IRR là gì? Khái niệm, công thức tính IRR chính xác

IRR là một trong những chỉ số quan trọng trong đầu tư. Vì thế dường như bất cứ nhà đầu tư kinh doanh nào cũng cần hiểu rõ và đánh giá chi tiết chỉ số. Vậy thực tế IRR là gì?  Cách tính, ý nghĩa, vai trò đối với doanh nghiệp là gì? Hay chỉ số này bao nhiêu là hợp lý,…Ngay bây giờ bạn hãy cùng vay333.net giải mã chi tiết để có cái nhìn chính xác nhất.

IRR là gì?

Chỉ số IRR có thể hiểu là tỷ suất hoàn vốn nội bộ. Trong tiếng Anh IRR được viết đầy đủ là Internal Rate of Return. Theo đó chỉ số này được sử dụng trong phân tích tài chính. Thông qua chỉ số nhà đầu tư sẽ ước lượng được khả năng sinh lời, tỷ suất sinh lời của những khoản đầu tư tiềm năng. Các nhà đầu tư mới cần đầu tư với số tiền nhỏ cần xem tìm hiểu kĩ về thông số này.

Chỉ số IRR là gì?

Nói cách khác, IRR là tỷ suất lợi nhuận hàng năm mà nhà đầu tư dự kiến sẽ đạt được trên một dự án. Tỷ suất được tính khi loại trừ những yếu tố bên ngoài (lạm phát, chi phí). Bạn cũng có thể hiểu chỉ số là tỷ suất lãi mà nhà đầu tư cần đạt được mới đảm bảo trạng thái hòa vốn khi đầu tư.

Ví dụ.  Một dự án đầu tư được ghi nhận có chỉ số IRR 20%. Điều này cho thấy dự án này sẽ đem lại tỷ suất lợi nhuận hàng năm là 20% trong suốt vòng đời của dự án.

Cách tính chỉ số IRR

Dựa vào chỉ số giá trị hiện tại ròng NPV. Cơ bản công thức tính toán như sau:

Công thức tính toán chỉ số IRR trong đầu tư kinh doanh

Trong đó:

  • r1: Tỷ lệ chiết khấu nhỏ hơn
  • r2: Tỷ lệ chiết khấu lớn hơn
  • NPV1: Giá trị hiện tại thuần tại r1
  • NPV2: Giá trị hiện tại thuần tại r2
  • r1, r2 cách nhau không quá 0.05%

Bạn hoàn toàn có thể chủ động áp dụng công thức tính toán để xác định chỉ số IRR của dự án/khoản đầu tư.

Ý nghĩa

Chỉ số này của dự án càng cao sẽ chứng tỏ khả năng thực thi dự án càng lớn. Ngược lại khi tỷ lệ hoàn vốn nội bộ IRR thấp thì tính khả thi dự án không cao. Vậy nên nhìn chung chỉ số IRR mang ý nghĩa quan trọng trong đầu tư kinh doanh. Cụ thể:

  • Chỉ số IRR cho phép nhà đầu tư sắp xếp thứ tự các dự án có thể đầu tư từ cao đến thấp. Đồng thời thông qua IRR nhà đầu tư hay doanh nghiệp có thể quyết định giữ lại dự án hoặc loại bỏ dự án.
  • Từ các chỉ số này, doanh nghiệp hay nhà đầu tư cũng sẽ nắm bắt được liệu nên đầu tư chú trọng một dự án/đầu tư dàn trải.

Đặc biệt chỉ số còn được đánh giá có ý nghĩa lớn trong đầu tư cổ phiếu. Bởi vì chỉ số IRR đóng vai trò như lợi tức nhà đầu tư sẽ nhận được khi đầu tư cổ phiếu. Hơn nữa chỉ số cũng có thể sử dụng tính toán lợi tức trái phiếu khi đáo hạn. Đồng thời thông qua chỉ số IRR có thể cân bằng rủi ro, lợi ích trong mua bán BĐS.

Ý nghĩa của chỉ số IRR

Vai trò IRR với doanh nghiệp

IRR là chỉ số mà mỗi doanh nghiệp luôn cần quan tâm, tính toán. Bởi vì thực tế chỉ số IRR có vai trò rất quan trọng trong kinh doanh đầu tư của doanh nghiệp.

Về cơ bản bạn hãy ghi nhớ vai trò của IRR có thể có những khác biệt dựa trên các tình huống thực tế. Tuy nhiên nhìn chung đối với doanh nghiệp thì  IRR  là chỉ số đóng vai trò tham số để doanh nghiệp đưa ra quyết định đầu tư dự án. Nghĩa là doanh nghiệp sẽ dựa vào chỉ số IRR ước tính để xem xét liệu có nên rót tiền vào dự án để kinh doanh hay không.

  • Nếu dự án có chỉ số IRR > tỷ lệ giới hạn định mức thì dự án khả thi. Lúc này doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định rót vốn đầu tư dự án.
  • Nếu tất cả các dự án đều có tính khả thi không cao thì doanh nghiệp có thể dựa vào chỉ số tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR để quyết định.

Ưu điểm

Ưu điểm nổi bật đầu tiên của chỉ số được ghi nhận là tính toán đơn giản. Theo đó chỉ cần nắm bắt công thức tính chỉ số IRR có thể bắt tay tính toán. Đặc biệt việc xác định IRR không phức tạp do không phụ thuộc vào nguồn vốn.

Bên cạnh đó, chỉ số được tính dưới dạng tỷ lệ phần trăm. Vì thế các nhà đầu tư/doanh nghiệp có thể so sánh, đối chiếu giữa các dự án với nhau. Từ đó xem xét, đánh giá dự án nào nên lựa chọn đầu tư sẽ mang đến thành công cao nhất.

Ưu điểm của chỉ số IRR

Đặc biệt chỉ số còn giúp nhà đầu tư trong việc chọn điểm vốn vay phù hợp. Thông qua chỉ số nhà đầu tư sẽ ước tính được liệu với mức lợi nhuận thu được từ dự án có thể đảm bảo chi trả khoản vay + lãi suất không.

Nhược điểm

Trong đó như ghi nhận thì việc tính toán IRR đơn giản. Tuy nhiên thực tế để tính toán chỉ số IRR đòi hỏi nhiều thời gian. Đặc biệt việc tính toán IRR không dựa trên chi phí sử dụng vốn nên có thể dẫn đến sai lệch khi kết luận mức sinh lời của dự án. Trong trường hợp có những dự án loại bỏ nhau thì việc dựa vào chỉ số IRR để đánh giá tính khả thi dự án sẽ có thể bỏ lỡ dự án quy mô có lãi ròng lớn. Nguyên nhân là do thông thường những dự án có NPV lớn sẽ có chỉ số IRR nhỏ và ngược lại.

Ngoài ra việc tính toán IRR dựa vào NPV cũng mang đến những hạn chế nhất định. Bởi vì chỉ số NPV có thể không ổn định hoặc có những dự án sẽ được bổ sung NPV thay đổi nhiều lần. Điều này sẽ tạo ra những ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ số IRR. Nhất là việc tính toán trở nên phức tạp và kết quả sẽ không còn chính xác.

Chưa kể bản chất của việc đánh giá tính khả thi của dự án qua IRR là so sonhs  rii với tỷ lệ chiết khấu dự án. Vì thế nếu trường hợp không biết hay không thể xác định được tỷ lệ chiết khấu dự án thì chỉ số IRR không có ý nghĩa.

Nhược điểm của IRR

So sánh IRR và NPV

Để so sánh IRR và NPV cần hiểu rõ khái niệm. Ở đây về cơ bản bạn có thể ghi nhớ NPV là giá trị hiện tại ròng. Theo đó nhìn chung cả chỉ số IRR và NPV đều được sử dụng để đo lường mức độ hiệu quả của dự án đầu tư. Tùy vào mỗi chỉ số mà cách xác định sẽ khác nhau.

  • IRR xác định theo %
  • NPV xác định theo số tiền

Đặc biệt chỉ số dễ hình dung hơn so với NPV. Đồng thời với đặc điểm dựa vào % chiết khấu để đánh giá toàn bộ dự án nên IRR không khó khi tính toán. Tuy nhiên đổi lại thông thường IRR chỉ phù hợp với dự án đơn lập. Hoặc nếu đánh giá nhiều dự án phải đảm bảo có điều kiện như nhau. Hơn nữa IRR cũng được ghi nhận không phù hợp sử dụng trong dự án dài hạn với đặc điểm dòng tiền khác nhau, có đan xen giữa dòng tiền âm – dương,…

Ngược lại chỉ số NPV đảm bảo không sai lệch khi tính toán. Nhất là không cần phải thực hiện so sánh NPV với những chỉ số nào khác. Thay vào đó chỉ cần NPV >0 đồng nghĩa dự án khả thi.

Sự khác nhau giữa IRR và ROI

Cùng với chỉ số IRR, NPV thì ROI cũng được đề cập nhiều trong đầu tư kinh doanh. Trong đó không ít người nhầm lẫn giữa IRR và ROI.

IRR và ROI có nhiều điểm khác biệt

IRR là tỷ lệ lợi nhuận hàng năm ước tính của một dự án/khoản đầu tư. Ngược lại ROI là lợi tức đầu tư, không phải tỷ lệ sinh lời hàng năm. Nếu xét về ý nghĩa thì chỉ số là đánh giá dự án đầu tư trong tương lai. Còn ROI đánh giá về khoản đầu tư, lợi nhuận từ đầu đến cuối mà dự án mang lại.

Ngoài ra theo ghi nhận thì ROI không hữu ích khi tính toán cho các dự án đầu tư dài dại. Hơn nữa ROI cũng không xem xét đến dòng tiền hay lợi nhuận định kỳ.

IRR cao hay thấp thì tốt?

Chỉ số IRR cao đồng nghĩa tính khả thi của dự án/khoản đầu tư là cao. Vì thế trên thực tế nếu giữa các dự án có những yếu tố khác là như nhau thì có thể cân nhắc chọn dự án có IRR cao. Chỉ số của dự án càng cao sẽ càng tốt và càng nên được ưu tiên lựa chọn.

IRR âm thì sao?

Khi tính toán chỉ số có thể mang giá trị âm hoặc dương tùy vào dự án. Tuy nhiên nhìn chung để kết luận liệu có nên đầu tư dự án hay không hãy so sánh chi phí vốn thực sự (r) với chỉ số IRR. Nếu r>IRR dự án hứa hẹn mang lại lợi nhuận. Ngược lại r<IRR dự án sẽ thua lỗ, không nên lựa chọn đầu tư.

Chỉ số IRR càng cao càng tốt

Thị trường tiền tệ là gì

Kết luận

Chúng tôi vừa cập nhật cẩm nang thông tin cần biết về chỉ số IRR. Mong rằng bạn có thể nắm được được chính xác IRR là gì cũng như ý nghĩa, vai trò,…của chỉ số này. Chắc chắn nếu bạn là một nhà đầu tư hay chủ doanh nghiệp thì việc hiểu rõ chỉ số là cần thiết. Đặc biệt nếu bạn cần tư vấn thêm thông tài chính thị trường khác như hình thức thẻ tín dụng hãy truy cập https://vay333.net/

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *