Đòn bẩy tài chính gọi là gì? Ý nghĩa, cách tính tỷ lệ đòn bẩy

Rất nhiều doanh nghiệp chuộng sử dụng đòn bẩy tài chính với mục tăng lợi nhuận nhanh. Vậy đòn bẩy tài chính là gì? tác dụng cụ thể ra sao? Cách tính tỷ lệ đòn bẩy như thế nào chuẩn xác nhất? Nếu bạn muốn biết đáp án cho những câu hỏi này, hãy dành 5 – 7 phút để tham khảo bài viết dưới đây.

Đòn bẩy tài chính là gì?

Muốn sử dụng bất cứ công cụ tài chính nào trong đầu tư, kinh doanh bạn cần nắm rõ về nó. Đa số các doanh nghiệp lớn đều sử dụng công cụ này để gia tăng lợi nhuận, tỷ suất sinh lời?

Đòn bẩy tài chính được định nghĩa là mức độ (tỷ lệ) sử dụng vốn vay (thường là vốn vay ngân hàng) trong tổng số vốn của doanh nghiệp để mang đi đầu tư sinh lời. Từ đó giúp công ty/doanh nghiệp tăng thu nhập trên 1 cổ phần thường (viết tắt EPS) hay tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (viết tắt là ROE).

Đòn bẩy tài chính là gì?
Đòn bẩy tài chính là gì?

Có thể hiểu rằng đòn bẩy tài chính là sự kết hợp giữa vốn tự có của doanh nghiệp với số nợ phải trả trong việc điều hành chính sách kinh doanh của công ty. Dựa trên mối tương quan giữa tỷ trọng nợ phải trả là tỷ trọng vốn sở hữu chúng ta có thể chia thành 2 dạng đòn bẩy tài chính:

  • Đòn bẩy tài chính cao khi tỷ trọng nợ cao hơn tỷ trọng vốn tự có của công ty/doanh nghiệp
  • Đòn bẩy tài chính thấp nếu tỷ trọng nợ phải trả thấp hơn tỷ trọng vốn tự có của doanh nghiệp

Các nhóm chỉ số đòn bẩy tài chính

Đòn bẩy tài chính là gì? bạn đã biết qua mục bên trên. Vậy làm sao để sử dụng công cụ này hiệu quả? Chắc chắn các chủ doanh nghiệp – những người hoạch định chính sách phát triển cho công ty cần biết đến các nhóm chỉ số đòn bẩy tài chính được liệt kê dưới đây.

Tổng nợ/Tổng tài sản (D/A)

Chỉ số này đo lường được mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp để hỗ trợ cho tổng tài sản hiện có. Tức là trong số tổng tài sản của doanh nghiệp sẽ có bao nhiêu % tài sản là vốn vay.

Tùy vào từng lĩnh vực kinh doanh cụ thể hay quy mô, loại hình doanh nghiệp mà hệ số này sẽ cao hay thấp. Người ta thường so sánh hệ số này của 1 doanh nghiệp cụ thể với hệ số chung của toàn ngành để đánh giá được mức độ cao, thấp.

Những nhóm chỉ số đòn bẩy tài chính bạn nên biết
Những nhóm chỉ số đòn bẩy tài chính bạn nên biết

Hệ số nợ/Vốn (D/C)

Đòn bẩy tài chính là gì đã được làm sáng tỏ. Tiếp theo đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu về nhóm chỉ số đòn bẩy tài chính thứ 2. Đồng thời cũng là chỉ số các chuyên gia thường sử dụng để đánh giá tình hình/cấu trúc tài chính của 1 doanh nghiệp.

Hệ số nợ/Vốn cho chúng ta biết rằng trong tổng số vốn của 1 doanh nghiệp có bao nhiêu % là vốn đi vay. Cũng như hệ số D/A, người ta cũng sẽ so sánh hệ số D/C của 1 doanh nghiệp so với hệ số chung của toàn ngành để đánh giá mức độ cao, thấp và tình hình tài chính của công ty, doanh nghiệp.

Ví dụ doanh nghiệp có tỷ lệ nợ trong tổng số vốn cao hơn mức trung bình của toàn ngành. Tức là tình hình tài chính của công ty không khả quan, bị phụ thuộc nhiều vào vốn vay. Ngược lại nếu tỷ lệ này thấp hơn mức trung bình toàn ngành tức là doanh nghiệp có tình hình tài chính khá ổn định.

Tổng nợ/Vốn chủ sở hữu (D/E)

Tỷ lệ vốn vay/vốn chủ sở hữu nói lên quy mô tài chính của doanh nghiệp. Thông qua tỷ lệ này chúng ta có thể biết được tỷ lệ nợ và vốn chủ sở hữu được doanh nghiệp sử dụng để chi trả cho hoạt động kinh doanh của mình.

Đây cũng là hệ số được các chuyên gia tài chính sử dụng phổ biến khi phân tích về tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Nếu tỷ lệ D/E >1 đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đang vay nợ quá nhiều so với nguồn vốn tự có. Những doanh nghiệp này thường đối mặt với những rủi ro cao  vì nếu không sử dụng vốn vay hiệu quả họ sẽ đối mặt với việc phải trả khoản nợ lớn và áp lực khi lãi suất ngân hàng biến động theo chiều hướng tăng.

Nếu tỷ lệ D/E < 1 tức là doanh nghiệp vay nợ không nhiều, áp lực trả nợ không quá lớn. Nhưng điều này không đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đang sử dụng tốt nguồn vốn vay để kinh doanh hiệu quả.

Hệ số đòn bẩy tài chính

Hệ số này được tính bằng công thức tổng tài sản bình quân/Vốn chủ sở hữu bình quân trong 1 thời kỳ nhất định. Nếu hệ số này thấp có thể đánh giá rằng doanh nghiệp có khả năng tự chủ tài chính tốt. Tuy nhiên, nó cũng cho thấy 1 điều rằng doanh nghiệp chưa sử dụng tốt đòn bẩy tài chính để mang lại lợi nhuận.

Hệ số chi trả lãi vay (EBIT/Chi phí lãi vay)

Hệ số này thể hiện mức độ lợi nhuận trước thuế và lãi vay, đồng thời thể hiện được khả năng chi trả lãi vay vốn của doanh nghiệp. Chúng ta cùng đánh giá hệ số này qua 2 trường hợp dưới đây:

  • Trường hợp 1: Nếu EBIT/Chi phí lãi vay > 1 tức là doanh nghiệp hoàn toàn có khả năng trả lãi
  • Trường hợp 2: Nếu EBIT/Chi phí lãi vay < 1 đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đang đi vay quá nhiều, chi phí phải trả lãi vay vượt quá khả năng chi trả

Công thức tính đòn bẩy tài chính

Cách tính đòn bẩy tài chính như thế nào chuẩn xác là thắc mắc chung của nhiều doanh nghiệp. Bạn hãy tham khảo công thức tính chuẩn ngay sau đây nhé:

Công thức tính đòn bẩy tài chính ngân hàng chuẩn xác
Công thức tính đòn bẩy tài chính ngân hàng chuẩn xác

Chú thích: DFL là đòn bẩy tài chính, Ebit là lợi nhuận trước thuế và lãi vay vốn, EPS thể hiện lợi nhuận của vốn chủ sở hữu

Qua công thức này ta cũng có thể thấy rằng, những doanh nghiệp có vốn vay lớn trong tổng kết cấu vốn sẽ có cơ hội thu được lợi nhuận của vốn chủ sở hữu lớn hơn. Tuy nhiên điều này cũng tỷ lệ thuận với những rủi ro tài chính doanh nghiệp gặp phải.

Tác dụng đòn bẩy tài chính là gì?

Đòn bẩy tài chính là gì đến đây có lẽ bạn cũng không còn thắc mắc. Vậy công cụ này có tác dụng gì với doanh nghiệp? Những gạch đầu dòng dưới đây chính là đáp án:

  • Giúp các doanh nghiệp duy trì hoạt động kinh doanh hiệu quả thông qua việc sử dụng vốn vay để bù đắp sự thiếu hụt nguồn vốn. Đồng thời giúp các doanh nghiệp gia tăng tỷ suất lợi nhuận dựa trên thu nhập trên một cổ phần hoặc trên vốn chủ sở hữu.
  • Nếu doanh nghiệp biết sử dụng đòn bẩy tài chính 1 cách thông minh, có chiến lược chắc chắn sẽ thu về khoản lợi nhuận khổng lồ. Thực tế đã chứng minh ngành bất động sản là ngành nhiều người đã áp dụng thành công đòn bẩy tài chính để đầu tư hiệu quả và mang về những món lời lớn.
  • Thêm 1 tác dụng cực hấp dẫn của đòn bẩy tài chính đó là giúp các doanh nghiệp giảm được số tiền thuế phải đóng 1 cách hợp lý. Bởi lẽ vốn vay cũng được coi là 1 khoản chi phí và được trừ vào số tiền phải chịu thuế thu nhập.
Đòn bẩy tài chính có tác dụng gì với doanh nghiệp?
Đòn bẩy tài chính có tác dụng gì với doanh nghiệp?

Sử dụng đòn bẩy tài chính trong doanh nghiệp hiệu quả?

Như đã đề cập bên trên, nếu sử dụng đòn bẩy tài chính hiệu quả, doanh nghiệp sẽ thu được khoản lợi nhuận lớn. Vậy làm sao để sử dụng công cụ này 1 cách hiệu quả, bạn hãy nhớ những nguyên tắc sau:

  • Phải đầu tư 1 cách có định hướng và có kiến thức. Nếu không doanh nghiệp của bạn rất dễ rơi vào khủng hoảng
  • Cần lựa chọn nguồn vốn vay đảm bảo, lãi suất càng thấp càng tốt. Lý tưởng nhất là lựa chọn vay vốn tại các ngân hàng uy tín và thường xuyên có các chương trình ưu đãi như Vietcombank, BIDV…
Sử dụng đòn bẩy tài chính hiệu quả như thế nào?
Sử dụng đòn bẩy tài chính hiệu quả như thế nào?

Mức độ ảnh hưởng

Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính, chúng ta cùng đi phân tích những lợi ích và rủi ro mà công cụ này mang lại cho các doanh nghiệp.

Lợi ích của đòn bẩy tài chính

  • Giúp doanh nghiệp tăng vốn: Đòn bẩy tài chính giúp các doanh nghiệp tăng vốn để thuận lợi giao dịch trên nhiều thị trường khác nhau
  • Sử dụng đòn bẩy tài chính hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp mang về nhiều lợi nhuận
Lợi ích của đòn bẩy tài chính các doanh nghiệp nên biết
Lợi ích của đòn bẩy tài chính các doanh nghiệp nên biết

Rủi ro của đòn bẩy tài chính

Song song với những lợi ích, đòn bẩy tài chính cũng có thể mang đến những rủi ro khá lớn cho doanh nghiệp. Cụ thể là tăng tổn thất và rủi ro tài chính cho doanh nghiệp. Bởi nếu không sử dụng đòn bẩy tài chính hiệu quả, đầu tư không có chiến lược hoặc không may thị trường có những biến động không theo ý muốn, doanh nghiệp có thể chịu tổn thất lớn gây nợ xấu. Từ đó phải đối mặt với áp lực trả lãi, trả nợ.

Kết luận

Vay333 đã giúp bạn biết đòn bẩy tài chính là gì qua nội dung trên. Đồng thời cũng nhận thức được đòn bẩy tài chính giống như “1 con dao 2 lưỡi”. Nếu có kiến thức, có chiến lược kinh doanh và sử dụng công cụ này hiệu quả chắc chắn bạn sẽ thu được nguồn lợi nhuận khổng lồ. Nhưng nếu không sử dụng hiệu quả doanh nghiệp của bạn sẽ phải đối mặt với những tổn thất và nguy cơ lớn về mặt tài chính. Truy cập Vay333 để tìm hiểu thêm về các kiến thức tài chính khác như tra số tài khoản ngân hàng.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *