ROA là gì? ROE là gì trong môn học Quản trị tài chính?

ROA, ROE là những thuật ngữ quen thuộc được sử dụng nhiều trong kinh doanh, nhất là trong báo cáo tài chính của công ty. Đối với một số người mới bắt đầu làm quen với lĩnh vực này thì việc hiểu đúng và chính xác ROA là gì, ROE là gì vô cùng cần thiết. Hãy cùng chuyên mục blog tìm hiểu những thông tin chi tiết liên quan đến ROA và ROE.

ROA là gì?

ROA là thuật ngữ viết tắt của cụm từ Return On Assets. Đây là chỉ số lợi nhuận trên tổng tài sản của một công ty, doanh nghiệp. Đồng thời, ROA còn được hiểu là Tỷ suất sinh lời trên số tài sản được sử dụng cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty.

Trong kinh doanh, chỉ số ROA đóng vai trò vô cùng quan trọng, nhất là đối với các báo cáo tài chính. Dựa vào chỉ số này, người ta có thể tính toán chính xác khả năng sinh lợi nhuận của kinh doanh trên mỗi đồng tài sản được sử dụng của doanh nghiệp. Từ đó, hiệu quả sử dụng vốn và tài sản của công ty, doanh nghiệp sẽ được đánh giá một cách khác quan, rõ ràng và chính xác nhất.

Chỉ số ROA là gì?
Chỉ số ROA là gì?

Công thức tính ROA

Công thức tính ROA thông thường được áp dụng như sau:

ROA = Lợi nhuận ròng/ Tổng tài sản đầu tư x 100%

Trong đó:

  • Lợi nhuận ròng chính là lợi nhuận sau thuế, là số tiền doanh nghiệp nhận được sau khi thanh toán tất cả các chi phí liên quan
  • Tổng tài sản đầu tư là toàn bộ số vốn mà doanh nghiệp sử dụng để kinh doanh, tính cả vốn chủ sở hữu và vốn đi vay

Ý nghĩa của ROA là gì?

Đối với các doanh nhân, đặc biệt là nhà quản lý của công ty, doanh nghiệp, ROA là mối quan tâm hàng đầu. Cơ sở dữ liệu từ chỉ số ROA cho phép các nhà lãnh đạo phân tích chính xác khả năng lời trên tổng tài sản sử dụng của bản thân trên phương án kinh doanh đang thực hiện. Chính vì thế , họ có thể tự đánh giá và xác định hiệu quả mà phương án kinh doanh hiện tại mang lại.

Cụ thể, chỉ số ROA sẽ cho các nhà quản lý biết được với số vốn đầu tư ban đầu, doanh nghiệp đã mang về lợi nhuận ròng là bao nhiêu. Theo đó, ROA của doanh nghiệp càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn càng tốt. Từ đó, các nhà quản lý sẽ lựa chọn tiếp tục phát huy hay điều chỉnh kế hoạch sử dụng vốn, bảng cân đối kế toán của công ty, doanh nghiệp trong thời gian sắp tới.

ROE là gì?

ROE (Return On Equity) là tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, hay là lợi nhuận trên vốn của công ty, doanh nghiệp. Chỉ số ROE sẽ thể hiện tỷ lệ lợi nhuận so với vốn chủ sở hữu được sử dụng của doanh nghiệp.

Hiểu một cách đơn giản, số vốn mà công ty có được, không tính tài sản vay mượn, được sử dụng để đầu tư, kinh doanh. Sau giới hạn thời gian cố định, từ số vốn ban đầu đó, doanh nghiệp đã thu về một số tiền lợi nhuận, được gọi là tiền lời nhất định. Vậy, chỉ số ROE chính là tỷ số tiền lời thu được trong quá trình kinh doanh trên tổng số vốn ban đầu bỏ ra (không tính vốn vay mượn).

Công thức tính ROE là gì?
Công thức tính ROE là gì?

Công thức tính ROE

Công thức tính ROE được sử dụng phổ biến như sau:

ROE = Lợi nhuận ròng/ Vốn chủ sở hữu x 100%

Trong đó:

  • Lợi nhuận ròng chính là lợi nhuận sau thuế, khi đã thanh toán tất cả các khoản chi phí liên quan
  • Vốn chủ sở hữu chính là số vốn mà doanh nghiệp tự đầu tư (không tính số vốn đi vay)

Ý nghĩa ROE là gì?

Đối với mỗi doanh nghiệp đầu tư kinh doanh, chỉ số ROE đóng vai trò quan trọng nhằm cho các nhà quản lý biết với mỗi đồng vốn đầu tư đã tích lũy và tạo ra bao nhiêu lợi nhuận. Theo đó chỉ số ROE càng cao có nghĩa là hiệu quả sử dụng vốn cổ đông của công ty doanh nghiệp càng cao.

Dựa vào đó, ban quản lý sẽ đánh giá và xác định phương hướng kinh doanh trong tương lai. Đồng thời, ROE còn hỗ trợ đánh gái một công ty có cần số hài hoà vốn cổ đông và vốn đi vay trong quá trình huy động vốn để khai thác lợi thế cạnh tranh hay không. Theo đó, chi số Roe càng cao thì giá trị cổ phiếu của công ty đó càng hấp dẫn, từ đó, sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư.

ROE và ROA bao nhiêu là tốt?

Đối với ROA, các công ty cổ phần sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhất là ngành kinh doanh. Vì thế, nếu sử dụng chỉ số ROA để đánh giá hay so sánh tăng trưởng của một doanh nghiệp thì nên so sánh các công ty cùng ngành, so sánh ROA mỗi công ty đạt được qua mỗi năm. Chỉ số ROA sẽ phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của công ty, nên ROA càng cao trên tổng tài sản đầu tư càng ít thì lợi nhuận đạt được càng nhiều, công ty đó đang trong giai đoạn tăng trưởng tốt.

Đồng thời, tổng vốn của công ty bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn đi vay nên tỷ lệ lãi suất mà các công ty phải chi trả cũng đáng lưu ý.

  • Chỉ số ROA của một công ty cho thấy lợi nhuận kiếm về ít hơn hoặc bằng số tiền chi trả cho các hoạt động đầu tư thì cần xem xét lại.
  • Ngược lại, công ty có chỉ số ROA cao hơn sau khi trừ đi chi phí vay thì chiến lược sử dụng đồng vốn tốt, là một công ty tiềm năng, đáng cân nhắc.
ROE và ROA bao nhiêu là tốt?
ROE và ROA bao nhiêu là tốt?

Đối với ROE, các nhà đầu tư thường phân tích, so sánh cổ phiếu với các công ty cùng ngành nghề trong những giai đoạn nhất định. Những doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề khác nhau sẽ tạo ra sự chênh lệch ROE lớn. Để có thể đánh giá và so sánh chính xác giá trị của các công ty như vậy, nhà đầu tư cần phải cân nhắc rất nhiều yếu tố ảnh hưởng.

Theo đó, sau khi tính toán được chỉ số ROE của một công ty, chủ đầu tư có thể đánh giá như sau:

  • Trường hợp ROE tương đương hoặc nhỏ hơn lãi vay ngân hàng, trong khi vốn chủ sở hữu bằng hoặc nhỏ hơn vốn đi vay, thì lợi nhuận tạo ra không đáng kể, chỉ đủ để thanh toán lãi ngân hàng
  • Trường hợp ROE cao hơn so với lãi vay ngân hàng, cần xét đến vốn đi vay của công ty cũng như hiệu quả khai thác lợi thế cạnh tranh thị trường, từ đó, đánh giá tỷ lệ tăng trưởng ROE trong tương lai.

Vậy, ROA và ROE của một công ty bao nhiêu là tốt? Theo lý thuyết:

  • Chỉ số ROA phải đạt từ mức 7.5% trở lên
  • Chỉ số ROE phải đạt ít nhất ở mức 15%

Mối liên hệ giữa chỉ số ROA và ROE là gì

Mối liên hệ giữa chỉ số ROA và ROE
Mối liên hệ giữa chỉ số ROA và ROE

Chỉ số ROA và ROE có mối liên hệ như thế nào? Để giải thích được vấn đề này chúng ta cần dựa trên công thức tính đòn bẩy tài chính, cụ thể như sau:

Đòn bẩy tài chính = ROE/ROA

Dựa vào chỉ số ROA và ROE là gì, các nhà quản lý sẽ dễ dàng tính được chỉ ôs đoàn abay tài chính của công ty. Từ đó, họ có thể đưa ra đánh giá chính xác khả năng sử  dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Theo đó

  • Đòn bẩy tài chính thấp cho thấy hiệu quả sử dụng vốn cao và mức độ tăng trưởng doanh nghiệp ổn định
  • Đòn bẩy tài chính cao cho thấy quá trình sử dụng vốn chưa phát huy hiệu quả, ảnh hưởng đêns sự phát triển của doanh nghiệp, cần vay vốn để duy trì kinh doanh

Hầu hết các doanh nghiệp hiện đại đều chú trọng đến quá trình này bất kể đòn bẩy tài chính cao hay không. Bởi vì, chỉ số ROE cao sẽ kéo theo kết quả đòn bẩy tài chính được cải thiện, giúp doanh nghiệp kinh doanh ổn định và thu về nhiều lợi nhuận hơn.

Mô hình Dupont

Mô hình Dupont là gì?
Mô hình Dupont là gì?

Mô hình Dupont còn được biết đến là phương pháp phân tách đoạn nhằm phân tích khả năng sinh lợi nhuận của một doanh nghiệp. Phương pháp này cho phép tách tỷ số tổng hợp thể hiện mức độ sinh lời của doanh nghiệp như ROA, hay ROE thành các tỷ số có mối quan hệ quan hệ nhân quả. Cụ thể như sau:

Tỷ suất sinh lời trên doanh thu – Lợi nhuận biên

Công thức tính lợi nhuận biên như sau:

Lợi nhuận biên = Lợi nhuận ròng/ Doanh thu

Trong đó, lợi nhuận biên là mối quan hệ giữa chi phí và doanh thu của doanh nghiệp, tỷ số sinh lời trên doanh thu càng cao và tăng trưởng ổn định thì doanh nghiệp đó càng có tiềm năng phát triển.

Tỷ suất doanh thu trên tổng tài sản – Vòng quay tài sản

Tỷ suất doanh thu trên tổng tài sản – Vòng quay tài sản
Tỷ suất doanh thu trên tổng tài sản – Vòng quay tài sản

Công thức tính vòng quay tài sản như sau:

Vòng quay tài sản = Doanh thu/ Trên tài sản

Trong đó, vòng quay tài sản phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản trong việc tạo ra doanh thu của doanh nghiệp. Tỷ stars doanh thu trên tổng tài sản lớn có nghĩa doanh nghiệp đang sử dụng tài sản hiệu quả.

Đòn bẩy tài chính

Công thức tính đòn bẩy tài chính:

Đòn bẩy tài chính = Tổng tài sản/ Vốn chủ sở hữu

Trong đó, đòn bẩy tài chính là công cụ thao túng chỉ số ROE giúp thu hút đầu tư. Đòn bẩy tài chính càng thấp, chỉ số ROE càng cao, cổ phiếu công ty càng có giá trị, hấp dẫn nhiều nhà đầu tư hơn.

Hy vọng với những thông tin được chia sẻ như trên, bạn đã có thể hiểu được ROA là gìROE là gì và các vấn đề liên quan đến hai chỉ số quan trọng trong quá trình sử dụng vốn này. Như vậy, đây là hai chỉ số cơ bản đánh giá hiệu quả kinh doanh, tiềm năng phát triển của một doanh nghiệp. Nắm chắc những kiến thức cơ bản này và ứng dụng hiệu quả trong quản lý công ty sẽ mang lại hiệu quả kinh doanh cao.

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *