Nhắc đến cụm từ ATM thì các bạn thường hay nghĩ đến điều gì?
Đúng rồi, chính là thẻ ATM và máy ATM (cây rút tiền)
Ai cũng biết cây ATM và thẻ ATM nhưng lại rất ít người biết được các chức năng của ATM để sử dụng hiệu quả nhất hay cách tìm cây ATM gần bạn nhất?
Bài viết này tại Vay333.net sẽ gửi tới bạn đọc những thú vị về cây ATM và thẻ ATM nhé!
Menu
ATM là gì?
ATM là cụm từ viết tắt của “Automatic Teller Machine” hay “Automated Teller Machine” và khi được dịch sang tiếng Việt thì có thể hiểu là “Máy rút tiền tự động”. Để sử dụng Máy tiền tự động thì khách hàng cần có thẻ ATM. Khách hàng cần đăng ký thẻ ATM tại ngân hàng, sau khi có thẻ ATM và có mã PIN thì có thể thực hiện các thao tác như: rút tiền, truy vấn số dư… trên cây ATM.
ATM được sử dụng rộng rãi tại các điểm đông dân cư trên toàn quốc để phục vụ khách hàng sử dụng thuận tiện, có thể dễ dàng tìm thấy ATM tại các trung tâm thương mại, trong các khu công nghiệp, bệnh viện, các văn phòng giao dịch của ngân hàng… nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng nhiều của người dân.
Chức năng của ATM
- Chức năng thông dụng nhất của ATM đó là rút tiền mặt, truy vấn số dư, kiểm tra vấn tin số dư hoặc lịch sử giao dịch,…
- Chức năng thanh toán, khách hàng có thể thanh toán chuyển khoản tại ATM, tại máy POS
- Thêm vào đó ATM còn có chức năng nhận tiền gửi, tiền tiết kiệm của khách hàng, giúp khách hàng không mất thời gian chờ đợi tại các văn phòng giao dịch
Các loại cây ATM thường gặp
Các bạn có biết rằng ATM có 02 loại máy chính không? Và 2 loại cây ATM chính đó là:
- Máy ATM với chức năng cơ bản là rút tiền và truy vấn số dư
- Máy ATM tích hợp nhiều chức năng như thanh toán hóa đơn, chuyển tiền khác ngân hàng, rút tiền, kiểm tra số dư, gửi tiền tiết kiệm… Các bạn đã thử thanh toán Hợp đồng bảo hiểm trên cây ATM chưa? Đó là một trải nghiệm khá thú vị thay vì phải xếp hàng đợi giao dịch tại quầy.
Thẻ ATM là gì?
Thẻ ATM là loại thẻ thanh toán có khả năng rút tiền mặt từ máy ATM gồm thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng. Loại thẻ ATM đang được các ngân hàng phát hành là loại thẻ theo tiêu chuẩn ISO 7810.
Khách hàng có thể sử dụng thẻ ATM để thanh toán các hóa đơn, nạp tiền điện thoại hoặc thanh toán tại các cửa hàng có sử dụng máy POS.
Có thể rút tiền ở cây ATM khác ngân hàng được không?
Hiện nay các ngân hàng có cùng liên kết đều có thể rút tiền được. Trên thẻ ATM và cây ATM có liên kết sẽ có biểu tượng hoặc có chữ ghi Napas, Smartlink… khi biểu tượng trên thẻ ATM của bạn và cây ATM trùng nhau thì bạn hoàn toàn có thẻ rút tiền tại cây ATM dù là khác ngân hàng, tuy nhiên có thể sẽ mất phí cao hơn so với thẻ ATM cùng hệ thống ngân hàng bạn nhé!
Các bước rút tiền ở cây ATM với thẻ
Khi tiến hành rút tiền tại cây ATM bạn sẽ tiến hành theo 8 bước như sau:
Bước 1: Đưa thẻ ATM vào khe cây ATM quy định. Ở bước này hãy lưu ý đưa thẻ vào theo chiều mũi tên được dấu trên thẻ nhé, nếu bạn đưa chiều ngược lại máy ATM sẽ không nhận thẻ mà trả ngược lại.
Bước 2: Lựa chọn ngôn ngữ. Khi thẻ ATM đã đăng nhập được vào trên hệ thống máy, máy ATM sẽ yêu cầu bạn chọn ngôn ngữ, thường ở Việt Nam có 2 ngôn ngữ lựa chọn là tiếng Việt và tiếng Anh.
Bước 3: Nhập mật khẩu/ mã PIN. Khi đã chọn ngôn ngữ thành công, trên màn hình máy ATM sẽ thông báo yêu cầu nhập mã PIN, khách hàng sẽ nhập mã PIN của mình dựa trên dãy số trên cây ATM.
Ở bước này, nếu là người đăng nhập lần đầu để đổi mã PIN khách hàng cứ dựa trên mã PIN có sẵn phía trong phong bì đựng thẻ và tiến hành đổi sang mật khẩu mới chỉ riêng bản thân nhớ và biết.
Đối với các khách hàng đã đổi mật khẩu và tiến hành rút tiền thì khách hàng nhập mã PIN của mình vào và nhớ khi nhập dùng 1 tay che lại dãy số để tránh bị lộ.
Nếu khách hàng nhập sai mã PIN có thể ấn CLEAR (Xóa) để nhập lại.
Với khách hàng muốn hủy giao dịch, không thực hiện tiếp có thể ấn CANCEL (Hủy) giao dịch.
Bước 4: Lựa chọn loại giao dịch. Sau khi nhập mã PIN thành công, trên máy sẽ hiển thị các loại giao dịch để lựa chọn sau đây:
- Rút tiền mặt
- Vấn tin tài khoản
- Đổi mã pin
- Chuyển khoản
- Gửi tiền có kỳ hạn
- Thanh toán hoá đơn
- Thanh toán thẻ tín dụng
- …
Bước 5: Chọn tài khoản thanh toán. Sẽ có các loại tài khoản sau cho bạn lựa chọn: Tài khoản thẻ (tài khoản mặc định), tài khoản thẻ tín dụng, tài khoản tiết kiệm,… thường thì khách hàng rút tiền sẽ chọn “Tài khoản thẻ” bởi nếu chọn “Tài khoản tín dụng” để rút tiền khách hàng sẽ bị tính lãi suất nên đa số sẽ rất hiếm khi khách hàng chọn “Tài khoản tín dụng”.
Bước 6: Nhập số tiền cần rút. Khi tới bước này trên màn hình sẽ hiện ra một loạt số tiền mặc định sẵn để cho khách hàng tiến hành rút như : “500,000đ”, “1,000,000đ” hoặc “2,000,000đ”…. và “Số khác”. Nếu muốn rút với mệnh giá lớn hơn số tiền mặc địch được hiển thị, khách hàng chọn nhấn “Số khác” và nhập số tiền cần rút vào
Lưu ý, số tiền nhập vào sẽ phải thỏa mãn 03 điều kiện: là bội số của 50,000đ và có giá trị lớn không quá 5 triệu đồng đối với cây ATM cùng hệ thống ngân hàng, 3 triệu đồng với cây ATM khác hệ thống ngân hàng, điều kiện cuối cùng là số tiền rút phải nhỏ hơn số dư trong tài khoản ít nhất từ 50 nghìn đồng. Tức là nếu bạn còn 4 triệu đồng trong tài khoản cùng hệ thống ngân hàng thì bạn chỉ được rút 3,950,000đ.
Bước 7: Biên lai. Khi đã nhập số tiền thành công đúng quy định thì máy sẽ thông báo đến cho bạn chọn có “In biên lai” hoặc “Không in biên lai” tùy thuộc vào lựa chọn của bạn.
Bước 8: Nhận thẻ và nhận tiền. Sau khi xác nhận “In/Không in biên lai”, bạn sẽ được máy báo trả thẻ trước, khi bạn nhận thẻ xong thì máy sẽ trả số tiền bạn rút qua cửa trả tiền. Bạn chỉ việc nhận tiền của mình và ra về nếu không muốn rút thêm tiền.
Nếu rút thêm vui lòng tiến hành lại các bước trên một lần nữa.
Cách tìm cây ATM gần bạn nhất
– Để tìm cây ATM gần bạn nhất chỉ cần vào Google gõ từ khoá theo 2 cách:
- ATM + [tên ngân hàng] gần đây. Ví dụ: ATM Techcombank gần đây, ATM MB Bank gần đây.
- ATM + [tên ngân hàng]. Ví dụ: ATM Vietcombank, ATM BIDV.
Google sẽ hiển thị ra danh sách cây ATM gần bạn.
– Và một cách nữa là vào Google Map và gõ: ATM gần nhất và nhấn Search.
Phí sử dụng ATM là bao nhiêu?
Dịch vụ truy vấn số dư được tính phí giao dịch 7,000đ/lần ở hầu hết các ngân hàng. Phí này là ước tính của các ngân hàng cho chi phí xử lý giao dịch trên gồm cả phí bảo trì.
Đối với dịch vụ rút tiền mặt sẽ được tính phí như sau:
- Giao dịch trong cùng hệ thống ngân hàng bạn sẽ được miễn phí các phí giao dịch trên máy ATM. Nếu có cũng chỉ là một khoản phí nhỏ khi thực hiện rút tiền mặt tại ATM. Thông thường các ngân hàng đang phí thu 0 – 1,000đ.
- Giao dịch sử dụng máy ATM khác hệ thống, phí giao dịch hiện nay khoảng 3,000đ.
Phí sử dụng máy rút tiền tự động được giám sát chặt chẽ bởi Ngân Hàng Nhà Nước.
Lưu ý khi rút tiền tại cây ATM
Khi rút tiền tại cây ATM thì khách hàng nên lưu ý những điều sau:
- Đứng đúng khoảng cách quy định và đợi tới lượt mình
- Không cho người lạ vào cùng khi vực phía trong cây ATM khi mình đang rút tiền;
- Kiểm tra cây ATM xem có bất thường gì không hay có camera siêu nhỏ tại khu vực nhập mã PIN hay không?
- Nhập đúng mã PIN, nếu quá 2 lần hãy ngừng lại, vì sai mã PIN 3 lần sẽ bị nuốt thẻ
- Sau khi rút tiền không cầm, chạm sờ bất kỳ đồ vật của ai nhờ sửa, xem giúp như điện thoại, đã có rất nhiều người bị tổ chức lừa đảo gây thuốc mê trên đồ vật như điện thoại nhờ giúp đỡ để lừa lấy tiền khách hàng.
Việc sử dụng thẻ ATM và cây ATM tạo nên rất nhiều thuận lợi cho người dân khi không còn phải mất thời gian chờ đợi trong các văn phòng giao dịch của ngân hàng khi muốn rút tiền, chuyển tiền hay nộp tiền tiết kiệm. Máy ATM càng ngày càng phát triển thêm nhiều tính năng sử dụng thuận tiện cho người dùng tiết kiệm được thời gian khi sử dụng, nâng cao chất lượng dịch vụ đối với nhu cầu của khách hàng.
- Interloan – tạm biệt hết tiền, ứng lương liền tay
- Vay Nhanh 200k Đơn Giản Có Tiền Ngay Lập Tức 15 Phút
- Jeff app vay tiền mặt không thế chấp chỉ với CMND
- 6 Cách Tra Cứu Số Tài Khoản Ngân Hàng Khi Bị Quên
- Vay Theo Sao Kê Tài Khoản Ngân Hàng MB Bank – Quân Đội
- Vay Theo Bảng Lương BIDV, Vay Tín Chấp Hạn Mức Cao