Trong kinh tế học vĩ mô hay các chính sách công về kinh tế, chính sách tài khóa xuất hiện khá nhiều trên báo đài hay các giáo trình học tại các trường đại học. Để điều tiết nền kinh tế hoạt động theo hướng hiệu quả nhất, các chính phủ hay ngân hàng trung ương thường sử dụng chính sách tài khóa như một công cụ điều tiết. Vậy chính sách tài khoá là gì? Hãy cùng vay333.net tìm hiểu chi tiết nhé.
Menu
Tài khoá là gì?
Tài khoá, trong tiếng Anh là fiscal với chu kỳ 12 tháng dùng để làm khoảng thời gian cho nhà nước và các doanh nghiệp thực hiện các báo cáo về ngân sách và quyết toán hàng năm. Thay vì sử dụng “năm tài chính” hay “năm quyết toán thuế” thì các doanh nghiệp và chính phủ có thể dùng cụm từ “năm tài khoá”.
Chính sách tài khoá là gì?
Chính sách tài khoá trong tiếng Anh được gọi là Fiscal policy, là chính sách được chính phủ thực hiện nhằm can thiệp và điều tiết nền kinh tế. Khi chính phủ muốn can thiệp vào nền kinh tế, thông thường sẽ thực hiện các chính sách như: chính sách tài khoá (fiscal policy) hoặc chính sách tiền tệ (monetary policy). Để tránh lạm phát, các chính phủ và ngân hàng trung ương thường tránh việc thực thi chính sách tiền tệ mà thay vào đó sẽ sử dụng chính sách tài khóa phổ biến hơn.
Chính sách tài khoá sẽ tập trung vào các chính sách về thuế hoặc chi tiêu của chi phủ để điều tiết nền kinh tế để có được những mục tiêu về kinh tế vĩ mô. Theo lý thuyết kinh tế vĩ mô thì chính sách tài khoá sẽ giúp tăng trưởng kinh tế, giảm thất nghiệp, ổn định giá cả và ổn định lạm phát.
Để dễ hình dung, bạn có thể xem chính sách tài khoá là một công cụ được dùng để can thiệp nền kinh tế trong kinh tế vĩ mô. Công cụ này sẽ được thực hiện trên những chính sách về thuế hoặc chi tiêu chính phủ. Công cụ này được sử dụng để một nền kinh tế nhất định đạt được những mục tiêu kinh tế vĩ mô nhất định.
Hiện nay, chỉ duy nhất ngân hàng trung ương hay chính phủ trung ương mới có quyền thực thi các chính sách tài khoá để điều tiết nền kinh tế.
Các loại chính sách tài khoá
Chính sách tài khoá mở rộng
Chính sách tài khoá mở rộng được định nghĩa là việc gia tăng chi tiêu chính phủ hoặc giảm nguồn thu thuế để tạo ra thâm hụt (Do Chi tiêu > Thuế). Chính sách tài khoá mở rộng có thể thực hiện qua các nguồn như sau:
- Tăng cường mức độ chi tiêu chính phủ trong khi không tăng nguồn thu thuế
- Giảm nguồn thu từ thuế trong khi không giảm nguồn chi tiêu chính phủ
- Gia tăng mức độ chi tiêu chính phủ đồng thời giảm nguồn thu thuế
Chính sách tài khoá mở rộng được chính phủ sử dụng để tăng tổng cầu của thị trường nhằm kích thích sự tăng trưởng của kinh tế và tạo ra thêm công ăn việc làm.
Chính sách tài khoá thắt chặt
Chính sách tài khoá thắt chặt còn được gọi với cái tên khác là chính sách tài khóa thu hẹp là loại chính sách tài khoá để chính phủ hoặc ngân hàng trung ương dùng để tạo thặng dư tài khoá. Khi thực hiện chính sách tài khoá, chính phủ và ngân hàng trung ương sẽ thực hiện các nguồn sau đây:
- Giảm chi tiêu chính phủ trong khi vẫn không tăng mức thu thuế
- Gia tăng mức thu thuế trong khi vẫn không giảm mức chi tiêu chính phủ
- Đồng thời vừa tăng nguồn thu thuế cà giảm mức chi tiêu chi phủ.
Chính sách tài khoá thắt chặt được chính phủ hoặc ngân hàng trung ương thực hiện khi muốn tiết chế nền kinh tế khi có dấu hiệu tăng trưởng mạnh nhưng không bền vững, mức độ lạm phát cao.
Chính sách tài khóa trong điều kiện có sự ràng buộc về ngân sách
Trong những năm gần đây, việc thực hiện các chính sách tài khoá mở rộng như gia tăng chi tiêu chính phủ và làm thâm hụt ngân sách nhà nước không còn khả quan cho các mục tiêu về chính trị. Do đó mà chính phủ một số quốc gia đã thực hiện các chính sách tài khoá có ràng buộc về ngân sách qua việc tăng thuế nhưng ràng buộc hơn về chi tiêu chính phủ. Chính sách tài khoá kiểu này vừa đảm bảo các mục tiêu về chính trị lẫn mục tiêu kinh tế.
Công cụ của chính sách tài khoá
Công cụ thuế
Công cụ đầu tiên được sử dụng trong chính sách đó là thuế với nhiều loại khác nhau như: thuế doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế thu đặc biệt, thuế giá trị gia tăng…trong đó:
- Thuế trực thu (gọi là direct taxes): là loại thuế thu trực tiếp từ tài sản và thu nhập của người dân
- Thuế gián thu (gọi là indirect taxes): là loại thuế thu gián tiếp thông qua việc đánh thuế lên các loại hàng hoá và dịch vụ lưu thông trong nền kinh tế.
Tác động của công cụ thuế đến nền kinh tế vĩ mô có thể như sau:
- Việc chính phủ tăng thuế trực thu sẽ làm giảm đi thu nhập khả dụng của một cá nhân (gọi là disposable income). Điều này ảnh hưởng đến chi tiêu, khiến chi tiêu giảm. Khi chi tiêu cá nhân giảm, tổng cầu và tổng GDP giảm.
- Việc chính phủ thu thuế gián thu trên hàng hoá và dịch vụ làm cho mức giá của hàng hoá và dịch vụ đó cao hơn mức độ chi trả của cá nhân. Điều này sẽ làm giảm chi tiêu cá nhân dẫn đến tổng cầu và GDP giảm.
Chi tiêu chính phủ
Đối với công cụ chi tiêu chính phủ thì sẽ bao gồm 2 cách thức chính:
Chi mua hàng hoá dịch vụ
Chi mua hàng hoá dùng để chỉ việc chính phủ dùng ngân sách để chi tiêu cho những việc như: xây dựng cầu đường, cơ sở hạ tầng, mua vũ khí, chi trả lương cho cán bộ nhà nước, công an, quân đội…
Khi chi tiêu chính phủ tăng, nhân tố G (government expenditure) sẽ tăng từ đó dẫn đến tổng GDP tăng (G có mối quan hệ tỷ lệ thuận với tổng GDP). Cũng có thể hiệu, chi tiêu chính phủ có mối quan hệ tỷ lệ thuận với tổng cầu. Chi tiêu chính phủ tăng một đồng nghĩa là tổng cầu tăng một đồng và ngược lại.
Chi chuyển nhượng
Là khoản ngân sách mà chính phủ chi ra để hỗ trợ những tầng lớp dễ bị tổn thương trong xã hội như người nghèo hay người khuyết tật. Khi tăng hay giảm mức chi chuyển nhượng sẽ gián tiếp làm tăng hoặc giảm tổng cầu, từ đó sẽ ảnh hưởng đến tổng GDP của nền kinh tế.
So sánh chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ
Định nghĩa
Chính sách tài khoá là chính sách dùng 2 công cụ chính là thuế và chi tiêu chính phủ để đạt được những mục đích về kinh tế vĩ mô.
Chính sách tiền tệ là chính sách dùng các công cụ tài chính là nguồn cung tiền và lãi suất để đạt những mục đích về kinh tế vĩ mô.
Nguyên tắc
Chính sách tài khoá hoạt động dựa trên nguyên tắc tập trung điều tiết tổng cổng và tổng lượng việc làm.
Chính sách tiền tệ hoạt động dựa trên nguyên tắc tăng trưởng GDP, giảm tỷ lệ thất nghiệp, bình ổn giá và lạm phát.
Người tạo chính sách
Chính sách tài khoá được đưa ra và thực thi bởi chính phủ, trong khi chính sách thị trường tiền tệ được đưa ra và thực thi bởi ngân hàng trung ương.
Công cụ thực hiện chính sách
Chính sách tài khoá sử dụng 2 công cụ là thuế và chi tiêu chính phủ.
Chính sách tiền tệ sử dụng nguồn tiền, lãi suất, tỷ giá hối đoái.
Những câu hỏi thường gặp
Chính sách tài khóa thu hẹp là gì?
Chính sách tài khóa thu hẹp là tên gọi khác của chính sách tài khoá thắt chặt. Chính sách tài khóa thu hẹp được thực thi khi chính phủ tạo ra thặng dư ngân sách thông qua các nguồn như sau:
- Tăng thu thuế và giữ nguyên chi tiêu chính phủ
- Giảm chi tiêu chính phủ và giữ nguyên nguồn thu thuế
- Giảm chi tiêu chính phủ đồng thời gia tăng nguồn thu thuế.
Chính sách tài khoá không bao gồm gì?
Chính sách tài khoá sẽ không bao gồm những yếu tố khác ngoài 2 công cụ chính là thuế và chi tiêu chính phủ. Trong những nhân tố ảnh hưởng đến tổng cầu (hay GDP) thì chính sách tài khoá chỉnh ảnh hưởng lên 2 nhân tố đó là: G (chi tiêu chính phủ) và T (thuế). Các nhân tố khác như C (tiêu thụ), I (đầu tư) và NX (cán cân xuất khẩu) sẽ không bao gồm trong ảnh hưởng của chính sách tài khoá.
Chính sách tài khoá mở rộng là gì?
Chính sách tài khóa mở rộng là chính là thâm hụt tài khoá thông qua việc chính phủ gia tăng chi tiêu và giảm thu thuế. Chính sách tài khoá mở rộng bao gồm 3 nguồn như sau:
- Tăng chi tiêu chính phủ trong khi giữ nguyên mức thu thuế
- Tăng mức thu thuế trong khi giữ nguyên mức chi tiêu chính phủ
- Tăng mức chi tiêu chính phủ đồng thời tăng mức thu thuế.
Kết luận
Như vậy, vay333.net vừa chia sẻ đến bạn kiến thức về chính sách tài khoá là gì. Chính sách tài khoá được xem là một công cụ để chính phủ đạt được những mục đích về kinh tế vĩ mô như tổng cồng và tỷ lệ việc làm của một nền kinh tế. Truy cập Vay333 để tìm hiểu thêm về các kiến thức tài chính khác như rút tiền bằng ATM Agribank.