đó. Còn nếu chẳng may quên đăng xuất mà rời đi, thì cần nhanh chóng đổi mật khẩu để tài khoản tự động đăng xuất.

Tôi không nhận được mã OTP phải làm sao?

Trong một số trường hợp, điện thoại của bạn không nhận được mã SMS OTP từ hệ thống gửi về, bạn có thể tìm hiểu một số nguyên nhân và cách khắc phục sau:

  • Điện thoại nằm ngoài vùng phủ sóng: điện thoại đang bị mất sóng hoặc bạn đang ở nước ngoài nhưng chưa chuyển vùng quốc tế cho thuê bao. Cách khắc phục là kiểm tra lại sóng điện thoại và điều kiện sim của bạn.
  • Chế độ chặn tin nhắn đang bật. Cách khắc phục là kiểm tra và tắt chế độ chặn SMS trên điện thoại.
  • Số điện thoại không hợp lệ. Mã OTP chỉ gửi về đúng số điện thoại bạn đã đăng ký. Vì thế cần kiểm tra chính xác số thuê bao đó.

Rủi ro từ việc tiết lộ mã OTP

Khi hiểu rõ mã OTP thì chắc hẳn cũng đoán được rủi ro to lớn khi bị lộ mã OTP là như thế nào. Mã OTP là bước xác nhận cuối cùng trước khi diễn ra các giao dịch và cài đặt quan trọng. Vì thế việc tiết lộ mã OTP sẽ gây rủi ro về tổn thất tiền bạc hoặc mất các tài khoản online.

Rủi ro của việc bị lộ mã OTP là gì?
Rủi ro của việc bị lộ mã OTP là gì?

Vòng quay vốn lưu động là gì

Kết luận

Mã OTP được tạo ra để tăng cường bảo mật, bảo đảm an toàn khi sử dụng các dịch vụ điện tử. Vì thế, cần nắm rõ mã OTP là gì, có các loại nào, ưu nhược điểm của từng loại để có lựa chọn tối ưu. Bên cạnh đó, tuyệt đối không được chia sẻ mã xác thực OTP với bất kỳ ai để không xảy ra những rủi ro đáng tiếc. Truy cập Vay333 để tìm hiểu thêm về các kiến thức tài chính khác như cách đổi mã pin thẻ ATM.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *