Tài sản đảm bảo là gì? Tài sản đảm bảo bao gồm những gì?

Nhu cầu vay thế chấp để kinh doanh và đầu tư hiện nay đang ngày càng trở nên phổ biến. Lúc này cũng là lúc tài sản đảm bảo ra đời với mục đích để đảm bảo cho các ngân hàng và tổ chức tín dụng có thể an toàn khi cho khách hàng vay vốn và đồng thời cũng kích thích được các hoạt động cho vay. Vậy ta sẽ cùng tìm hiểu tài sản đảm bảo là gì theo quy định của pháp luật? Và tài sản đảm bảo gồm những gì?

Tải sản đảm bảo là gì?

Tải sản đảm bảo là gì?

Bạn đang thắc mắc tài sản đảm bảo là gì? Tài sản đảm bảo bạn có thể hiểu là 1 loại tài sản nào đó mà bên đảm bảo dùng để đảm bảo thực hiện được các nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận đảm bảo. Trong Bộ luật dân sự 2015 điều 105 có quy định rõ tài sản chính là vật/ tiền/ giấy tờ có quyền và giá về tài sản.

Tài sản bảo gồm động sản hoặc bất động sản và cũng có thể là loại tài sản hiện có và loại tài sản sẽ hình thành trong tương lai. Tài sản đảm bảo sẽ là tài sản thuộc quyền sở hữu của bên đảm bảo và bên đảo bảo sẽ được phép cho giao dịch và không có tranh chấp.

Tài sản đảm bảo cũng có thể là quyền sử dụng đất của bên đảm bảo. Tài sản đảm bảo cũng có thể là các loại tài sản của bên thứ 3 nếu trong quá trình giao dịch bên đảm bảo, bên nhận đảm bảo và bên thứ 3 có thể thỏa thuận.

Tài sản đảm bảo gồm những gì?

Tài sản đảm bảo có thể tồn tại dưới 3 hình thức chủ yếu nhất là giấy tờ có giá trị, quyền tài sản và vật hiện hữu bao gồm:

– Các vật như kim khí đá quý; phương tiện giao thông; hàng hóa, nguyên nhiên vật liệu và máy móc thiết bị.

– Các giấy tờ có giá trị như cổ phiếu; kỳ phiếu; trái phiếu; thương phiếu; chứng chỉ tiền gửi; các giấy tờ có giá trị bằng tiền và tín phiếu.

– Là quyền tài sản như quyền phát sinh từ tác giả; quyền đòi nợ; quyền góp vốn kinh doanh; quyền sở hữu công nghiệp; quyền được nhận bảo hiểm; lợi tức; quyền phát sinh tài sản cầm cố; quyền khai thác tài nguyên và các quyền tài sản khác.

–  Các loại tài sản hay được sử dụng để vay vốn ngân hàng là những giấy tờ như là giấy tờ có giá trị do ngân hàng phát hành, sổ tiết kiệm, nhà đất, phương tiện giao thông, sổ đỏ bất động sản hoặc các hợp đồng bảo hiểm có giá trị khác,..

Tài sản đảm bảo gồm những gì?

Tài sản đảm bảo là gì ở nhóm 1?

Tài sản đảm bảo nhóm 1 được quy định bởi Thông tư 39/2013/TT-NHNN ở điều 6 về các nhóm tài sản có rủi ro với vàng, tiền gửi ở các ngân hàng nước ngoài gồm vàng, tiền gửi tại các ngân hàng nước ngoài, cho vay và thanh toán với những đối tác đủ tiêu chuẩn của Thống đốc ngân hàng nhà nước đã phê duyệt trong mỗi thời kỳ khác nhau.

Tài sản đảm bảo là gì ở nhóm 2?

Tài sản đảm bảo nhóm 2 cũng gần giống với nhóm 1 những khác là thay vì nhóm 1 được Thống đốc ngân hàng xét tiêu chuẩn đối tác theo từng thời kỳ thì đối với tài sản đảm bảo nhóm 2 Thống đốc ngân hàng sẽ lựa chọn tại thời điểm xác định dự phòng những rủi ro sẽ có.

Quy định 

Về tài sản bảo đảm, Nghị định số 21/2021 / NĐ-CP quy định cơ chế pháp lý xác định và mô tả tài sản thế chấp, cơ chế pháp lý xử lý tài sản bảo đảm đầu tư và cơ chế pháp lý giải quyết biến động tài sản bảo đảm.

Đặc biệt, nghị định quy định nguyên tắc tài sản bị rào chắn được sử dụng làm tài sản bị rào chắn nếu được xác định là tài sản không bị cấm kinh doanh, chuyển quyền sở hữu khác. Một số loại tài sản có vướng mắc trong thực tế đã được đưa vào nghị định như quy định về tài sản được tạo lập bằng quyền bề mặt và quyền sử dụng.

Điều kiện của tài sản đảm bảo là gì?

Các điều kiện của tài sản đảm bảo được căn cứ vào Bộ luật dân sự 2015 điều 295 như sau:

–  Tài sản đảm bảo phải thuộc đúng quyền sở hữu của bên đảm bảo chỉ trừ cho những trường hợp là bảo lưu quyền sở hữu hoặc là cầm giữ tài sản.

– Tài sản đảm bảo có thể mô tả chung nhưng phải xác định được rõ loại tài sản đảm bảo đó.

–  Tài sản đảm bảo có thể là tài sản sẽ được hình thành trong tương lai hoặc là lại tài sản đang hiện hữu

– Giá trị của tài sản đảm bảo phải nhỏ, bằng hoặc lớn hơn giá trị nghĩa vụ được đảm bảo.

Điều kiện của tài sản đảm bảo

Nguyên tắc xử lý tài sản đảm bảo

Theo pháp luật hình dân sự thì cho phép bên nhận đảm bảo phải xử lý tài sản để có thể đảm bảo việc cho quyền lợi của mình. Tuy nhiên thì việc xử lý tài sản đảm bảo cần phải có tính công bằng cao, đảm bảo được các lợi ích và các quyền hợp pháp của bên bảo đảm.

  • Chỉ được xử lý tài sản đảm bảo khi có 1 trong số các căn cứ sau đây:

–  Khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ được đảm bảo mà bên có nghĩa vụ không chịu thực hiện hoặc không chịu thực hiện đúng nghĩa vụ.

–  Bên có nghĩa vụ phải thực hiện những nghĩa vụ đảm bảo của mình trước thời hạn do vi phạm các nghĩa vụ theo thỏa quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận đôi bên.

–  Pháp luật đã quy định tài sản đảm bảo phải được xử lý để bên đảm bảo có thể tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ khác.

  • Việc xử lý các vấn đề về tài sản đảm bảo phải được thực hiện theo đúng thỏa thuận của các bên liên quan
  • Việc xử lý các tài sản đảm bảo cần được thực hiện 1 cách công khai, khách quan và minh bạch nhất để đảm bảo được những lợi ích và quyền hợp pháp của tất cả các bên liên quan tới thỏa thuận.

Nguyên tắc xử lý tài sản

Cách xử lý tài sản bảo đảm khi không trả được nợ?

Điều 47 Nghị định số 163/2006 / NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 13 Nghị định số 11/2012 / NĐ-CP quy định cách xử lý tài sản thế chấp của bên bảo lãnh như sau:

Trường hợp các bên thỏa thuận dùng tài sản cầm cố, thế chấp làm nghĩa vụ bảo lãnh thì tài sản thế chấp, cầm cố được xử lý theo quy định tại Chương 4 (Xử lý tài sản bảo đảm). Nghị định 163/2006 / NĐ-CP.

Trường hợp các bên chưa thỏa thuận dùng tài sản cầm cố, thế chấp để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thì bên bảo lãnh phải giao tài sản cho bên được bảo hiểm xử lý theo yêu cầu của bên bảo lãnh, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Nếu bên bảo lãnh không giao tài sản thì bên bảo lãnh có quyền khởi kiện theo quy định của pháp luật.

Khi xử lý tài sản của bên bảo lãnh, nếu bên bảo lãnh không định đoạt tài sản hoặc số tiền thu được từ việc xử lý tài sản không đủ để trả nợ được bảo lãnh thì bên bảo lãnh, bên cho vay có quyền yêu cầu bên bảo lãnh chuyển giao tài sản. tài sản có được sau khi xử lý để xử lý tiếp trong phạm vi khoản nợ được bảo lãnh.

Thủ tục xử lý tài sản đảm bảo

–  Thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp – Theo Điều 300, về nguyên tắc, ngoại trừ nguy cơ gây thiệt hại cho tài sản thế chấp, “trước khi xử lý tài sản thế chấp, bên được bảo lãnh phải thông báo bằng văn bản cho bên bảo lãnh về tài sản thế chấp trong một thời hạn hợp lý. thời gian Và tài sản bảo đảm của những người bảo lãnh chung khác.

–  Giao tài sản bảo đảm – Điều 301 quy định “bên có tài sản bảo đảm có nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm cho bên được bảo lãnh. Nếu bên có tài sản không giao tài sản thì bên có quyền bảo đảm có quyền yêu cầu tòa án Xử lý, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

–  Định giá tài sản thế chấp – Điều 306 khoản 2 quy định “việc định giá tài sản bị cưỡng chế phải khách quan và phù hợp với giá thị trường”. Đây là yêu cầu phù hợp để tránh tình trạng định giá tài sản bảo đảm thấp hơn giá thị trường, ảnh hưởng đến quyền lợi của bên bảo lãnh.

Thủ tục xử lý tài sản đảm bảo

Giá trị sổ sách của một cổ phiếu là gì

Phân biệt tài sản đảm bảo và tài sản thế chấp?

–  Khái niệm: Tài sản đảm bảo là 1 bên sẽ giao tài sản tổng quyền sở hữu của mình cho bên khác để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ. Còn thế chấp là 1 bên dùng tài sản của mình để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ và không giao cho bên kia.

–  Trả lại tài sản: Tài sản đảm bảo khi đã chấm dứt tài sản đảm bảo thì các giấy tờ về tài sản sẽ được trả cho bên đảo bảo. Còn tài sản thế chấp thì bên nhận thế chấp sẽ trả lại giấy tờ sau khi chấm dứt với trường hợp 2 bên thỏa thuận bên nhận thế chấp sẽ giữ lại giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp.

Tài sản thế chấp

Trên đây là những thông tin cơ bản để trả lời cho câu hỏi tài sản đảm bảo là gì. Khi việc vay thế chấp đã trở nên phổ biến thì bạn cần phải tìm hiểu kỹ và biết rõ về những thông tin này vì lợi ích của chính mình.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *