Kỳ phiếu là gì? Khác với trái phiếu, tín phiếu thế nào?

Kỳ phiếu là một hình thức đầu tư sinh lời cơ bản được sử dụng phổ biến trong những năm gần đây. Chúng ta sẽ tra cứu các thông tin cơ bản về khái niệm, đặc điểm và phân biệt một số khái niệm tương đồng nữa nhé.

Kỳ phiếu là gì ?

Là giấy chứng nhận nợ, là một loại hình văn bản thường gặp trong chứng khoán. Theo đó, người lập kỳ phiếu cam kết trả tiền vô điều kiện hoặc thanh toán một số tiền cho người hưởng lợi được chỉ định cụ thể trong văn bản. Ngoài ra, người đó còn có thể yêu cầu người lập phiếu trả tiền cho người khác theo quy định trong kỳ phiếu.

Kỳ phiếu là gì ?

Mỗi kỳ phiếu đều có kỳ hạn và được quy định rõ ràng trong nội dung của giấy chứng nhận nợ. Đồng thời, không giới hạn đối tượng tham gia kỳ phiếu. Cụ thể, một cá nhân hoặc một nhóm người có thể đứng ra lập kỳ phiếu. Cùng lúc đó, đối tượng hưởng lợi từ kỳ phiếu cũng có thể là một người hoặc nhiều người. Bên cạnh đó, kỳ phiếu còn được xem là trái phiếu ngắn hạn, được sử dụng để thanh toán cho đơn vị xuất nhập khẩu.

Phát hành kỳ phiếu là gì?

Tại Việt Nam, kỳ phiếu được phát hành theo các hình thức sau:

  • Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành theo hình thức giấy tờ có giá ghi danh và giấy tờ có giá vô danh
  • Cá nhân, tổ chức nước ngoài phát hành theo hình thức giấy tờ có giá ghi danh
  • Hình thức phát hành kỳ phiếu ghi sổ, người mua được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu kỳ phiếu

Kỳ phiếu ngân hàng là gì?

Kỳ phiếu ngân hàng là gì?

Kỳ phiếu được phát hành bởi văn bản có nội dung cam kết trả tiền vô điều kiện do ngân hàng phát hành. Người lập phiếu có trách nhiệm thanh toán nợ cho người thụ hưởng kỳ phiếu. Các ngân hàng phát hành kỳ phiếu là đơn vị thứ ba có trách nhiệm bảo lãnh đảm bảo cấp độ thanh toán của kỳ phiếu ngân hàng. Trong một số trường hợp, ngân hàng sẽ được người thụ hưởng kỳ phiếu ngân hàng uỷ quyền thu tiền nợ người đi vay.

Tại nước ta, kỳ phiếu đã được phát hành từ lâu tuy nhiên lại không được nhiều người biết đến và không được sử dụng phổ biến. Thường gặp nhất vân là các ngân hàng, tổ chức tài chính phát hành kỳ phiếu nhằm mục đích huy động vốn. Ngoài ra, do còn nhiều bất tiện dẫn đến một số rủi ro nhất định nên kỳ phiếu rất hạn chế sử dụng nhiều trong doanh nghiệp.

Đặc điểm

Tính trừu tượng

Đặc trưng đầu tiên là tính trừu tượng. Đặc tính này được thể hiện thông qua nội dung trái phiếu, cụ thể, trái phiếu chỉ ghi rõ khoản tiền và thời gian mà người đi vay cần thanh toán cho người cho vay. Ngoài ra, kỳ phiếu sẽ không thể hiện bất cứ thông tin nào liên quan đến nguyên nhân người đi vay cần mượn nợ chẳng hạn như mua hay sử dụng nợ một loại hàng hóa, dịch vụ nào đó,…

Tính bất khả kháng

Kỳ phiếu là giấy chứng nhận nợ bất khả kháng, bắt buộc người đi vay có nghĩa vụ thanh toán nợ cho đơn vị cho vay mà không được khất nợ dưới bất cứ hình thức này. Theo đó, khi kỳ phiếu được thiết lập, người vay nợ phải thanh toán cho bên cho vay kể cả khi chưa nhận được hàng hoá, hay chất lượng hàng hóa dịch vụ không phù hợp với điều kiện được quy định trong hợp đồng.

Đặc điểm của kỳ phiếu là gì?

Tính lưu thông

Tính lưu thông được thể hiện qua việc có thể được chuyển nhượng  quyền sở hữu cho bên thứ ba. Theo đó, khi được người cho vay hợp pháp hiệu tại đông ý chuyển nhượng và ký và văn bản chính thức, kỳ phiếu có thể được chuyển sang cho đối tượng sở hữu. Cùng với đó, sau khi kỳ phiếu được chuyển nhượng, người đi vay phải trả khoản tiền nợ nhất định cho người được chuyển nhượng, hay người xuất trình chứng từ chuyển nhượng.

Một số đặc tính khác

Ngoài ra, kỳ phiếu còn có một số đặc tính khác, cụ thể:

  • Được thanh toán vào một thời điểm nhất định hoặc theo yêu cầu
  • Chức năng cam kết và khả năng thanh toán phụ thuộc và đơn phí phát hành
  • Là công cụ hứa trả một số tiền nhất định do người đi vay viết ra để cam kết với bên cho vay
  • Người lập kỳ phiếu phải phát hành phiếu hứa trả nợ trước khi người thụ hưởng thực hiện nghĩa vụ của hợp đồng giao dịch và uỷ thác nhiệm vụ thu tiền người lập phiếu cho bên ngân hàng.

 Nội dung kỳ phiếu

Nội dung kỳ phiếu

Nội dung kỳ phiếu phát hành theo hình thức chứng chỉ, chứng nhận quyền sở hữu kỳ phiếu bao gồm:

  • Tên tổ chức tài chính, ngân hàng phát hành
  • Tên kỳ phiếu, tín phiếu hay chứng chỉ tiền gửi
  • Kỳ hiệu
  • Số seri phát hành kỳ phiếu
  • Chữ ký người đại diện hợp pháp của đơn vị phát hành và các chữ kỳ khác được quy định bởi tổ chức tín dụng, hoặc chi nhánh ngân hàng.
  • Mệnh giá và thời hạn kỳ phiếu, ngày phát hành và thời gian thanh toán thanh toán
  • Thông tin người mua ký phiếu, bao gồm:
  • Đối tượng mua là cá nhân: Họ và tên, Chứng minh nhân dân/ Thẻ căn cước công dân (còn hiệu lực sử dụng), địa chỉ
  • Đối tượng mua là tổ chức: Tên tổ chức, số giấy phép thành lập, mã số doanh nghiệp, dấu chứng nhận đăng ký kinh doanh (nếu chưa có mã số doanh nghiệp), địa chỉ đơn vị mua kỳ phiếu
  • Nội dung ghi rõ người sở hữu được chuyển quyền sở hữu cho tổ chức trong trường hợp kỳ phiếu được phát hành bởi công ty tài chính hoặc công ty cho thuê tài chính
  • Một số nội dung khác được quyết định bởi tổ chức tài chính, hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành

 Các tổ chức được phát hành kỳ phiếu 

Theo quy định Pháp luật Việt Nam, kỳ phiếu được phát hành bởi các tổ chức sau:

  • Ngân hàng thương mại Việt Nam
  • Ngân hàng nước ngoài có chi nhánh hoạt động tại Việt Nam
  • Công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, phát hành với mục đích huy động vốn
  • Ngân hàng hợp tác xã Việt Nam phát hành.

 Những lợi ích khi đầu tư kỳ phiếu ngân hàng

Mục đích lập kỳ phiếu ngân hàng chính là tác dụng huy động vốn an toàn, nhanh chóng. Đây cũng là lý do các ngân hàng, tổ chức tài chính, doanh nghiệp phát hành kỳ phiếu.

Những lợi ích khi đầu tư kỳ phiếu ngân hàng

Lãi suất cao

Các ngân hàng, tổ chức tài chính khi phát hành kỳ phiếu điều quy định mức lãi suất cao. Tỷ suất sinh lời được xem là chính sách thu hút người mua, khách hàng đầu tư vốn trung hạn,dài hạn vào ngân hàng. Thông thường, mức lãi suất kỳ phiếu ngân hàng thường cao hơn khoảng 1% – 1,5% đối với lãi suất khi gửi tiết kiệm.

Chuyển nhượng linh hoạt

Kỳ phiếu của ngân hàng có thể được chuyển nhượng một cách linh hoạt từ người này sang người khác, mang tính thanh khoản cao. Do đó, khi có nhu cầu, người thụ hưởng có quyền chuyển đổi quyền sở hữu cho cá nhân, tổ chức khác thông qua các hình thức cơ bản như chuyển nhượng, mua bán, thừa kế,…

Lãi suất cầm cố ưu đãi

Kỳ phiếu có thể được cầm cố khi có nhu cầu sử dụng vốn nhưng chưa đến thời hạn thanh toán. Khi đó, người thụ hưởng có thể sử dụng kỳ phiếu để vay vốn ngân hàng với lãi suất thấp hơn so với các hình thức vay vốn bằng cách cầm cố, thế chấp các loại chứng từ, giấy tờ có giá trị khác.

Thực trạng phát hành kỳ phiếu tại ngân hàng Việt Nam

Theo đó, vào thời gian đầu năm 2000, nhiều ngân hàng lớn tại Việt Nam bắt đầu phát hành và sử dụng kỳ phiếu. Những năm sau đó, các ngân hàng quốc doanh, ngân hàng thương mại đã liên tục phát hành nhằm huy động vốn với lãi suất cao. Cụ thể:

  • Năm 2002, Vietcombank phát hành kỳ phiếu đô la Mỹ, lãi suất 2,4%/năm, thời hạn 264 ngày
  • Năm 2004, Agribank phát hành kỳ phiếu, lãi suất 0,62%/tháng
  • Những năm tiếp theo, một số ngân hàng thương mại phát hành kỳ phiếu với mức lãi suất 19,5%/năm, thời hạn nhiều mức từ 1 tháng, 2 tháng,… Đến 360 ngày.

 Kỳ phiếu và trái phiếu, tín phiếu khác nhau như thế nào?

Điểm khác biệt giữa kỳ phiếu, trái phiếu và tín phiếu là gì? Hãy tham khảo bảng so sánh dưới đây:

Kỳ phiếu và trái phiếu, tín phiếu khác nhau như thế nào?

 So sánh kỳ phiếu và lệnh phiếu

Trên thực tế, kỳ phiếu được chia thành 2 loại: hối phiếu và lệnh phiếu. Vì là một loại của kỳ phiếu nên lệnh phiếu mang đầy đủ các đặc điểm nổi bật của kỳ phiếu. Tuy nhiên, lĩnh vực áp dụng lệnh phiếu có giới hạn, được xem như công cụ hứa cam kết nhận nợ, và thanh toán một số tiền trong thời gian nhất định. Có thể nói, kỳ phiếu và lệnh phiếu đều chỉ một laoij giấy tờ có giá trị giống nhau chỉ khác nhau về tên gọi.

Hiện nay, kỳ phiếu và giấy tờ có giá trị liên quan ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống kinh tế. Do đó, hiểu được kỳ phiếu là gì sẽ giúp bạn thuận tiện hơn trong quá trình thực hiện các giao dịch, vay mượn. Truy cập Vay333 để tìm hiểu thêm về các kiến thức tài chính khác như cách tính lãi suất ngân hàng,…

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *