Thông thường, muốn nắm được tình hình tài chính công ty, cũng như xác định xem doanh nghiệp có hoạt động hiệu quả hay không, các nhà đầu tư sẽ dùng nhiều cách khác nhau. Trong số đó thì việc định giá sổ sách theo đơn vị cổ phiếu được áp dụng phổ biến nhất. Vậy giá trị sổ sách của một cổ phiếu cụ thể là gì? Cách tính ra sao? Nó bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào? Cùng vay333.net tìm hiểu kỹ hơn qua những thông tin dưới đây.
Menu
Giá trị sổ sách là gì?
Giá trị sổ sách là giá trị của doanh nghiệp khi đánh giá dựa vào giá trị của toàn bộ tài sản trong doanh nghiệp đó (không tính các khoản nợ), còn được gọi với thuật ngữ Book value. Nếu giả sử trong trường hợp xấu nhất, công ty bị phá sản thì giá trị sổ sách nó phản ánh một cách chính xác nhất số tiền mà các cổ đông có thể được nhận sau khi công ty đã chi trả hết các khoản nợ và thanh lý hết những tài sản của công ty.
Ngoài cách hiểu trên thì book value còn được hiểu theo một góc độ khác – nguồn quỹ. Đứng dưới góc nhìn này thì giá trị sổ sách chính là nguồn tiền mà công ty dùng trong việc mua các tài sản. Những tài sản này có nghĩa vụ tạo ra hàng hóa và dịch vụ, phục vụ quá trình hoạt động của công ty.
Giá trị sổ sách của cổ phiếu là gì?
Giá trị sổ sách tính trên 1 đơn vị cổ phiếu đang được lưu hành của doanh nghiệp tên tiếng anh là book value per share. BVSC (viết tắt của Book value per share) là số liệu được dùng phổ biến trong việc so sánh thị giá của các loại cổ phiếu trên thị trường.
Vì nó phản ánh tính hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nên khi giá trị này càng lớn thì suy ra doanh nghiệp đó tích lũy được càng nhiều lợi nhuận, tỷ suất sinh lời cao và ngày càng vững mạnh hơn. Cha đẻ của thị trường đầu tư giá trị Benjamin Graham – người viết nên cuốn sách mang tính kinh điển “Phân tích chứng khoán & Nhà đầu tư thông minh” cho rằng tư nên dựa vào biên an toàn, chọn những cổ phiếu có giá trị bé hơn 2/3 so với Book value.
Những cổ phiếu nào mà có giá thị trường cao hơn so với giá trị sổ sách của một cổ phiếu chứng tỏ chúng đang được các nhà đầu tư đánh giá rất cao. Và ngược lại, nếu giá thị trường của cổ phiếu nhỏ hơn giá trị sổ sách của chúng cho thấy thị trường đang không đánh giá cao những cổ phiếu đó. Đương nhiên đây cũng chỉ là những nhận định mang tính tổng quát và không thể đúng hết trong tất cả các trường hợp.
Cách tính giá trị sổ sách của cổ phiếu
Công thức tính giá trị sổ sách của một cổ phiếu dựa vào những thông tin có trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Cách tính như sau: lấy số vốn chủ sở hữu chia cho tổng số lượng cổ phiếu đang được lưu hành trên thị trường hiện tại. Giá trị sổ sách trên một cổ phiếu sẽ không biến động trong một kỳ kế toán.
Ta có công thức tính chỉ số BVPS (Book value per share) như sau: BVPS = (Vốn CSH – Tài sản vô hình) / Tổng số lượng cổ phiếu đang lưu hành. Hoặc cũng có thể xác định giá trị sổ sách trên một cổ phiếu bằng cách: BVPS = (Vốn CSH – Tài sản vô hình – Nợ) / Tổng số lượng cổ phiếu đang lưu hành.
Trong đó:
- Tài sản vô hình được hiểu là tài sản cố định vô hình, có giá trị bằng nguyên giá trừ đi cho giá trị hao mòn lũy kế
- Nợ phải trả bằng tổng của hai khoản nợ ngắn hạn và dài hạn
Ý nghĩa
Giá trị sổ sách của một cổ phiếu có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình so sánh Book value của doanh nghiệp với giá các cổ phiếu khác trên thị trường vì chúng có tham gia cấu thành nên chỉ số P/B. Đây là loại chỉ số được các nhà đầu tư sử dụng để nhận định được tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hiện tại, cũng như định giá cổ phiếu một cách chính xác hơn.
Nếu P/B > 1 thì giá trị cổ phiếu trên thị trường sẽ lớn hơn giá trị sổ sách
Nếu P/B = 1 thì giá trị cổ phiếu trên thị trường xấp xỉ với giá trị sổ sách
Nếu P/B < 1 thì giá trị cổ phiếu trên thị trường sẽ thấp hơn so với giá trị sổ sách
Nhìn một cách tổng quan hơn, trường hợp giá trị P/B cao đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đang có giá trị thấp trên thị trường. Có thể là đang phải gánh nhiều món nợ, sở hữu nhiều tài sản vô hình và vay vốn để tiếp tục hoạt động kinh doanh. Ngược lại, nếu trị số P/B thấp tức là doanh nghiệp này ít phải vay nợ, giá trị tài sản của doanh nghiệp lớn và vốn dùng để sản xuất kinh doanh đều là của chủ sở hữu.
Các yếu tố ảnh hưởng
Có thể kể đến các yếu tố ảnh hưởng giá trị nội tại của doanh nghiệp, yếu tố vĩ mô, cung – cầu của thị trường, tâm lý các nhà đầu tư,…
Trong ngắn hạn thì chúng sẽ phụ thuộc vào các yếu tố ngoài thị trường. Tuy nhiên, dưới góc nhìn dài hạn, BVPS chủ yếu biến động phụ thuộc vào những yếu tố nội tại của doanh nghiệp như: lợi nhuận ròng, lỗ ròng, cổ tức, mua lại cổ phần.
Lợi nhuận ròng
Cứ mỗi lần phát sinh lợi nhuận ròng trong doanh nghiệp thì giá trị sổ sách ở đây cũng sẽ tăng theo. Bởi vì lợi nhuận này sẽ được chuyển sang vốn CSH hoặc là lợi nhuận được giữ lại để phục vụ cho các kế hoạch kinh doanh khác của công ty.
Lỗ ròng
Ngược lại với lợi nhuận ròng bên trên. Khi doanh nghiệp có dấu hiệu thua lỗ trong hoạt động kinh doanh, điều này sẽ dẫn đến “ lợi nhuận ròng” của công ty âm. Khi khoản tiền thua lỗ được hạch toán trong bảng cân đối kế toán, nó kéo theo việc các khoản dự trữ cũng sẽ giảm xuống theo. Từ đó làm giảm Book Value.
Cổ tức
Cổ tức là các khoản lợi nhuận được chia đều cho các cổ đông theo tỷ lệ góp vốn. Thông thường, chúng sẽ được trả từ nguồn dự trữ của công ty. Do đó, giá trị sổ sách của cổ phiếu sẽ bị giảm đi mỗi lần chi trả cổ tức.
Mua lại cổ phần
Trong vài trường hợp, doanh nghiệp sẽ quyết định mua lại cổ phần của chính công ty mình từ thị trường. Và lúc này, khi trích khoản tiền để mua cổ phiếu thì tài khoản cũng sẽ giảm đi phần “dự trữ” – tương đương với Book value của công ty.
Lợi ích
Book value được áp dụng rất nhiều trong việc phân tích tỷ lệ tài chính. Nó được xem như là thước đo cho các nhà đầu tư định giá đặt sàn cho cô phiếu nếu trường hợp xấu nhất xảy ra. Một khi doanh nghiệp đã được thanh lý hết và hoàn trả tất cả các khoản nợ thì Book value chính là giá trị mà chủ sở hữu nhận được. Ngoài ra, giá trị sổ sách của một cổ phiếu còn được dùng để làm nên một khuôn mẫu thước đo thu nhập chuẩn (các giá trị đóng – mở đã được đối chiếu).
Hạn chế của giá trị sổ sách của 1 cổ phiếu
Mặc dù giữ một vai trò rất quan trọng, tuy nhiên, BVPS vẫn còn tồn tại một vài hạn chế như sau:
- Book value thường được báo cáo định kỳ trong bảng BCTC theo từng quý hoặc năm. Vì vậy cho nên các nhà đầu tư chỉ có thể tiếp cận với thông tin về giá trị sổ sách của một cổ phiếu của doanh nghiệp khi công ty cho phát hành BCTC. Qua đó, họ bắt đầu định giá của doanh nghiệp và đánh giá xem công ty trong thời gian qua có hoạt động hiệu quả hay không.
- Giá trị này được xếp vào mục kế toán và có thể điều chỉnh được. Thêm nữa, do quy tắc khấu hao trong kế toán mà doanh nghiệp phải thực hiện báo cáo Book Value cao hơn kể cả khi trong trường hợp giá trị sổ sách của doanh nghiệp có thể giảm.
- Các loại thiết bị, máy móc, đồ dùng công nghệ điện tử rất nhanh bị lỗi thời hoặc nếu không thì cũng giảm tuổi thọ sau một thời gian sử dụng. Tuy nhiên, chúng được ghi nhận có Book Value cao hơn thực tế.
- Giá trị này sẽ không phù hợp trong điều kiện nếu doanh nghiệp của bạn dùng thiết bị – máy móc như một tài sản đảm bảo của một khoản vay nào đó.
Kết luận
Xác định giá trị sổ sách của một cổ phiếu là một cách định giá cổ phiếu mà các nhà đầu tư thường dùng. Ngoài ra, chúng còn có thể hỗ trợ các nhà đầu tư trong việc xem xét kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và tình hình tài chính của công ty. Hy vọng những thông tin vừa rồi mà vay333.net đề cập trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về Book Value Per Share. Truy cập Vay333 để tìm hiểu thêm về các kiến thức tài chính khác như CIC là gì?.