Những kiến thức cần biết về vay vốn kinh doanh

Nếu các bạn đang là chủ doanh nghiệp hoặc chủ hộ kinh doanh, hẳn các bạn không hề xa lạ với khái niệm vay vốn kinh doanh. Bởi không có ai khi kinh doanh mà không cần vay vốn. Vay vốn trong giai đoạn đầu tiên để có sản phẩm hoặc vay vốn kinh doanh để phát triển doanh nghiệp tiến tới xa hơn… Vốn vay kinh doanh là một phần quan trọng cho bất kỳ doanh nghiệp, hộ kinh doanh nào. Tìm hiểu những ưu nhược điểm của vay vốn kinh doanh cũng như các hình thức vay vốn kinh doanh qua bài viết này nhé!

1. Vay vốn kinh doanh là gì?

vay-von-kinh-doanh-la-gi

Vốn vay kinh doanh là hình thức hỗ trợ gia tăng hay bổ sung nguồn vốn kinh doanh cho công ty, doanh nghiệp hoặc chủ hộ kinh doanh trong dự án kinh doanh sắp diễn ra. Vay vốn kinh doanh hiện nay có 2 hình thức chính đó là: vay thế chấp và vay tín chấp.

Khi startup ngày càng mạnh dạn khởi nghiệp, họ rất cần nguồn vốn kinh doanh, việc được hỗ trợ từ nguồn vốn vay kinh doanh quyết định rất lớn sự phát triển của những công ty non trẻ này. Tuy nhiên, để vay vốn kinh doanh, các dự án của các starup phải chứng minh được khả năng hoàn vốn của mình.

Với nền kinh tế hiện nay, có nhiều công ty, doanh nghiệp hoặc chủ hộ kinh doanh cũng đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc kinh doanh. Việc rót vốn vay kinh doanh cho các doanh nghiệp kịp thời cũng sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển vượt qua giai đoạn này.

2. Có nên vay vốn kinh doanh không?

Có nên vay vốn kinh doanh không? Đương nhiên là nên bởi hiếm có ai có sẵn vốn kinh doanh ngay từ khi mới bắt đầu. Tuy nhiên, cũng có những thời điểm không nên vay vốn kinh doanh. Vậy khi nào thì nên và không nên vay vốn kinh doanh?

– Khi nào nên vay vốn kinh doanh

  • Phải có phương án kinh doanh cụ thể trước khi vay vốn kinh doanh
  • Lập kế hoạch tài chính của dự án kỹ càng, càng sát với kế hoạch càng tốt
  • Hiểu rõ về dự án kinh doanh này, xem xét tính khả thi của dự án
  • Cân nhắc các nguồn thu khác ngoài dự án vay vốn, cân đối tài chính thanh khoản
  • Xem xét tới việc trả nợ trong trường hợp phương án xấu nhất xảy ra

– Khi nào không nên vay vốn kinh doanh

  • Không nắm rõ kế hoạch, cũng như số tiền cần thiết để phát triển dự án
  • Vay vốn kinh doanh từ nhiều nguồn cùng một lúc khiến mất khả năng kiểm soát khoản vay
  • Không có nguồn dự phòng – được xem như phao cứu sinh – khi dự án xảy ra những vấn đề không thuận lợi

3. Ưu điểm của vay vốn kinh doanh

– Ưu điểm đầu tiên phải kể đến đó là hạn mức lớn, thời gian dài hạn. Thông thường, một phương án kinh doanh đều cần có nguồn vốn lớn huy động để đi vào hoạt động thực tế, việc vay vốn kinh doanh thường sẽ được cân nhắc hạn mức vay lớn. Và để có thể trả được hạn mức vay lớn này, luôn cần một thời hạn vay dài hạn, doanh nghiệp mới có thể hoàn trả nguồn vốn vay.

– Khắc phục được việc thiếu hụt nguồn vốn dài hạn, đầu tư được cở sở vật chất, trang thiết bị hay nguồn hàng hóa dồi dào,… thúc đẩy phát triển kinh doanh.

– Lãi suất ưu đãi thấp hơn các hình thức vay khác. Do chính sách của Nhà nước tạo điều kiện cho các chủ hộ kinh doanh, chủ doanh nghiệp phát triển và xây dựng đất nước từ các dự án kinh doanh, nên lãi suất vay kinh doanh luôn có lãi suất hấp dẫn nhất so với các gói vay khác.

– Áp lực tài chính giảm bớt. Khi được vay dài hạn, lãi suất ổn định hơn chắc chắc sẽ giảm được gắng nặng kinh tế tới các chủ doanh nghiệp, chủ hộ kinh doanh.

4. Hạn chế của vay vốn kinh doanh

– Như đã nói ở trên, thông thường vay kinh doanh sẽ cần hạn mức vay lớn và dài hạn nên khả năng thu hồi vốn có tổ chức tài chính tín dụng sẽ gặp rủi ro nhiều hơn, do vậy luôn cần tài sản để đảm bảo vay.

– Các dự án sẽ được xem xét kỹ càng tính khả thi trước khi được xét duyệt vay. Các yêu cầu điều kiện vay sẽ cao hơn bình thường.

– Cũng do tính rủi ro cao nên các khoản vay kinh doanh thuộc loại dài hạn đều thu phí phạt thanh toán trước hạn.

– Khi dự án kinh doanh xảy ra tình huống xấu, bạn không có khả năng thanh khoản có thể mất tài sản đảm bao theo quy định hợp đồng vay vốn.

Xem thêm: Tín Dụng Đầu Tư Phát Triển Là Gì? Nguồn Vốn Tín Dụng Đầu Tư Phát Triển Là Gì?

5. Các hình thức vay vốn kinh doanh dài hạn

Hình thức vay dài hạn mà phổ thông nhất đầu tiên phải kể đến là vay thế chấp, ngoài ra sẽ còn những hình thức nào? Chi tiết các hình thức vay vốn kinh doanh dài hạn tại đây:

5.1. Vay thế chấp

Khách hàng sẽ dùng tài sản thế chấp cho ngân hàng để đảm bảo thanh toán cho ngân hàng, tuy nhiên không cần giao tài sản cho ngân hàng. Nếu bạn không thể thanh toán nợ cho ngân hàng theo hợp đồng vay vốn thi ngân hàng được quyền tịch thu tài sản mà bạn đã thế chấp.

5.2. Vay theo dự án

Khách hàng vay tiền để thực hiện các dự án sản xuất kinh doanh. Các dự án này sẽ phải được thực hiện thẩm định và cấp cho bên vay một mức tín dụng với thời gian vay vốn nhất định để phục vụ cho một hợp đồng hoặc dự án kinh doanh đó. Ngân hàng thương mại hoặc tổ chức tín dụng thuộc bên cho vay sẽ thực hiện tất cả các hoạt động và chịu trách nhiệm về các dự án đầu tư của khách hàng được xét duyệt vay.

5.3. Vay cầm cố

Giống như hình thức vay thế chấp, khách hàng dùng tài sản của mình giao cho ngân hàng, tổ chức tín dụng để đảm bảo khoản vay và nhận số tiền vay tương ứng với giá trị tài sản nên nếu vay dưới hình thức này bạn cần có tài sản cầm cố. Tuy nhiên trong quá trình vay tài sản sẽ được ngân hàng giữ (cầm cố). Hình thức này thường được áp dụng với các tài sản như sổ tiết kiệm, hợp đồng tiền gửi, giấy tờ có giá… Và tài sản này cũng sẽ bị ngân hàng thu giữ nếu bạn không có khả năng thanh khoản hợp đồng vay.

5.4. Vay hợp vốn

Tức là có từ 2 ngân hàng, tổ chức tín dụng trở lên cùng thực hiện cho vay đối với một phương án, dự án vay vốn của khách hàng. Hình thức vay hợp vốn này có tác dụng tăng nguồn vốn cho khách hàng và giảm thiểu rủi ro ngân hàng sẽ gặp phải. Trong đó, một ngân hàng hợp vốn sẽ đứng ra dàn xếp theo quy chế đồng tài trợ của Ngân hàng Nhà nước.

6. Vay vốn kinh doanh dài hạn cần lưu ý những điều gì?

luu-y-vay-von-kinh-doanh

Vay vốn kinh doanh dài hạn ngoài những ưu điểm và hạn chế đã nêu ở trên thì còn cần những lưu ý như sau:

– Do các điều kiện vay yêu cầu cao hơn và khó khăn hơn các hình thức vay khác, nên khách hàng cần chủ động chuẩn bị hồ sơn kỹ càng, nghiêm túc nhất có thể. Các dự án rõ ràng, mạch lạc, càng chi tiết càng tốt.

–  Lãi suất luôn là điều quan tâm cốt lõi trong các gói vay từ các bên cho vay uy tín, an toàn. Vay dài hạn thường lãi suất sẽ nhỉnh hơn so với trung và ngắn hạn. Hãy đảm bảo chắc chắn bạn đã tìm hiểu kỹ lãi suất tại các ngân hàng để đưa ra lựa chọn phù hợp với tình hình tài chính của bản thân.

– Luôn cân đối lại khả năng tài chính, các nguồn thu khác để đảm bảo tính thanh khoản của doanh nghiệp hay chủ hộ kinh doanh.

7. Địa chỉ cho vay vốn kinh doanh dài hạn uy tín, giải ngân nhanh

Các ngân hàng thương mại đều hoạt động dưới sự điều hành của Ngân hàng Nhà nước. Với các chính sách thúc đẩy phát triển đất nước qua các ưu đãi cho gói vay vốn kinh doanh của Chính phủ dành cho các doanh nghiệp, chủ hộ kinh doanh, các Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng cũng sẽ có những chính sách vay vốn khác nhau để thu hút khách hàng.

Tùy theo từng nhu cầu và phân khúc vay, cũng như ngành nghề kinh doanh mà mỗi khách hàng sẽ có những chính sách riêng. Bạn cần cân nhắc nhu cầu về số vốn, thời gian cũng như lãi suất ngân hàng nào phù hợp với bản thân doanh nghiệp, hộ kinh doanh vào từng thời điểm sao cho phù hợp.

Địa chỉ vay vốn kinh doanh dài hạn uy tín có thể kể đến:

1. Ngân hàng Vietcombank

2. Ngân hàng VietinBank

3. Ngân hàng BIDV

4. Ngân hàng ACB

5. Ngân hàng Techcombank

6. Ngân hàng MB

7. Ngân hàng MSB

8. Ngân hàng VPBank

9. Ngân hàng OCB

10. Ngân hàng AgriBank

Vay vốn kinh doanh luôn là gói vay cần thiết để hỗ trợ các cá nhân, tổ chức gia tăng tài sản để phát triển đời sống và sản xuất trong thời gian dài, luôn được Nhà nước chú trọng với những ưu đãi vay theo chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước ngày càng giàu mạnh.

Xem thêm: Lãi Suất Liên Ngân Hàng Là Gì? Vai Trò Của Lãi Suất Liên Ngân Hàng

 

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *