Thanh khoản là gì? Ý nghĩa và cách tính cần nhớ

Thanh khoản là thuật ngữ chúng ta rất hay gặp trong lĩnh vực tài chính. Việc nắm rõ được thuật ngữ này sẽ giúp các nhà đầu tư biết được tính thanh khoản của doanh nghiệp, từ đó giúp ích rất nhiều trong việc giao dịch. Vậy thì thanh khoản là gì? Ý nghĩa của thanh khoản cụ thể ra sao? Nếu bạn đang thắc mắc hãy cùng VAY333 tìm hiểu ngay nhé.

Thanh khoản là gì?

Thanh khoản khái niệm thuộc lĩnh vực tài chính và trong tiếng anh được gọi là Liquidity. Nó có nghĩa là tính lỏng hay chỉ mức độ lưu động của một loại tài sản hoặc sản phẩm bất kỳ như tài sản đảm bảo, có thể được bán ra hoặc mua vào trên thị trường mà sẽ không làm ảnh hưởng nhiều tới giá thị trường của nó.

Có thể hiểu đơn giản, thanh khoản là khả năng có thể chuyển đổi sang tiền mặt của một loại sản phẩm hoặc tài sản.

Tiền mặt là loại tài sản mang tính thanh khoản cao nhất vì nó được sử dụng để đổi lấy các loại dịch vụ, hàng hóa mà giá trị gần như là không thay đổi. Những loại tài sản như máy móc, nhà máy, bất động…sẽ có tính thanh khoản thấp hơn bởi sẽ mất thời gian để có thể chuyển đổi những loại tài sản này sang tiền mặt.

Thanh khoản là gì?
Thanh khoản là gì?

Ý nghĩa của thanh khoản.

  • Các loại tài sản lưu động hoặc ngắn hạn sẽ có tính thanh khoản cao nếu như giá của nó không bị biến động nhiều trên thị trường.
  • Nếu thị trường càng hiệu quả, năng động thì có nghĩa là tính thanh khoản sẽ càng cao.

Vì sao cần quan tâm đến tính thanh khoản khi đầu tư?

Tính thanh khoản cao thì khả năng thu hồi vốn cũng sẽ cao và khả năng sinh lời nhiều, tỷ suất sinh lời. Ngược lại tính thanh khoản thấp, khả năng thu hồi cũng sẽ thấp và khả năng sinh lời sẽ ít.

Nếu xác định được tính thanh khoản của thị trường và các loại tài sản, bạn sẽ biết được nên đầu tư vào đâu, đầu tư vào thời điểm nào và thị trường nào. Chính vì thế, việc nắm rõ được tính thanh khoản sẽ giúp cho bạn có thể giảm nguy cơ rủi ro khi đầu tư một cách tối đa.

Những tài sản nào có khả năng thanh khoản?

Ngoài thanh khoản thì các tài sản lưu động hoặc ngắn hạn có tính thanh khoản cao nhất lần lượt là:

  • Tiền mặt.
  • Khoản đầu tư ngắn hạn.
  • Khoản phải thu.
  • Ứng trước ngắn hạn.
  • Sản phẩm hàng tồn kho.
Những tài sản tính thanh khoản cao
Những tài sản tính thanh khoản cao

Tính thanh khoản của tiền mặt cao nhất bởi luôn được sử dụng trực tiếp để lưu thông, tích trữ, thanh toán. Tính thanh khoản của hàng tồn kho thấp nhất bởi nó sẽ phải mất thời gian để phân phối, tiêu thụ và chuyển thành khoản phải thu, tiếp sau đó mới có thể chuyển thành tiền mặt.

Thanh khoản trong chứng khoán là gì?

Yếu tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản chứng khoán.

Yếu tố ảnh hưởng tới tính thanh khoản chứng khoán là:

  • Các chỉ số tài chính phản ánh được tình hình hoạt động kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp như: Lợi nhuận, tỷ lệ P/E…
  • Các chính sách nhà nước tác động tới doanh nghiệp.
  • Các quy định của pháp luật đối với đầu tư nước ngoài.
  • Tâm lý của nhà đầu tư.

Rủi ro trong thanh khoản chứng khoán

Tính thanh khoản chứng khoán sẽ được thể hiện bằng thời gian cũng như chi phí chuyển đổi chứng khoán thành tiền mặt. Chính vì thế rủi ro trong thanh khoản chứng khoán chính là việc mất nhiều thời gian cũng như chi phí để có thể thu hồi vốn của các nhà đầu tư.

Điều này có nghĩa là nếu như không tìm được người mua với mức giá kỳ vọng thì nhà đầu tư sẽ phải chấp nhận một mức giá thấp hơn để có thể chuyển đổi thành tiền mặt. Tròn trường hợp này thì nhà đầu tư phải chịu một mức lỗ nhất định.

Rủi ro trong thanh khoản chứng khoán
Rủi ro trong thanh khoản chứng khoán

Cách hạn chế rủi ro trong thanh khoản chứng khoán

Những sản phẩm đầu tư tài chính như là chứng khoán sẽ phụ thuộc rất nhiều vào tình hình của thị trường cũng như những yếu tố nội tại của doanh nghiệp. Do đó cách để có thể hạn chế được rủi ro thanh khoản chứng khoán đó là:

  • Đánh giá xu hướng biến động của thị trường nói chung cũng như các ngành nghề.
  • Xem xét thật kỹ khả năng phát triển lâu dài của các doanh nghiệp.
  • Thực hiện các biện pháp phân bổ nguồn lực một cách hợp lý.

Thanh khoản trong ngân hàng là gì?

Nội dung của Thanh khoản trong ngân hàng

Thanh khoản trong ngân hàng chính là khả năng đáp ứng được nhu cầu rút tiền và giải ngân những khoản vay tín dụng cam kết một cách tức thời.

Tùy thuộc nhu cầu của khách hàng mà thời gian thanh khoản có thể là dài hạn hoặc ngắn hạn. Phần lớn là thanh khoản ngắn hạn.

Thanh khoản dài hạn có tính chất chu kỳ, thời điểm và do xu hướng tạo ra. Tuy nhiên thì thanh khoản dài hạn và ngắn hạn sẽ đều đòi hỏi ngân hàng có nguồn tiền dự phòng.

Thanh khoản trong ngân hàng
Thanh khoản trong ngân hàng

Tiêu chí đánh giá khả năng thanh khoản

Nhóm chỉ tiêu định lượng là:

  • Tỷ lệ tài sản có khả năng thanh khoản cao bình quân trên tổng tài sản bình quân.
  • Tỷ lệ dư nợ cho vay trên toàn bộ tiền gửi.
  • Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay dài hạn và vay trung hạn.
  • Tỷ lệ tiền gửi có số dư tiền gửi lớn trên tổng tiền gửi.

Nhóm chỉ tiêu định tính:

  • Tuân thủ những quy định của pháp luật đối với tỷ lệ khả năng chi trả, tỷ lệ dư nợ cho vay trên toàn bộ tiền gửi, tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn sử dụng trong vay dài hạn và trung hạn.
  • Tuân thủ những quy định của pháp luật đối đối với rủi ro thanh khoản, đồng thời rà soát, bổ sung sửa đổi, báo cáo và ban hành các quy định nội bộ quản lý thanh khoản.

Nguồn cung cấp thanh khoản

Nguồn cung cấp thanh khoản ngân hàng đó là:

  • Các khoản tiền gửi.
  • Phí cung cấp các loại dịch vụ.
  • Vay mượn thị trường tiền tệ.
  • Các khoản tín dụng thu về.
  • Bán tài sản hiện đang được sử dụng và kinh doanh.
Nguồn cung cấp thanh khoản
Nguồn cung cấp thanh khoản

Nhu cầu tạo ra thanh khoản

  • Khách hàng đề nghị vay vốn.
  • Khách hàng rút các khoản tiền gửi.
  • Thanh toán cổ tức cho cổ đông.
  • Chi phí tạo ra dịch vụ và sản phẩm của ngân hàng.
  • Thanh toán các khoản phải trả khác.

Rủi ro thanh khoản ngân hàng

Điểm C Khoản 2 Điều 8 của thông tư số 08/2017/TT- NHNN chỉ rõ rủi ro thanh khoản ngân hàng đó là:

  • Các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, các tổ chức tín dụng không có khả năng thực hiện được nghĩa vụ trả nợ đã đến hạn.
  • Các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, các tổ chức tín dụng có khả năng thực hiện được nghĩa vụ trả nợ đã đến hạn nhưng lại phải trả chi phí rất cao để thực hiện nghĩa vụ.

Có thể hiểu đơn giản là ngân hàng không cung ứng được đầy đủ tiền mặt đối với nhu cầu thanh khoản tức thời hoặc có thể cung ứng đủ tuy nhiên phải trả chi phí rất cao.

Rủi ro này thường xuất hiện khi ngân hàng không kịp chuyển đổi những loại tài sản thành tiền mặt hoặc là không thể vay được tiền mặt để đáp ứng được yêu cầu của những hợp đồng thanh toán.

Rủi ro thanh khoản ngân hàng
Rủi ro thanh khoản ngân hàng

Nguyên nhân gây ra rủi ro thanh khoản

  • Ngân hàng vay quá nhiều từ các khoản tiền gửi, các tổ chức tài chính, quỹ dự trữ cá nhân và chuyển thành các loại tài sản đầu tư có kỳ hạn.
  • Lãi suất thay đổi, đặc biệt là các khoản tiền gửi. Ngoài ra còn ảnh hưởng tới khách hàng vay tiền.
  • Sự thay đổi lãi suất cũng ảnh hưởng tới giá trị của các tài sản mà ngân hàng có thể bán nhằm tăng nguồn cung cấp thanh khoản, từ đó ảnh hưởng trực tiếp tới chi phí vay mượn của thị trường tiền tệ.

Thiệt hại từ rủi ro thanh khoản

Thiệt hại từ rủi ro thanh khoản đó là:

  • Phải huy động vốn với lãi suất cao trong thời gian ngắn, khả năng cho vay thấp.
  • Các khoản cho vay tín dụng không giải ngân được.
  • Phải chịu lỗ để trả lãi suất huy động tiền và không có khả năng cho vay.
  • Không đáp ứng được khả năng rút tiền và làm mất niềm tin của khách hàng.
  • Ảnh hưởng trực tiếp đến giao dịch liên ngân hàng.
  • Trong phạm vi vĩ mô sẽ gây ra những vấn đề như mất tăng trưởng kinh tế, lạm phát, ảnh hưởng đến đời sống xã hội…
Thiệt hại từ rủi ro thanh khoản
Thiệt hại từ rủi ro thanh khoản

Giải pháp quản lý rủi ro thanh khoản

Chúng ta đã rõ thanh khoản là gì, dưới dây là các giải pháp quản lý rủi ro thanh khoản.

Đối với Ngân hàng nhà nước:

  • Sử dụng chính sách tiền tệ để hỗ trợ thanh khoản đối với các ngân hàng thương mại.
  • Thông qua nghiệp vụ thị trường mở để hỗ trợ thanh khoản đối với các ngân hàng lớn.
  • Thông qua những công cụ tái cấp vốn để hỗ trợ thanh khoản đối với các ngân hàng nhỏ.

Đối với Ngân hàng thương mại:

  • Tuân thủ theo những quy định của các ngân hàng nhà nước. Kiểm tra, cơ cấu lại quá trình huy động vốn, dư nợ cho vay trung hạn, ngắn hạn.
  • Không chạy theo lợi nhuận, tăng lãi suất cho vay, giảm lãi suất tiết kiệm bất chấp rủi ro.
  • Có các quy định cụ thể đối với trường hợp hỗ trợ cho vay trong lĩnh vực có nhiều rủi ro như chứng khoán, vay tín chấp tiêu dùng, bất động sản…
Quản lý rủi ro thanh khoản
Quản lý rủi ro thanh khoản

Kết luận

Như vậy bài viết đã giúp tìm hiểu về thanh khoản là gì, ý nghĩa của thanh khoản cũng như thanh khoản trong chứng khoán và thanh khoản trong ngân hàng. Hy vọng các bạn nắm rõ và áp dụng đầu tư hiệu quả. Đừng quên truy cập website vay333.net nếu muốn tư vấn về các sản phẩm vay tiền online hiện nay nhé. Chúc các bạn thành công.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *