Thẻ tín dụng là một trong những sản phẩm tài chính rất phù hợp đối với những người đã đi làm, có thu nhập ổn định và muốn thắt chặt quản lý chi tiêu. Vậy nợ xấu có làm thẻ tín dụng được không? Để giải đáp thắc mắc này, đừng bỏ qua bài viết sau đây các bạn nhé.
Menu
Bạn biết gì về nợ xấu thẻ tín dụng?
Trước khi tìm hiểu làm thẻ tín dụng khi có nợ xấu, các bạn đọc cần phải biết thế nào là nợ xấu thẻ tín dụng.
Thế nào là nợ xấu thẻ tín dụng?
Nợ xấu thẻ tín dụng dùng để chỉ việc khách hàng chi tiêu trong hạn mức của thẻ được ngân hàng cấp phép, tuy nhiên lại không thể thanh toán đầy đủ khi đến kỳ hạn. Việc bị liệt kê vào nợ xấu thẻ tín dụng có thể là do khách hàng đã chi tiêu quá đà, tuy nhiên lại không thể lên được một phương án tài chính phù hợp cho bản thân để thanh toán cho ngân hàng. Mặt khác, cũng có một số trường hợp khách hàng quên đi thời hạn thanh toán, dẫn đến việc xuất hiện nợ xấu thẻ tín dụng.
Thông thường, các ngân hàng sẽ cho khách hàng thời hạn là 45 ngày miễn lãi suất để thanh toán khoản nợ của mình, một số ngân hàng sẽ cho thời gian 55 ngày đối với chủ sở hữu thẻ vàng. Chính vì thế, khách hàng cần phải thanh toán gấp khi còn đang trong thời hạn miễn lãi, nếu sau đó, bạn vẫn không hoàn trả theo yêu cầu của ngân hàng cấp thẻ thì sẽ rơi vào tình trạng nợ xấu thẻ tín dụng. Mặt khác, cũng có rất nhiều người đặt ra câu hỏi làm thẻ tín dụng hỗ trợ nợ xấu.
Không thanh toán thẻ tín dụng thì sẽ như thế nào?
Việc không thanh toán thẻ tín dụng trước thời hạn quy định theo yêu cầu của ngân hàng sẽ khiến khách hàng phải chịu một số phí phạt. Hình thức phạt này áp dụng tất cả loại thẻ tín dụng trên thị trường như thẻ tín dụng ACB, thẻ tín dụng TP Bank,… Cụ thể là những loại phí và lãi sau đây:
- Phí phạt trả chậm: Phí phạt trả chậm hay còn gọi là phí phạt quá hạn, đây là loại phí phát sinh khi khách hàng không thanh toán ít nhất là số tiền tối thiểu khi đến hạn cho ngân hàng. Thông thường, các ngân hàng sẽ áp dụng mức phí tối thiểu là 5% của tổng số tiền mà khách hàng đã sử dụng từ thẻ tín dụng cho mỗi lần trả chậm.
- Lãi suất của thẻ tín dụng: Khi khách hàng chưa trả hết nợ, số tiền còn lại sẽ được các ngân hàng áp dụng mức lãi suất (khi đã hết thời hạn miễn lãi). Khoản nợ chỉ được xóa bỏ khi bạn đã hoàn tất việc thanh toán. Hiện nay có một số ngân hàng áp dụng thẻ tín dụng với lãi suất thấp nhất.
Không chỉ phải đóng những loại phí và lãi suất trên, ngân hàng còn sẽ ghi nhớ thông tin tài khoản của khách hàng nếu bạn để tình trạng thanh toán chậm tiếp diễn nhiều lần. Đây cũng chính là lý do khiến cho nhiều khách hàng bị rơi vào tình trạng có nợ xấu thẻ tín dụng.
Điều kiện làm thẻ tín dụng
Không chỉ những thắc mắc liên quan đến vấn đề này, khách hàng cần phải nắm rõ những điều kiện sau đây để đăng ký mở thẻ:
- Khách hàng cần phải có quốc tịch Việt Nam hoặc là người hiện đang sinh sống, làm việc tại Việt Nam.
- Khách hàng phải là người có thu nhập ổn định để chứng minh được khả năng thanh toán khoản tiền đã sử dụng. Khi mở thẻ tín dụng, khách hàng có thể đăng ký dựa trên mở thẻ tín dụng với sổ tiết kiệm, sao kê lương, hoặc những chứng từ liên quan đến tiền gửi cùng với các giấy tờ có giá trị tương đương.
- Lịch sử tín dụng của khách hàng phải tốt hoàn toàn, không bị liệt kê vào diện nợ xấu ở những ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính. Khi đăng ký làm thẻ, ngân hàng sẽ kiểm tra lịch sử tín dụng của khách hàng trên hệ thống CIC để quyết định có cấp thẻ hay không.
Nợ xấu có làm thẻ ngân hàng được không?
Như đã đề cập tại phần điều kiện làm thẻ tín dụng, khách hàng cần phải có một lịch sử tín dụng tốt hoàn toàn, không rơi vào tình trạng nợ xấu thì ngân hàng mới xét duyệt hồ sơ làm thẻ.
Ngược lại, trên thực tế, hiện nay không có bất cứ ngân hàng nào chấp nhận mở thẻ tín dụng đối với những khách hàng bị liệt kê vào diện nợ xấu. Trong trường hợp bạn có nợ xấu, bạn sẽ phải thanh toán hết nợ và được xóa lịch sử tín dụng này khỏi hệ thống của CIC, thao tác này tương đối tốn kém thời gian. Thậm chí, bạn chỉ được mở thẻ sau 2 năm khi đã trả hết nợ.
Xóa nợ xấu được không?
Câu trả lời đối với câu hỏi này là được, khách hàng có thể xóa nợ xấu khỏi hệ thống CIC nếu thanh toán đầy đủ nợ gốc lẫn lãi của khoản nợ trước đó. Tuy nhiên, để tiếp tục được cho vay hoặc mở thẻ tín dụng, có thể bạn sẽ tốn một khoản thời gian.
Tại sao nợ xấu ngân hàng không cho làm thẻ?
Bên cạnh nợ xấu nguyên nhân khiến ngân hàng không cho làm thẻ khi bạn có nợ xấu cũng là một trong những vấn đề rất đáng lưu tâm. Trên thực tế, thẻ tín dụng chính là một hình thức cho vay tín chấp, khách hàng sẽ được chi tiêu trước sau đó thanh toán tiền sau. Điều này có nghĩa là để được mở thẻ, khách hàng cần phải có uy tín và lịch sử tín dụng sạch, đây là điều được các ngân hàng quản lý chặt chẽ khi mở thẻ tín dụng cho khách. Do đó, nếu phát sinh nợ xấu, bạn sẽ không thể đăng ký cấp thẻ.
Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khác khiến ngân hàng từ chối mở thẻ tín dụng cho khách hàng cũng được chia sẻ bên dưới đây.
Khách hàng không đáp ứng được điều kiện về kinh tế
Để mở thẻ tín dụng, khách hàng phải là người có thu nhập ổn định mỗi tháng, đây là điều kiện được đặt ra để đảm bảo bạn có thể thanh toán khi đến hạn. Do đó, nếu không đáp ứng được tiêu chí này, ngân hàng sẽ đánh giá bạn không có khả năng trả nợ và từ chối mở thẻ.
Hợp đồng lao động của khách hàng không đủ thời hạn
Thông thường, khách hàng phải có hợp đồng lao động thời hạn ít nhất là 3 tháng. Nếu không thể đáp ứng được điều kiện này, ngân hàng cũng sẽ lo ngại rằng khách hàng không thể hoàn trả lại các khoản vay.
Khách hàng sở hữu nhiều thẻ tín dụng
Việc khách hàng sở hữu quá nhiều thẻ tín dụng cũng là một trong những nguyên nhân khiến các ngân hàng từ chối mở thẻ. Khi khách hàng dùng nhiều thẻ tín dụng trong cùng một thời gian sẽ khiến tài chính bị phân bổ, từ đó các ngân hàng sẽ đánh giá rằng bạn không thể đảm bảo khả năng trả nợ. Chính vì thế, các ngân hàng thường không xét duyệt mở thẻ đối với những trường hợp này.
Bài viết trên đã giúp các bạn đọc giải đáp thắc mắc nợ xấu có làm thẻ tín dụng được không và những vấn đề liên quan đến việc mở thẻ tín dụng. Hãy đảm bảo rằng lịch sử tín dụng của mình trên hệ thống CIC luôn “sạch” trước khi đề nghị mở thẻ tại các ngân hàng các bạn nhé. Truy cập Vay333 để tham khảo thêm các thông tin chính xác về tất cả các thẻ tín dụng hiện nay như thẻ tín dụng FE Credit.
- Mở thẻ tín dụng HDBank: Điều kiện, thủ tục lãi suất cơ bản
- Thẻ tín dụng Techcombank: Lãi suất, cách mở thẻ mua sắm
- Đáo hạn thẻ tín dụng là gì? Quy trình như thế nào?
- Top 8 thẻ tín dụng lãi suất thấp nhất 2021
- Thẻ tín dụng Eximbank: Điều kiện mở thẻ, lãi suất, hoàn tiền
- Top 4 cách mở thẻ tín dụng ai cũng đăng ký được