Đảo Nợ là gì? Có nên đảo nợ ngân hàng hay không?

Huy động nguồn tiền từ việc vay vốn ngân hàng từ lâu đã trở thành hình thức vô cùng quen thuộc. Tuy nhiên, đối với những khoản vay lớn, trong một thời hạn nhất định người vay chưa có khả năng chi trả. Khi đó, đảo nợ như là một hình thức ngân hàng đặt ra để giúp người vay vốn có thêm thời gian chi trả. Vậy đảo nợ là gì? Có nên đảo nợ hay không và cần lưu ý điều gì?

Đảo nợ là gì?

Đối với những người thường xuyên vay vốn ngân hàng, vay tín dụng chắc chắn hình thức đảo nợ đã quá quen thuộc. Ngược lại, những người chưa từng vay vốn hay mới vay lần đầu có thể vẫn chưa biết đảo nợ là gì và có nên đảo nợ hay không.

Đảo nợ là gì?

Vay đảo nợ là gì?

Vay đảo nợ được hiểu là khi vay một khoản tiền mới để trả cho khoản nợ cũ đã đến ngày đáo hạn nhưng chưa có khả năng chi trả.

Hành vi đảo nợ là gì?

Nói một cách đơn giản, hành vi đảo nợ là việc thực hiện ký kết một hợp đồng vay mới để lấy số tiền đó chi trả cho hợp đồng vay cũ đã đến ngày đáo hạn. Đây chỉ là phần thủ tục để có thể kéo dài thêm thời hạn chi trả một cách hợp pháp. Nhưng trên thực tế thì khoản nợ vẫn sẽ như cũ.

Nghiệp vụ đảo nợ là gì?

Nghiệp vụ đảo nợ thực chất cũng là nghiệp vụ cho vay diễn ra giữa bên cho vay và bên vay. Hình thức đảo nợ sẽ giúp cho cả hai bên đều cân đối được hoạt động và xử lý khoản vay quá hạn một cách hợp pháp.

Đảo nợ ngân hàng là gì?

Đảo nợ ngân hàng là việc một cá nhân hay tổ chức có vay vốn tại một ngân hàng, nhưng đến thời hạn thanh toán thì lại không có khả năng chi trả. Lúc đó, đảo nợ ngân hàng diễn ra khi ngân hàng cho phép bên vay vay thêm một khoản mới để trả cho khoản vay cũ. Tuy nhiên, việc này chỉ diễn ra khi ngân hàng chấp nhận khoản vay mới.

Ví dụ: Công ty A vay vốn ngân hàng với số tiền là 5 tỷ đồng trong thời hạn 1 năm để kinh doanh. Tuy nhiên, đến hạn thanh toán nhưng A không có khả năng chi trả. Do đó, A đã vay bên ngoài 5 tỷ để trả nợ cho ngân hàng. Vậy là kết thúc được khoản vay đúng thời hạn. Tiếp theo, A tiếp tục vay lại tại chính ngân hàng đó 5 tỷ với thời hạn 1 năm để trả nợ bên ngoài. Như vậy, A vẫn nợ ngân hàng 5 tỷ nhưng thời hạn đã có thêm 1 năm.

Quy định pháp luật về đảo nợ ngân hàng

Thực chất trong các điều khoản về vay nợ ngân hàng không có khái niệm đảo nợ. Tuy nhiên, dựa vào bản chất của đảo nợ, luật pháp cũng có những quy định liên quan.

  • Ngân hàng không được cho vay với những hợp đồng vay vốn có mục đích trả nợ tín dụng tại chính ngân hàng đó. Tuy nhiên, nếu là vay để trả lãi phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình, và đã được phê duyệt chi phí tiền lãi trong tổng mức đầu tư xây dựng thì sẽ được duyệt cho vay.
  • Ngân hàng không được cho vay để trả nợ tín dụng ở ngân hàng khác hoặc tổ chức tín dụng nước ngoài. Trừ một vài trường hợp cụ thể nếu khoản vay đáp ứng được các yêu cầu về mục đích và thời hạn vay.

Đảo nợ ngân hàng có vi phạm pháp luật không?

Đảo nợ ngân hàng sẽ không vi phạm pháp luật nếu thuộc 1 trong 2 trường hợp sau đây:

Trường hợp 1, khi khách hàng vay vốn với mục đích trả nợ tín dụng tại chính ngân hàng đó, thì cần có điều kiện kèm theo. Khoản vay đó phải dùng để trả lãi phát sinh trong quá trình thi công công trình xây dựng. Và số tiền lãi đó được tính trên tổng mức đầu tư xây dựng ban đầu đã được phê duyệt.

Đảo nợ có vi phạm pháp luật không?

Trường hợp 2, nếu muốn vay để trả nợ tín dụng tại ngân hàng khác hoặc trả nợ nước ngoài, phải đáp ứng được một trong các yêu cầu sau:

  • Vay vốn để phục vụ cho mục đích kinh doanh thu lợi nhuận
  • Thời hạn cho vay của khoản vay mới không được vượt quá thời hạn còn lại của khoản vay cũ chưa thanh toán
  • Khoản vay cũ chưa được cơ cấu lại thời hạn chi trả

Cách đảo nợ ngân hàng?

Vì luật nhà nước quy định việc cấm đảo nợ, chỉ trừ một số trường hợp ngoại lệ.

Cách đảo nợ để không vi phạm pháp luật

  • Tìm nguồn vay vốn trung gian. Như ví dụ về doanh nghiệp A nói trên, có thể vay vốn ở bên thứ ba để trả cho ngân hàng và kết thúc hợp đồng cho vay cũ. Khi đó, A có thể vay lại với hợp đồng mới mà không bị xem là đảo nợ với ngân hàng. Khoản vay mới sẽ dùng để trả nợ cho bên thứ ba, cách này sẽ đơn giản hơn vì dễ vay được từ các tổ chức tín dụng bên ngoài.
  • Nhờ đến một tư cách pháp nhân khác để vay. Đảo nợ chỉ được tính khi cùng một pháp nhân thực hiện hành vi vay khoản vay mới để trả cho khoản vay cũ. Vì thế, có thể nhờ đến một tư cách pháp nhân khác. Ví dụ anh B đang có khoản nợ 100 triệu đến ngày đáo hạn, sẽ nhờ anh C vay ngân hàng 100 triệu để trả khoản nợ đó. Lúc này, B đã trả hết nợ và có quyền vay lại khoản vay 100 triệu khác để trả lại cho C.
  • Chuyển khoản vay sang ngân hàng khác. Đối với một số trường hợp, người vay có thể tìm một tổ chức khác có lãi suất ngân hàng cho vay thấp hơn để chuyển khoản nợ đó sang. Đây cũng là một cách đảo nợ nhằm giảm bớt tiền lãi phát sinh sau kỳ hạn dài.

Thủ tục đảo nợ ngân hàng

Vì đảo nợ ngân hàng là hành vi không được pháp luật công nhận và không có thuật ngữ này trong các điều khoản luật. Cho nên, thủ tục thực chất chính là thủ tục đáo hạn khoản vay cũ và mở khoản vay mới. Cần có các loại giấy tờ sau:

Thủ tục đảo nợ ngân hàng

  • Giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân, sổ hộ khẩu, giấy tờ đăng ký kết hôn.
  • Bản sao của hồ sơ vay vốn ngân hàng
  • Hợp đồng thế chấp tài sản đảm bảo với ngân hàng
  • Bản sao có công chứng của các tài sản thế chấp như sổ đỏ nhà, đất, giấy đăng ký quyền sở hữu xe ô tô,… và những loại tài sản có giá trị lớn khác.
  • Nếu là doanh nghiệp đi vay cần có giấy phép kinh doanh, con dấu của doanh nghiệp, giấy phép thành lập.
  • Giấy ghi nợ của ngân hàng

Lợi ích

Vì sao hình thức không được nhà nước công nhận nhưng hình thức này vẫn được sử dụng phổ biến tại các ngân hàng và tổ chức tín dụng? Đó là bởi vì đảo nợ đem lại lợi ích cho cả bên vay và bên cho vay.

Lợi ích của đảo nợ là gì?

  • Đối với ngân hàng cho vay, việc làm đảo nợ sẽ giúp giảm các nợ xấu, giải quyết các khoản nợ quá hạn. Các ngân hàng chấp nhận việc sẽ thúc đẩy thêm nhiều các khoản vay, từ đó tăng lợi nhuận cho ngân hàng.
  • Đối với cá nhân hay doanh nghiệp đi vay, đảo nợ sẽ giúp gia tăng thêm thời hạn trả nợ, giảm được áp lực về tài chính. Ngoài ra, giúp giải quyết các khoản vay quá hạn, nên sẽ không tốn chi phí lãi quá hạn. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sẽ không bị nợ xấu hoặc bị trừ điểm tín dụng do nợ quá hạn.

Hạn chế

Hạn chế của đảo nợ là gì?

  • Rủi ro cho bên vay nếu không được chấp nhận hồ sơ vay mới. Nhiều cá nhân, doanh nghiệp phải vay tiền bên ngoài để thanh toán khoản vay cũ của ngân hàng. Tuy nhiên, khi kết thúc khoản vay cũ, yêu cầu khoản vay mới lại không được phê duyệt. Lúc này rủi ro về lãi suất vay bên ngoài sẽ cao hơn vì không có tiền để trả.
  • Rủi ro về gia tăng nợ xấu cho ngân hàng.

Phí tiêu tốn

Phí đảo nợ cũng sẽ không được ghi trên hợp đồng mà chỉ được thỏa thuận giữa hai bên. Thông thường phí rất cao và được tính theo từng ngày. Mức phí hiện nay dao động từ 0,3-0,5%/ngày trên tổng số tiền vay.

Phân biệt đảo nợ và đáo hạn

Đảo nợ và đáo hạn đều là cách để kéo dài thêm thời gian trả nợ. Tuy nhiên, hai hình thức này có sự khác biệt:

  • Đảo nợ là lấy khoản vay mới để trả cho khoản vay cũ
  • Đáo hạn khoản vay là hình thức ngân hàng cho phép tái vay vốn khi đã đến thời hạn thanh toán mà vẫn chưa trả hết nợ

Lãi gộp là gì

Kết luận.

Trên đây là những kiến thức cần biết về đảo nợ là gì, thủ tục như thế nào và ưu nhược điểm của hình thức này. Các cá nhân hay doanh nghiệp cần hiểu rõ để tránh những rủi ro về sau. Truy cập Vay333 để tìm hiểu thêm về các kiến thức tài chính khác như Cách kiểm tra tiền trong tài khoản thẻ ATM.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *