Để đánh giá hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu của một quốc gia, chúng ta thường quan tâm tới cán cân thương mại. Như vậy, để có cái nhìn toàn cảnh về hoạt động xuất nhập khẩu trong nước, mọi người cần hiểu cán cân thương mại là gì và ảnh hưởng của yếu tố này lên nên kinh tế quốc gia.
Menu
Cán cân thương mại là gì?
Thông thường, các nhà kinh tế sẽ sử dụng cán cân thương mại để theo dõi những biến động, thay đổi của tình hình xuất nhập khẩu tại một quốc gia cụ thể. Bên cạnh đó, sự thay đổi này diễn ra trong một khoảng thời gian cụ thể, có thể là trong vòng một quý, một năm…
Thông thường, thuật ngữ cán cân thương mại được biết tới với tên gọi quốc tế là Balance of trade. Mọi người nên lưu ý thuật ngữ này, chúng xuất hiện trong hầu hết các tài liệu về xuất nhập khẩu viết bằng tiếng Anh.
Không thể phủ nhận rằng đây là yếu tố không thể bỏ qua khi nghiên cứu, đánh giá hoạt động xuất nhập khẩu của một quốc giá. Dựa vào yếu tố này, các nhà lãnh đạo có thể xác định khả năng cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ nước mình trên thị trường quốc tế. Đồng thời, họ sẽ đưa ra những chiến lược kinh tế phù hợp, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu theo mục tiêu đã đề ra.
Vai trò
Ngày nay, các quốc gia muốn trở thành cường quốc kinh tế cần quan tâm nhiều tới hoạt động xuất nhập khẩu. Chính vì thế, cán cân thương mại giữ vai trò vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế, giúp mỗi quốc gia có cái nhìn tổng quát về tình hình xuất nhập khẩu, đồng thời có định hướng điều chỉnh cán cân thương mại phù hợp với nền đặc điểm của từng nền kinh tế.
Trong quá trình tìm hiểu cán cân thương mại mọi người sẽ biết yếu tố này thể hiện mức độ cạnh tranh của quốc gia trong nền kinh tế thế giới khốc liệt, nhiều biến động. Bởi vì dựa vào cán cân thương mại, các nhà kinh tế sẽ được đánh giá mối quan hệ cung cầu về tiền của quốc giá đó, bao gồm cả thị trường tiền tệ.
Đây chính là cơ sở giúp chúng ta theo dõi những thay đổi của tỷ giá chéo trong một khoảng thời gian nhất định. Điều này chứng tỏ cán cân thương mại đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng và nền kinh tế của một quốc gia nói chung.
Bên cạnh đó, để đưa ra những chính sách mang tính vĩ mô đối với hoạt động của nền kinh tế, người ta thường theo dõi và dựa vào tình hình chỉ s trong giai đoạn đó. Dựa vào cán cân thương mại, các chính sách sẽ được điều chỉnh hợp lý, đảm bảo sự phát triển của nền kinh tế.
Như đã phân tích ở trên, cán cân thương mại là một bộ phận không thể thiếu của cán cân thanh toán. Yếu tố này cho chúng ta biết tình hình đầu tư, mức thu nhập cũng như tiết kiệm của quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định.
Công thức tính cán cân thương mại
Cán cân thương mại = Tổng giá trị xuất khẩu – Tổng giá trị nhập khẩu.
Từ công thức tính toán trên, CCTM sẽ có ba trạng thái chính, đó là thặng dư thương mại, thâm hụt thương mại và trạng thái cân bằng. Trong đó, xuất khẩu ròng xảy ra khi cán cân thương mại có giá trị lớn hơn 0, ngược lại khi giá trị nhỏ hơn 0, chúng ta đang rơi vào trạng thái thâm hụt thương mại. Nếu chênh lệch giữa tổng giá trị xuất khẩu và tổng giá trị nhập khẩu bằng 0 thì cán cân thương mại ở trạng thái cân bằng.
Các yếu tố ảnh hưởng cán cân thương mại
Cán cân thương mại là yếu tố có thể thay đổi trong từng giai đoạn khác nhau, điều này xảy ra do sự tác động của hoạt động xuất nhập khẩu cũng như những biến động trong tỷ giá hối đoái. Nếu muốn điều chỉnh trạng thái của cán cân thương mại, các nhà kinh tế thường tác động vào ba yếu tố kể trên.
Nhập khẩu
Có thể nói, tình hình nhập khẩu của một quốc gia phụ thuộc rất lớn vào tốc độ tăng trưởng GDP và xu hướng nhập khẩu biên. Để trở thành cường quốc về kinh tế, mỗi quốc gia sẽ cố gắng kiểm soát lượng hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu ở một mức cho phép.
Xuất khẩu
Xuất khẩu được đánh giá là một yếu tố tự định khi nghiên cứu trong các mô hình kinh tế. Bởi vì hoạt động xuất khẩu chịu ảnh hưởng của nhu cầu cũng như tình hình thu nhập của bên nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ. Để đạt trạng thái thặng dư thương mại, quốc gia nào cũng cố gắng đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, gia tăng tổng giá trị xuất khẩu so với giá trị nhập khẩu trong cùng thời kỳ.
Tỷ giá hối đoái
Chúng ta sẽ biết rằng tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng trực tiếp tới trạng thái của cán cân thương mại. Cụ thể, sự biến động trong tỷ giá chéo gây ra nhiều tác động đối với giá hàng hóa sản xuất trong nước cũng như giá cả bán ra trên thị trường quốc tế.
Nguyên nhân gây thâm hụt cán cân thương mại
Chắc chắn không quốc gia nào mong muốn rơi vào tình trạng thâm hụt thương mại, điều này gây ra những tác động tiêu cực tới quá trình phát triển của nền kinh tế.
Chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư
Thâm hụt cán cân thương mại có thể xảy ra do hành vi của người tiêu dùng, họ có xu hướng đầu tư nhiều hơn, gửi tiết kiệm tại các ngân hàng ít đi. Điều này dẫn tới sự chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư trở nên rõ ràng hơn.
Khi chính phủ nới lỏng chính sách tiền tệ, lãi suất có xu hướng giảm, điều này thúc đẩy hoạt động đầu tư trong nước tăng. Bên cạnh đó, sự phát triển của thị trường chứng khoán, bất động sản hiện nay cũng là nguyên nhân dẫn tới chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư.
Lạm phát cao
Lạm phát cao dẫn tới thâm hụt, đó là một quy luật tự nhiên trong nền kinh tế thế giới. Bởi vì tỷ giá đồng tiền tăng khiến giá nhập khẩu rẻ hơn so với bình thường, trong khi đó hàng hóa xuất khẩu lại đắt hơn so với giá thành trong nước.
Thâm hụt ngân sách
Hiện tượng thâm hụt ngân sách xảy ra vì nhiều lý do khác nhau, có thể là do tác động của sự suy thoái kinh tế hoặc do định hướng phát triển của chính phủ. Ngoài ra, việc kiểm soát thiếu chặt chẽ các dự án đầu tư trong nước cũng là nguyên nhân dẫn tới thâm hụt ngân sách và thâm hụt cán cân thương mại.
Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu
Hàng hóa kém chất lượng, khả năng cạnh tranh thấp là một trong những yếu tố dẫn tới hiện tượng thâm hụt thương mại. Các doanh nghiệp cần tập trung hơn vào chất lượng sản phẩm đồng thời tham gia vào chuỗi giá trị trong khu vực để gia tăng tính cạnh tranh.
Chính sách giảm thuế nhập khẩu
Tìm hiểu cán cân thương mại và những nguyên nhân gây thâm hụt ngân sách, chúng ta biết mặc tiêu cực của các chính sách giảm thuế nhập khẩu. Đây là chính sách dành cho đất nước tham gia vào các tổ chức kinh tế trong khu vực và thế giới.
Tác động của cán cân thương mại
Tác động tích cực
Không thể phủ nhận rằng trạng thái thặng dư thương mại mang tới tác động tích cực đối với nhiều khía cạnh của nền kinh tế. Trước hết, trạng thái này làm gia tăng tài sản của nền kinh tế quốc dân – yếu tố thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Không những vậy, xuất khẩu ròng còn góp phần tăng dự trữ ngoại hối, cung cấp việc làm cho nhiều lao động.
Tác động tiêu cực
Bên cạnh đó, trạng thái thâm hụt thương mại xảy ra trong một thời gian dài cũng để lại nhiều tác động tiêu cực. Trong trường hợp này, chính phủ phải điều chỉnh chính sách để đưa cán cân thương mại về mức ổn định hơn.
So sánh cán cân thương mại và cán cân thanh toán
Thực tế, cán cân thương mại là một bộ phận nhỏ thuộc cán cân thanh toán. Bởi vì cán cân thanh toán được sử dụng để theo dõi giao dịch của người dân một nước so với thế giới. Chúng ta nên hiểu và phân biệt rõ ràng hai khái niệm trên và sử dụng trong tình huống phù hợp.
Tình hình cán cân thương mại Việt Nam
Nhìn chung, cán cân thương mại của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2021 có xu hướng thâm hụt với so cùng kỳ năm ngoái. Các số liệu thống kê cho biết ước tính lượng thâm hụt trong giai đoạn này khoảng 993 triệu. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu là do nhu cầu nhập khẩu tư liệu sản xuất của các doanh nghiệp gia tăng với mục đích phục hồi kinh tế.
Kết luận
Như vậy cán cân thương mại không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động xuất nhập khẩu mà còn tác động tới toàn bộ nền kinh tế. Đó là lý do vì sao chúng ta cần hiểu bản chất cán cân thương mại là gì và theo dõi sát sao trạng thái của chúng trong từng giai đoạn.