Ngày hôm nay chúng ta cùng vay333 tìm hiểu vốn điều lệ công ty là gì và những vấn đề liên quan, hãy cùng tham khảo ngay bài viết sau đây nhé.
Menu
- 1 Vốn điều lệ công ty là gì?
- 2 Đặc điểm
- 3 Vai trò
- 4 Thời hạn góp vốn điều lệ công ty
- 5 Góp vốn điều lệ công ty bằng những loại tài sản nào?
- 6 Vốn điều lệ tối thiểu là bao nhiêu?
- 7 Vốn điều lệ tối đa là bao nhiêu?
- 8 Nên đăng ký vốn điều lệ cao hay thấp?
- 9 Cách tra cứu vốn điều lệ công ty
- 10 Có cần chứng minh vốn điều lệ của công ty không?
Vốn điều lệ công ty là gì?
Vốn điều lệ công ty dùng để chỉ tổng giá trị tài sản mà các thành viên tham gia vào công ty cùng với chủ công ty góp vào hoặc cam kết góp vào khi thành lập một công ty hợp danh/công ty TNHH. Đối với công ty cổ phần, vốn điều lệ công ty chính là tổng mệnh giá của cổ phần đã bán được hoặc tổng mệnh giá của cổ phần đã được đăng ký mua.
Vốn điều lệ của công ty phải được đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi thành lập, đồng thời công bố với công chúng. Đối với những trường hợp các công ty được quy định về vốn pháp định, vốn điều lệ bắt buộc phải luôn luôn không được thấp hơn nếu so với vốn pháp định.
Trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp có thể điều chỉnh mức vốn điều lệ thấp hoặc cao hơn tùy ý, tuy nhiên tuyệt đối không được thấp hơn so với vốn pháp định. Nếu đối tượng là một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, vốn điều lệ đồng thời cũng chính là vốn pháp định.
Đặc điểm
- Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, vốn điều lệ chính là vốn mà các thành viên cam kết sẽ góp trong một thời hạn nhất định: Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, các cổ đông, thành viên sẽ phải thanh toán số cổ phần và vốn góp đã cam kết/đã đăng ký mua bằng đúng loại tài sản quy định trong vòng 90 ngày kể từ khi nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trong trường hợp các thành viên không góp đủ vốn/cổ phần đã cam kết theo đúng thời hạn thì trước khi công ty đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ, các thành viên đó sẽ phải chịu trách nhiệm với số phần vốn đã cam kết góp.
- Có thể chia vốn điều lệ thành nhiều loại tài sản khác nhau: Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, các cổ đông/thành viên có thể góp vốn vào công ty dưới nhiều hình thức tài sản khác nhau.
Vai trò
- Vốn điều lệ công ty chính là cơ sở để có thể xác định quyền sở hữu cổ phần của các cổ đông, các thành viên trong công ty hoặc tỷ lệ góp vốn vào công ty. Từ đó, công ty có thể dễ dàng phân chia về mặt quyền lợi, lợi ích, lợi tức và nghĩa vụ của riêng từng thành viên, cổ đông.
- Các thành viên/cổ đông công ty sẽ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty, những nghĩa vụ khác về mặt tài sản trong công ty trong phạm vi số vốn đã góp khi thành lập doanh nghiệp.
- Sau khi công ty đã kê khai, nộp thuế đầy đủ và hoàn thành những nghĩa vụ về mặt tài chính khác, các thành viên/cổ đông công ty sẽ được phân chia lợi nhuận dựa trên số vốn đã góp.
- Vốn điều lệ đóng vai trò như một cơ sở để xác định điều kiện kinh doanh của những công ty/doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện.
Thời hạn góp vốn điều lệ công ty
Sau khi đã trả lời cho câu hỏi vốn điều lệ công ty là gì thì thời hạn góp vốn điều lệ cũng vô cùng quan trọng. Đối với Luật Doanh nghiệp năm 2005, thời hạn góp vốn của từng loại hình công ty khác nhau là hoàn toàn không thống nhất. Cụ thể, nếu thành lập công ty cổ phần thì các thành viên/cổ đông sẽ có 90 ngày để hoàn thành việc góp vốn. Tuy nhiên, nếu loại hình kinh doanh là công ty TNHH thì các thành viên có thời hạn 36 tháng để hoàn thành số vốn đã cam kết sẽ góp. Việc không thống nhất về thời hạn góp vốn này đã gây ra nhiều hạn chế như việc nhầm lẫn về cơ cấu sở hữu, nhầm lẫn về mặt vốn điều lệ,…
Chính vì thế, vào năm 2014, Luật Doanh nghiệp đã có những điều chỉnh cho phù hợp. Cụ thể, tính từ ngày được cấp Giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp, các thành viên/cổ đông công ty sẽ có thời hạn là 90 ngày để hoàn thành việc góp đủ số vốn đã cam kết.
Góp vốn điều lệ công ty bằng những loại tài sản nào?
Vậy những loại tài sản được dùng để góp vốn điều lệ công ty là gì? Như đã chia sẻ bên trên, các thành viên/cổ đông có thể góp vốn điều lệ cho công ty dưới nhiều hình thức tài sản khác nhau. Các loại tài sản này có thể là Đồng Việt Nam, vàng gửi tiết kiệm, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu công nghệ, trí tuệ, ngoại tệ, ngoại hối được tự do chuyển đổi, bí quyết kỹ thuật. Ngoài ra, cổ đông có thể góp vốn bằng những tài sản khác, định giá được bằng đồng tiền Việt Nam.
Riêng về loại tài sản là quyền sở hữu trí tuệ, pháp luật quy định quyền này sẽ bao gồm quyền sở hữu công nghiệp, quyền tác giả và một số quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền đối với giống cây trồng và một số loại quyền khác dựa trên quy định của pháp luật.
Vốn điều lệ tối thiểu là bao nhiêu?
Theo những quy định của Luật Doanh nghiệp 2014, pháp luật hoàn toàn không quy định mức vốn điều lệ tối thiểu mà thành viên cần phải góp. Chính vì thế, căn cứ vào mục đích hoạt động cũng như khả năng kinh tế của những thành viên mà công ty có thể đặt ra mức vốn điều lệ. Cụ thể, những cơ sở sau đây cần được xem xét khi quyết định mức vốn điều lệ:
- Phạm vi, quy mô hoạt động của công ty
- Khả năng tài chính của các cổ đông
- Dự án đã được ký kết với đối tác
- Chi phí hoạt động thực tế mà công ty cần phải chi trả trong quá trình kinh doanh,…
Vốn điều lệ tối đa là bao nhiêu?
Theo như quy định của pháp luật, vốn điều lệ tuyệt đối không được thấp hơn so với mức vốn pháp định của công ty.. Khi có điều chỉnh tăng hoặc giảm mức vốn điều lệ của công ty, vốn điều lệ cũng sẽ không được thấp hơn.
Về mức vốn điều lệ tối đa mà công ty được đăng ký thì tương tự như mức vốn tối thiểu, pháp luật hoàn toàn không quy định về tiêu chí này. Các cổ đông/thành viên tham gia góp vốn chỉ cần quyết định dựa trên khả năng kinh tế và lĩnh vực kinh doanh của công ty, quy mô thành lập công ty/doanh nghiệp.
Nên đăng ký vốn điều lệ cao hay thấp?
- Trong trường hợp đăng ký vốn điều lệ thấp: Các thành viên/cổ đông tham gia góp vốn sẽ không phải chịu trách nhiệm quá nhiều trước những rủi ro có thể xảy ra. Tuy nhiên, vốn điều lệ thấp sẽ khiến cho các khách hàng, đối tác không có nhiều sự tin tưởng vào doanh nghiệp.
- Trong trường hợp vốn điều lệ quá cao: Doanh nghiệp sẽ tạo được niềm tin đối với khách hàng, đối tác, tuy nhiên tính chịu rủi ro cũng sẽ tăng cao. Đồng thời, việc đăng ký vốn điều lệ quá cao so với số tiền thực tế sẽ khiến cho việc kiểm tra sổ sách của cổ phiếu doanh nghiệp gặp rất nhiều hạn chế.
Khi thành lập công ty thì các thành viên nên cân nhắc về lượng khách hàng, đối tác đã có sẵn, nếu đã có nhiều khách hàng trước đó thì nên đăng ký vốn điều lệ cao hơn. Trong trường hợp ít khách hàng thì nên để số vốn tương đối.
Cách tra cứu vốn điều lệ công ty
Bạn chỉ cần thực hiện theo 3 bước đơn giản sau đây:
- Bước 1: Các bạn cần phải truy cập vào trang web chính thống của cổng thông tin đăng ký của doanh nghiệp.
- Bước 2: Điền tên của doanh nghiệp hoặc mã số thuế và mã số doanh nghiệp mà bạn cần tra cứu.
- Bước 3: Nhấn vào chữ tra cứu sau đó màn hình sẽ hiển thị kết quả.
Có cần chứng minh vốn điều lệ của công ty không?
Vốn điều lệ là do các công ty tự đăng ký khi thành lập công ty và phải tự chịu trách nhiệm về tính chính xác đối với những nội dung được kê khai. Tại bước đăng ký thành lập doanh nghiệp, doanh nghiệp đó hoàn toàn không cần phải chứng minh vốn điều lệ.
Tuy nhiên, đối với trường hợp ngành nghề đó có yêu cầu vốn pháp định khi thành lập thì vốn điều lệ của công ty không được phép nhỏ hơn so với vốn pháp định. Mặt khác, những ngành nghề có yêu cầu vốn ký quỹ cũng cần được chứng minh vốn điều lệ khi thành lập công ty.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần phải chứng minh vốn góp của riêng từng thành viên trong công ty. Thao tác này sẽ giúp cho các thành viên sở hữu những giấy tờ về đóng góp của mình, việc phân chia lợi nhuận về sau cũng trở nên thuận tiện hơn.
Như vậy, bài viết trên là những điều các bạn cần biết về khái niệm vốn điều lệ công ty là gì. Nắm rõ những vấn đề liên quan đến vốn điều lệ của công ty sẽ giúp cho các doanh nghiệp thực hiện các bước thành lập một cách chính xác, ít tốn kém thời gian hơn rất nhiều. Truy cập Vay333 để tìm hiểu thêm về các kiến thức tài chính khác như Bảng cân đối kế toán.