Bảng cân đối kế toán là gì? Khái niệm này chắc chắn không còn xa lạ với dân kế toán tài chính. Tuy nhiên với người chưa từng học qua chuyên ngành tài chính thì không phải ai cũng hiểu rõ về khái niệm. Kết cấu bao gồm những thành phần nào?
Menu
- 1 Bảng cân đối kế toán là gì?
- 2 Nội dung bảng cân đối kế toán
- 3 Bảng cân đối kế toán gồm những gì?
- 4 Ý nghĩa bảng cân đối kế toán
- 5 Cách làm bảng cân đối kế toán
- 6 Nguyên tắc lập bảng cân đối kế toán
- 7 Phân tích bảng cân đối kế toán
- 8 Bảng cân đối kế toán khác bảng cân đối tài khoản ở đâu?
- 9 Hạn chế của bảng cân đối kế toán là gì?
- 10 Kết luận
Bảng cân đối kế toán là gì?
Bảng cân đối kế toán có thể hiểu đơn giản là một bản báo cáo tài chính chi tiết của doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh vừa và nhỏ. Nó phản ánh một cách tổng quan về tình hình tài chính của doanh nghiệp theo từng thời kỳ nhất định.
Cụ thể hơn, bảng cân đối kế toán cho biết số liệu chi tiết về tổng tài sản, nguồn vốn có khả năng huy động hiện thời và nhiều thông tin cần thiết khác. Lưu ý rằng số liệu thống kê chỉ thực sự có giá trị đến thời điểm lập báo cáo.
Chính bởi vậy, bảng cân đối kế toán luôn là nguồn tham khảo thông tin quan trọng của nhà đầu tư. Thống kê trong bản báo cáo này phản ánh một cách tổng quan về nguồn lực tài chính doanh nghiệp. Mỗi bảng cân đối kế toán thường được công bố vào thời điểm cuối năm, cuối mỗi quý hoặc cuối mỗi tháng.
Nội dung bảng cân đối kế toán
Nội dung trong bảng chủ yếu tập trung về tình hình tài chính của doanh nghiệp tại một giai đoạn cụ thể. Giá trị tài sản để cập trong bảng báo cáo không tính đến quá trình vận động của từng loại tài sản đảm bảo. Thay vào đó chúng chỉ phản ánh tình hình biến đổi tại một thời điểm cụ thể.
Chẳng hạn như khi báo cáo tài chính ảnh được công bố vào thời điểm cuối năm. Như vậy, giá trị trong bảng cân đối kế toán chỉ tập trung vào thời điểm cuối năm.
Bảng cân đối kế toán gồm những gì?
Nếu muốn nắm rõ tính chất bảng cân đối kế toán là gì, nhà phân tích phần nắm rõ 2 hạng mục chính. Bao gồm mục tài sản và nguồn vốn.
Mục tài sản
Đề cập đến tài sản ngắn hạn và dài. Chúng phản ánh khá chuẩn xác tiềm lực của mỗi doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh.
Tài sản ngắn hạn
Tài sản ngắn hạn đề cập trong bảng cân đối kế toán có thể bao gồm:
- Vốn tính theo tiền mặt
- Vốn đầu tư trong ngắn hạn
- Khoản vốn có thể thu hồi trong thời gian ngắn
- Lượng hàng tồn kho
Tài sản dài hạn
So với tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn thường có giá trị lớn hơn. Chẳng hạn như:
- Số lượng cần thu trong dài hạn
- Tài sản gắn với doanh nghiệp (tài sản cố định)
- Khoản đầu tư cho hạ tầng, thiết bị sản xuất
- Khoản đầu tư vào những hạng mục khác trong dài hạn
Mục nguồn vốn
Trong mục nguồn vốn, bạn cần chú ý phân tích hạng mục nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu.
Nợ phải trả
Gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Thường thì nợ dài hạn chiếm tỷ lệ lớn hơn. Đó là những khoản nợ đầu tư cho phát triển lâu dài. Còn nợ ngắn hạn không nên chiếm tỷ trọng quá lớn bởi sẽ gây sức ép trả nợ, ảnh hưởng không tốt đến hoạt động kinh doanh.
Nguồn vốn chủ sở hữu
Đây là vốn thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp hoặc người đã tham gia góp vốn chủ đầu tư. Ngoài ra lợi nhuận chưa phân phân chia, quỹ trích từ lợi nhuận cũng tính vào mục nguồn vốn chủ sở hữu.
Lưu ý, tài sản luôn sắp xếp giảm cân theo tính thanh khoản. Như vậy tài sản có tính thanh khoản cao nhất luôn đứng ở vị trí đầu tiên. Bên cạnh đó, trong mục nguồn vốn điều lệ công ty, người ta sẽ sắp xếp vốn theo thứ tự ưu tiên hoàn trả.
Ý nghĩa bảng cân đối kế toán
Đối với tài sản doanh nghiệp
Tài sản cần xét ở đây là tài sản về mặt lý và kinh tế. Trong đó, nếu xét về mặt pháp lý, tài sản sẽ phản ánh giá trị tổng tài sản của doanh nghiệp tính đến thời điểm thực hiện báo cáo. Chúng thuộc quyền sở hữu và quản lý của doanh nghiệp.
Còn nếu xét về mặt kinh tế, số liệu ghi trong phần tài sản lại cho biết quy mô, tài sản hiện có của doanh nghiệp. Có thể tồn tại theo dạng vật chất (đất đai, thiết bị,..) hoặc phi vật chất (bằng sáng chế, công thức chế tạo,..).
Dựa vào sự phân bậc rõ ràng kể trên, nhà phân tích hoàn toàn có thể đánh giá khá chính xác quy mô hoạt động, mức độ phân bổ nguồn vốn.
Đối với nguồn vốn chủ sở hữu
Với nguồn vốn chủ sở hữu, chúng ta cũng xem xét dựa trên cơ sở pháp lý và kinh tế tương tự như với tài sản doanh nghiệp.
Xét theo tính chất pháp lý, nguồn vốn sở hữu phản ánh thảo được hình thành như thế nào tính đến thời điểm công bố bảng cân đối kế toán. Từ đó lúc giờ phân tích đánh giá tình hình doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm pháp lý đối với những khoản nợ phải trả.
Còn nếu xét về mặt kinh tế, sự kiện về nguồn vốn lại cho biết quy mô và cơ cấu vốn đã được phân bổ đầu tư ra sao. Đây là cơ sở quan trọng để đánh giá một cách tổng quan về khả năng tự chủ tài chính, ứng phó với rủi ro của doanh nghiệp.
Cách làm bảng cân đối kế toán
Cách làm bảng cân đối kế toán không quá khó. Trước tiên bạn cần nhớ rằng mỗi bản báo cáo tài chính luôn phải có hai phần cơ bản. Cụ thể để đó là phần tài sản và phần nguồn vốn. Tại mỗi phần đại bao gồm một số mục nhỏ hơn.
Để thiết lập không cho bản báo cáo, bạn hãy kẻ bảng cho từng hạng mục. Lại từng hạng mục lại phân chia thời điểm cuối kỳ và đầu năm. Để dễ hiểu hơn, bạn hãy theo dõi ví dụ về bảng cân đối kế toán của một công ty dệt may A dưới đây.
Nguyên tắc lập bảng cân đối kế toán
Trong quá trình lập bảng KĐKT bạn cần ghi nhớ ba nguyên tắc cơ bản về tài sản nợ trong ngắn hạn và dài hạn.
Doanh nghiệp có chu kỳ trả nợ trong vòng 12 tháng
- Tài sản và nợ phải trả có khả năng thu hồi trong vòng 12 tháng kể từ khi công bố báo cáo được xếp vào nhóm ngắn hạn.
- Tài sản và nợ phải trả có khả năng thu hồi trên 12 tháng kể từ khi công bố báo cáo được xếp vào nhóm dài hạn.
Doanh nghiệp có chu kỳ trả nợ lớn hơn 12 tháng
- Tài sản và khoản nợ thanh toán trong chu kỳ kinh doanh tính đến thời điểm công bố báo cáo xếp vào nhóm ngắn hạn.
- Tài sản và khoản nợ thanh toán dài hơn chu kỳ kinh doanh tính đến thời điểm công bố báo cáo xếp vào nhóm dài hạn.
Doanh nghiệp có chu kỳ trả nợ khó xác định
Với doanh nghiệp có chu kỳ trả nợ khó xác định, tài sản và nợ phải trả sẽ tình theo mức thanh khoản giảm dần. Có nghĩa tài sản có tính thanh khoản lớn nhất luôn xếp ở vị trí đầu tiên. Người ta nợ phải trả gấp cũng sẽ đề cập ngay đầu bảng.
Phân tích bảng cân đối kế toán
Tiến hành phân tích bạn cần phải thực hiện phân tích theo nhiều hạng mục. Chẳng hạn như:
- Phân tích cơ cấu tài sản
- Phân tích cơ cấu của nguồn vốn
- Phân tích chu kỳ hay vòng quay của tài sản
- Phân tích vòng quay của hàng tồn kho
- Phân tích năng lực thanh toán của doanh nghiệp
Bảng cân đối kế toán khác bảng cân đối tài khoản ở đâu?
Như phần định nghĩa bạn hẳn biết rằng bảng cân đối này chị phản ánh tài sản trong một thời điểm cụ thể.
Còn đối với tài sản kế toán, nó cũng phản ánh tài sản nhưng xét thêm yếu tố vận động của tài sản. Ví dụ như chi tiết các khoản thu chi. Nội dung của tài khoản bán xác bám sát nghiệp vụ kinh tế doanh nghiệp.
Hạn chế của bảng cân đối kế toán là gì?
Bảng cân đối kế toán cho nhà phân tích thấy rõ giá trị sổ sách của tài sản. Bởi chúng được thiết lập theo nguyên gốc về giá. Nguyên nhân chính vì vậy mà thống kê trên sổ sách rất khó ăn khớp 100% khi giá trị tài sản trong thực tế, đặc biệt là khi tài sản thực tế gắn với giá trị thị trường.
Nhìn chung, bảng cân đối kế toán chỉ hỗ trợ nhà phân tích số liệu tại chính thời điểm làm báo cáo (đầu kỳ hoặc cuối kỳ). Do đó nếu chỉ dựa vào phần số liệu trong bảng cân đối, bạn sẽ rất khó xác định vận động giá của tài sản.
Kết luận
Theo từng giai đoạn, tài sản lưu động của mỗi doanh nghiệp lại có chút thay đổi. Nhờ vào quá trình tổng hợp, đánh giá bảng cân đối kế toán, phía nhà đầu tư sẽ có được cái nhìn tổng quan thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Hy vọng rằng sau bài viết trên đây, bạn đã hiểu rõ hơn về định nghĩa bảng cân đối kế toán là gì! Truy cập Vay333 để tìm hiểu thêm về các kiến thức tài chính khác như kiểm tra tiền trong thẻ ATM.