Những cụm từ như tiền gửi phong tỏa, tài khoản tiền gửi phong tỏa,… không còn là khái niệm xa lạ đối với nhiều người. Tuy nhiên không có nghĩa là ai cũng có sự hiểu biết chi tiết về chúng. Vậy tài khoản phong tỏa là gì? các quy định cũng như thời gian ngân hàng phong tỏa sẽ được làm rõ trong bài viết này.
Menu
- 1 Tài khoản phong tỏa là gì?
- 2 Quy định về tài khoản bị phong tỏa
- 3 Khi nào tài khoản ngân hàng bị phong tỏa?
- 4 Các trường hợp phong tỏa tài khoản
- 5 Thời hạn phong tỏa tài khoản trong bao lâu?
- 6 Điều gì sẽ xảy ra sau khi phong tỏa số tài khoản?
- 7 Thời gian mở tài khoản bị phong tỏa trong bao lâu?
- 8 Cách rút tiền từ tài khoản đang bị phong tỏa?
- 9 Phân biệt đóng tài khoản, khóa tài khoản, phong tỏa tài khoản?
- 10 Kết luận
Tài khoản phong tỏa là gì?
Thường được dùng để chỉ hành động bao vây, khóa giữ một khu vực nào đó để cô lập vị trí này vì mục đích nhất định. Thông thường, chúng ta thường gặp các tình huống tương tự như bị cô lập, bị khóa…
Tài khoản phong tỏa là thuật ngữ dùng để chỉ số tiền gửi thanh toán bị khóa một phần hoặc toàn bộ bởi các tổ chức tài chính có thẩm quyền theo pháp luật. Tùy theo quy định riêng của ngân hàng gửi tiền mà sẽ áp dụng hình thức tính lãi hoặc không đối với số dư trên tài khoản tiền gửi phong tỏa.
Theo quy định ban hành bởi Chính phủ, đây là tài khoản tiền gửi bị phong tỏa một phần hoặc toàn bộ khi:
- Có thỏa thuận giữa chủ tài khoản và tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
- Có quyết định hoặc yêu cầu của người có thẩm quyền theo quy định.
- Các trường hợp khác.
Quy định về tài khoản bị phong tỏa
Căn cứ theo quy định của Chính phủ được ban hành bằng văn bản hướng dẫn sử dụng và các trường hợp về tài khoản phong tỏa được quy định như sau:
Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán tạm khóa một phần hoặc toàn bộ tài khoản thanh toán của khách hàng khi có văn bản yêu cầu từ chủ tài khoản hoặc cá nhân đại diện hợp pháp khác theo quy định. Việc tài khoản ngân hàng bị khóa cũng có thể thực hiện khi có sự thỏa thuận trước bằng văn bản hợp lệ được xác nhận bởi hai bên.
Khi nào tài khoản ngân hàng bị phong tỏa?
Các nguyên nhân cụ thể có thể dẫn đến thẻ tín dụng của khách hàng bị khóa, bị phong tỏa như sau:
- Khách hàng vi phạm quy định của nhà nước về tài chính, tín dụng. Như việc có nợ xấu tại trang thông tin tín dụng.
- Có dấu hiệu gian lận, không minh bạch trong hoạt động thanh toán, tất toán.
- Các chủ tài khoản thanh toán chung có phát sinh tranh chấp.
- Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phát hiện có dấu hiệu nhầm lẫn.
- Khách hàng bị mất thẻ tín dụng hoặc bị nguy cơ lộ thông tin cá nhân, như bi tra cứu ra CMND.
Như vậy, chủ tài khoản sẽ có nguy cơ bị khóa do lỗi cá nhân.
Các trường hợp phong tỏa tài khoản
Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán tiến hành phong tỏa tài khoản thanh toán của khách hàng nếu vi phạm một trong các trường hợp chi tiết sau:
+ Nhận được yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
+ Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phát hiện thấy có nhầm lẫn, sai sót. Số tiền bị phong tỏa trên tài khoản thanh toán không vượt quá số tiền bị nhầm lẫn, sai sót.
+ Nhận được thông báo bằng văn bản của một trong các chủ tài khoản về việc phát sinh tranh chấp vấn đề thanh toán tài khoản chung.
Thời hạn phong tỏa tài khoản trong bao lâu?
Theo quy định của pháp luật, việc chấm dứt phong tỏa tài khoản thanh toán được thực hiện khi đáp ứng một trong các tiêu chí sau:
- Thời hạn phong tỏa theo quy định đã kết thúc theo thỏa thuận giữa các chủ tài khoản chung.
- Nhận được yêu cầu bằng văn bản từ cơ quan có thẩm quyền về việc chấm dứt tình trạng.
- Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đã khắc phục sai sót, nhầm lẫn trong thanh toán trước đó.
- Nhận được thông báo bằng văn bản từ tất cả các chủ tài khoản thanh toán chung về việc chấm dứt tranh chấp trước đó.
Đối với các trường hợp thực hiện phong tỏa tài khoản trái pháp luật, gây thiệt hại cho chủ tài khoản thanh toán. Vậy thì bên thực hiện lệnh cần phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Điều gì sẽ xảy ra sau khi phong tỏa số tài khoản?
Sau khi thực hiện lệnh phong tỏa, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải gửi văn bản cho người đứng tên tài khoản thông báo về lý do và phạm vi phong tỏa tài khoản. Đảm bảo số tiền phong tỏa phải được bảo toàn và kiểm soát chặt chẽ theo nội dung quy định của pháp luật.
Trong trường hợp chủ tài khoản thanh toán có liên quan đến hành vi phạm tội, khi nhận được lệnh phong tỏa tài khoản thì ngân hàng đang quản lý tài khoản của đối tượng này cần phải thực hiện ngay lệnh phong tỏa và lập biên bản về vụ việc.
Biên bản trong đó:
- 1 bản giao ngay cho người bị buộc tội
- 1 bản giao cho người có liên quan đến đối tượng bị buộc tội
- 1 bản gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp
- 1 bản đưa vào hồ sơ vụ án
- 1 bản lưu tại tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc Nhà nước
Thời gian mở tài khoản bị phong tỏa trong bao lâu?
Việc chấm dứt phong tỏa tài khoản được thực hiện trong các trường hợp sau:
+ Kết thúc thời hạn thực hiện phong tỏa theo thỏa thuận giữa các đồng chủ tài khoản thanh toán và Ngân hàng
+ Nhận được yêu cầu từ người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
+ Các trường hợp khác theo quy định của Ngân hàng
Cách rút tiền từ tài khoản đang bị phong tỏa?
Làm thế nào rút tiền khi gặp trường hợp trên? Khách hàng có thể thực hiện rút tiền như bình thường để sử dụng nếu cần. Theo quy định của pháp luật, thì số tiền bị phong tỏa không được vượt quá số tiền bị sai sót, nhầm lẫn trên lệnh chuyển tiền.
Phân biệt đóng tài khoản, khóa tài khoản, phong tỏa tài khoản?
Đối với tạm khóa tài khoản thanh toán
Theo pháp luật quy định, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải tạm khóa một phần hoặc toàn bộ tài khoản của khách hàng khi có văn bản yêu cầu của chủ tài khoản. Trường hợp khác, tài khoán sẽ bị tạm khóa khi có sự thỏa thuận trước bằng văn bản giữa chủ tài khoản với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
Chấm dứt tạm khóa tài khoản và giải quyết các lệnh thanh toán trong thời gian tạm khóa sẽ được bên cung ứng dịch vụ thực hiện khi chủ tài khoản yêu cầu. Việc chấm dứt cũng có thể được tiến hành nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản hợp lệ được xác nhận bởi hai phía.
Đối với đóng tài khoản thanh toán
Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán tiến hành đóng tài khoản nếu có một trong các trường hợp sau xảy ra:
- Sau khi nhận được văn bản yêu cầu đóng tài khoản thanh toán và chủ tài khoản đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính liên quan.
- Trường hợp chủ tài khoản thuộc các đối tượng người chưa đủ 15 tuổi, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Vậy thì tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán căn cứ theo yêu cầu của người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật để xử lý việc đóng tài khoản thanh toán.
- Chủ tài khoản thanh toán chết hoặc được tuyên bố là đã chết, mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự.
- Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật.
- Chủ tài khoản thanh toán vi phạm điều khoản thỏa thuận trong hợp đồng với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Đối với phong tỏa tài khoản thanh toán
Theo quy định của pháp luật, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh tiến hành phong tỏa một phần hoặc toàn bộ tài khoản thanh toán thẻ tín dụng nếu một trong các trường hợp sau xảy ra:
- Nhận được yêu cầu bằng văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức thanh toán phát hiện ra có nhầm lẫn, sai sót
- Nhận được thông báo bằng văn bản của một trong các chủ tài khoản về việc phát sinh tranh chấp giữa các chủ tài khoản.
Kết luận
Trên đây là những thông tin chi tiết giải đáp thắc mắc về tài khoản phong tỏa là gì, các quy định cụ thể và thời hạn mở tài khoản thanh toán khi bị tạm khóa. Bài viết giúp bạn gỡ rối trong các trường hợp gặp phải và giải quyết vấn đề hanh hơn. Truy cập Vay333 để tìm hiểu thêm về các kiến thức tài chính khác như cách xem số tài khoản ngân hàng.