Nhu cầu sử dụng thẻ tín dụng ngày càng tăng cao nhờ những ưu điểm mà chiếc thẻ này mang lại như trả góp qua thẻ tín dụng. Tuy nhiên, một số khách hàng khi đã sở hữu thẻ tín dụng rồi vẫn chưa thực sự hiểu rõ chức năng của thẻ tín dụng. Đó cũng chính là lý do nhiều người vẫn thường đặt câu hỏi “thẻ tín dụng có chuyển khoản được không”.
Menu
Thẻ tín dụng liệu có chuyển khoản được không?
Trong chính sách sử dụng thẻ tín dụng theo quy định của các tất cả ngân hàng thì thẻ tín dụng không thể chuyển khoản được. Muốn biết lý do vì sao không thể dùng thẻ tín dụng để chuyển khoản thì hãy đến phần tiếp theo.
Tại sao không thể chuyển khoản bằng thẻ tín dụng được?
- Thẻ tín dụng là công cụ cho vay của ngân hàng: tức là trên mỗi chiếc thẻ đều được cấp hạn mức để khách hàng sử dụng. Chính vì thế mà khách hàng có thể sử dụng để chi tiêu trước, khi đến hạn, ngân hàng tổng hợp lại thông qua sao kê để khách hàng trả tiền. Ví dụ khách hàng mua xe máy trả góp bằng thẻ tín dụng, thì ngân hàng sẽ ứng trước trả tiền người bán và người mua sẽ trả lại ngân hàng vào mỗi tháng. Do đó trong thẻ không có sẵn tiền mặt mà khi cần, ngân hàng sẽ “ứng tiền” cho khách hàng nên không thể dùng để chuyển khoản được.
- Kiểm soát dư nợ: một nguyên nhân thứ hai để giải thích cho vấn đề tại sao thẻ tín dụng không thể dùng để chuyển khoản đó là để ngân hàng dễ dàng kiểm soát dư nợ.
- Bảo đảm chức năng thanh toán không dùng tiền mặt của thẻ tín dụng: thẻ tín dụng ra đời được xem như một công cụ hỗ trợ cho sự phát triển của xu thế thanh toán không dùng tiền mặt. Vì thế nếu thẻ tín dụng có thể chuyển khoản được tức là đã đi ngược lại với chức năng ban đầu của thẻ tín dụng.
Chuyển khoản từ thẻ ATM vào thẻ tín dụng có được không?
Nếu chuyển khoản từ thẻ ATM vào thẻ tín dụng thì sao, có được không? Câu trả lời là được nhé.
Theo đó, người dùng có thể chuyển khoản bằng tất cả những hình thức chuyển khoản như: internet banking, chuyển tại cây ATM hoặc đến giao dịch trực tiếp tại điểm giao dịch của ngân hàng. Thực tế chúng ta có thể tận dụng chức năng chuyển khoản từ thẻ ATM vào thẻ tín dụng để thanh toán sao kê khi đến kỳ hạn. Như vậy khách hàng sẽ chủ động hơn trong việc thanh toán, đồng thời khách hàng không cần phải dùng tiền mặt để đến tận ngân hàng thanh toán mà chỉ cần chuyển khoản thông qua cây ATM. Đây cũng là cách thức nhằm hạn chế nợ quá hạn do khách hàng quên thanh toán.
Rút tiền mặt từ thẻ tín dụng được không?
Thực chất khi khách hàng tiến hành rút tiền mặt từ thẻ tín dụng chính là bạn đang “ứng tiền” từ thẻ tín dụng thông qua cây ATM. Đồng thời ngân hàng cũng đã ghi nhận dư nợ trên thẻ tín dụng của bạn. Vậy ưu điểm của việc rút tiền từ thẻ tín dụng là gì?
- Thuận tiện hơn khi rút tiền: bất kể khi nào cần tiền mặt mà bạn chỉ mang theo chiếc thẻ tín dụng thì hoàn toàn có thể đến các cây ATM gần đó để rút tiền. Ví dụ khi bạn đang sử dụng thẻ tín dụng Techcombank thì bạn có thể dễ dàng rút tiền ở cây ATM của Argribank để rút tiền nhanh chóng.
- Không cần chuẩn bị giấy tờ, thủ tục: tất nhiên rút tiền từ cây ATM đơn giản nhiều so với rút tiền ở ngân hàng. Do ngân hàng yêu cầu khách hàng khi đến giao dịch phải chuẩn bị chứng minh nhân dân, và chờ đợi nhân viên ngân hàng kiểm tra, xét duyệt khoản vay trước khi giao tiền mặt cho khách hàng.
Ngân hàng khuyến khích không nên rút tiền từ thẻ tín dụng, tại sao?
Song song với những ưu điểm từ việc rút tiền từ thẻ tín dụng tại cây ATM thì cách làm này vẫn tồn tại khá nhiều nhược điểm. Hơn nữa, ngân hàng cũng không khuyến khích khách hàng dùng thẻ tín dụng để rút tiền mặt thường xuyên. Tuy nhiên, so với việc rút tiền thẻ tín dụng thì ngân hàng ngăn chặn hoạt động chuyển khoản của thẻ tín dụng thì chức năng rút tiền thì thẻ tín dụng chỉ bị ngân hàng khuyến khích hạn chế và khuyên khách hàng nên cân nhắc có nên rút tiền thẻ tín dụng không thôi. Vậy vì sao hạn chế thì hãy cùng tìm hiểu các nguyên nhân nhé!
Phí dịch vụ để rút tiền mặt từ thẻ tín dụng tương đối cao
Vì cơ bản thẻ tín dụng không phải là công cụ hỗ trợ rút tiền mặt, ngân hàng cũng không khuyến khích khách hàng rút tiền từ chiếc thẻ này nên luôn áp dụng mức phí cao. Một số ngân hàng đã áp dụng mức phí khoảng 4%/giao dịch. Tức là nếu khách hàng rút 100.000 đồng từ thẻ tín dụng thì bạn sẽ mất phí 4.000 đ. Con số này sẽ lớn hơn gấp mấy lần nếu như số tiền bạn rút cao hơn.
Lãi suất khi dùng thẻ tín dụng để rút tiền mặt
Bạn cũng biết chức năng chính của thẻ tín dụng là gì rồi đúng không? Chính là chi tiêu, nhằm theo đuổi xu thế thanh toán không dùng tiền mặt. Đồng thời cũng chính vì thẻ tín dụng chỉ dùng để thanh toán nên khi rút tiền mặt, khách hàng sẽ phải chịu một mức lãi suất tương đối cao.
Một số ngân hàng triển khai ưu đãi cho thẻ tín dụng như thanh toán trước ngày chốt sao kê thì không phát sinh lãi, nhưng điều này chỉ áp dụng khi khách hàng dùng thẻ tín dụng để thanh toán. Còn riêng trường hợp dùng thẻ tín dụng để rút tiền mặt thì ngay tại thời điểm rút tiền, số tiền rút được đó đã bị ngân hàng tính lãi suất. Thường lãi suất rút tiền mặt từ thẻ tín dụng dao động từ 18%/năm trở lên.
Không chỉ có lãi suất thôi đâu, nếu rút tiền mặt thì thẻ tín dụng, khách hàng còn phải chịu thêm một mức phí rút tiền nữa. Mức phí này dao động từ 1-4%/giao dịch, tùy vào quy định của từng ngân hàng. Vì vậy khi đăng ký thẻ tín dụng, khách hàng nên hỏi nhân viên tư vấn về từng khoản phí này.
Ví dụ: Nếu bạn đang sở hữu một chiếc thẻ tín dụng có hạn mức là 10.000.000 đồng. Bạn đang cần tiền mặt gấp và muốn rút ngay 10.000.000 đồng. Hãy thử tính lãi suất và phí rút tiền mặt đối với chiếc thẻ có hạn mức 10.000.000 đồng này nhé!
- Trước hết bạn sẽ mất phí rút 4% => 4% x 10.000.000 = 400.000 đồng;
- Lãi suất 2% => 2% x 10.000.000 = 200.000 đồng.
Như vậy tổng lãi suất và phí khi rút 10.000.000 đồng từ thẻ tín dụng là 600.000 đồng. Điều này cũng có nghĩa là dư nợ của bạn trong thẻ tín dụng là 10.600.000 đồng.
Ảnh hưởng đến điểm tín dụng
Hầu hết các giao dịch từ thẻ tín dụng đều được ngân hàng kiểm soát rất chặt chẽ. Trong khi ngân hàng không cho phép chuyển khoản từ thẻ tín dụng không thì rút tiền là một hoạt động bị ngân hàng khuyến khích nên hạn chế, bởi khi khách hàng thực hiện rút tiền mặt, điểm tín dụng của khách hàng đã bị ảnh hưởng xấu. Như vậy khách hàng sẽ rất khó để yêu cầu tăng hạn mức thẻ tín dụng hay sử dụng các ưu đãi khác.
Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ hiểu rõ hơn về các hoạt động khác đối với thẻ tín dụng ngoài chức năng chính là thanh toán. Nếu đã hiểu rõ thẻ tín dụng có chuyển khoản được không cũng như không nên lạm dụng chức năng rút tiền mặt từ thẻ tín dụng, chắc chắn bạn sẽ sử dụng chiếc thẻ này vô cùng hữu ích, giúp nâng cao uy tín với ngân hàng. Truy cập Vay333 để tham khảo thêm các thông tin chính xác về tất cả các thẻ tín dụng hiện nay như thẻ tín dụng VP Bank.
- Thẻ tín dụng VPbank: Điều kiện mở thẻ, hạn mức tín dụng
- Thẻ tín dụng Home Credit có tốt không? Có nên làm không?
- Thẻ tín dụng Sacombank: Điều kiện, thủ tục, cách mở thẻ 2021
- Thẻ tín dụng Standard Chartered ưu đãi gì? Điều kiện làm
- Hướng dẫn mua xe máy trả góp bằng thẻ tín dụng 2021
- Thẻ tín dụng MSB có các loại nào? Lãi suất thẻ, phí ra sao?