Cho vay chính sách là gì? Điều kiện, đối tượng được vay

Hiện nay, rất nhiều người đã chọn vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội. Bởi mức lãi suất của vay cực kỳ hấp dẫn và được hưởng nhiều lợi ích. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể dễ dàng vay chính sách. Lý do vì sản phẩm vay này có những điều kiện vay khá khắt khe.

Cho vay chính sách là gì?

Theo Điều 1 Nghị định số 78/2002 / NĐ – CP, cho vay chính sách là việc nhà nước huy động các nguồn lực tài chính để cho các đối tượng chính sách vay vốn. Mục đích để các đối tượng vay phục vụ kinh doanh, sản xuất, tạo việc làm, nâng cao mức sống. Góp phần thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội.

Cho vay chính sách là gì?

Ngân hàng Chính sách xã hội được giao nhiệm vụ thực hiện cho vay vốn chính sách. Đây là tổ chức tín dụng trực thuộc Chính phủ Việt Nam để hỗ trợ các đối tượng chính sách vay vốn.

Khác với các ngân hàng thương mại cổ phần, Ngân hàng Chính sách xã hội hoạt động vay vốn không vì mục tiêu lợi nhuận. Mà chủ yếu nhằm phục vụ lợi ích xã hội. Ngân hàng này được nhà nước bảo đảm khả năng thanh toán. Cũng như được miễn thuế các khoản nộp ngân sách nhà nước.

Chính vì những lý do nêu trên mà lãi suất cho vay tại Ngân hàng Chính sách luôn ở mức rất thấp.

Đối tượng cho vay chính sách

Tại Điều 2 Nghị định 28/2002/NĐ – CP quy định các đối tượng được vay chính sách bao gồm:

  • Hộ nghèo.
  • Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đang học cao đẳng, đại học, trung cấp và học nghề.
  • Các đối tượng chính sách lao động có thời hạn ở nước ngoài.
  • Các đối tượng cần vay vốn giải quyết việc làm.
  • Các tổ chức kinh tế và hộ sản xuất kinh doanh thuộc khu vực II, III miền núi, thuộc hải đảo và thuộc diện 135.
  • Các đối tượng khác sau có quyết định của Chính phủ như người sau cai nghiện ma túy, người bị nhiễm HIV, người bán dâm hoàn lương.

Đối tượng cho vay chính sách

Các tổ chức kinh tế, hộ sản xuất kinh doanh thuộc Chương trình 135 và đối tượng vay vốn giải quyết việc làm khi vay vốn cần phải thể chấp tài sản. Còn hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác khi vay vốn không cần phải thế chấp tài sản. Riêng với các hộ nghèo khi vay vốn được miễn lệ phí làm thủ tục hành chính.

Mục đích dùng vốn của cho vay chính sách là gì?

Tại Điều 14 Nghị định 78/2002 / NĐ – CP, nguồn vốn vay chính sách được sử dụng cho các mục đích sau:

  • Hộ nghèo, hộ sản xuất kinh doanh thuộc khu vực II, III miền núi, thuộc hải đảo và các xã thuộc diện 135 có mục đích sử dụng vốn vay để: Mua vật tư, thiết bị, vật nuôi, giống cây trồng và trả tiền dịch vụ, phục vụ sản xuất kinh doanh; giải quyết một phần các nhu cầu thiết yếu về: nhà ở, nước sạch, điện thắp sáng, giáo dục; góp vốn thực hiện các dự án hợp tác sản xuất kinh doanh đã được phê duyệt.
  • Các tổ chức kinh tế thuộc khu vực II, III miền núi, thuộc hải đảo và các xã thuộc diện 135 có mục đích sử dụng vốn vay để: Thanh toán chi phí sản xuất kinh doanh theo dự án, chương trình đã được phê duyệt bởi các cấp có thẩm quyền.
  • Sinh viên có hoàn cảnh khó khăn có mục đích sử dụng vốn vay để: Mua phương tiện học tập và thanh toán các chi phí khác phục vụ cho việc học tập.
  • Đối tượng chính sách đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài có mục đích sử dụng vốn vay để: Chi trả các khoản tiền vé máy bay, tiền đặt cọc, phí đào tạo, phí dịch vụ.
  • Các đối tượng vay vốn chính sách khác thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Mục đích dùng của nguồn vốn cho vay chính sách

Một số trường hợp cho vay, bảo lãnh có tính chất chính sách được pháp luật quy định. Đó bao gồm:

  • Cho vay vốn tín dụng Nhà nước.
  • Cho vay vốn để thuê hoặc mua nhà ở xã hội.
  • Cho vay hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở, xây mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở.
  • Cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Một số chính sách ưu đãi được áp dụng để cho vay và cấp vốn cho những doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp, những doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia vào các cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Nhà nước thực hiện các chính sách tín dụng ưu đãi từ Quỹ quốc gia về việc làm và các nguồn tín dụng khác. Mục đích để hỗ trợ tạo, duy trì và mở rộng việc làm. (Quy định tại Điều 10 Luật Việc làm 2013).

Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động phi lợi nhuận

Ngoài những mục đích sử dụng của vốn cho vay chính sách trên, còn có một số quy định về chính sách cho vay khác. Ví dụ như hộ nông dân, chủ trang trại, đại diện hộ nông dân để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp và nuôi trồng thủy sản được vay vốn đến 20 triệu đồng để sản xuất hàng hóa. Hoặc được vay vốn tối đa 50 triệu đồng để sản xuất giống thủy sản không cần thế chấp tài sản. Doanh nghiệp, hợp tác xã được vay tối đa 50 triệu đồng để sản xuất giống thủy sản không cần thế chấp tài sản.

Các ngân hàng thương mại sẽ thực hiện giảm lãi suất cho vay đối với người sản xuất kinh doanh theo quy định hiện hành.

Chính sách tài khóa là gì

Các chương trình cho vay chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội

Các chương trình cho vay của ngân hàng chính sách sẽ bao gồm như sau:

Các chương trình cho vay chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội

Các khoản cho vay của Ngân hàng Chính sách

Theo dõi hình ảnh bên dưới để rõ hơn các bạn nhé:

Các khoản cho vay chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội

Các điều kiện cho vay vốn chính sách hiện nay

Đối với sinh viên vay thông qua hộ gia đình

Để vay vốn chính sách, sinh viên cần đáp ứng được các điều kiện sau:

  • Sinh viên cư trú trong hộ gia đình hợp pháp tại địa phương và đáp ứng đủ các tiêu chuẩn đối với đối tượng cho vay.
  • Đối với sinh viên năm nhất bắt buộc phải có giấy báo trúng tuyển và xác nhận nhập học của trường.
  • Đối với sinh viên từ năm thứ hai trở lên phải có sự xác nhận của trường về việc đang theo học tại trường.
  • Sinh viên không vi phạm pháp luật, chưa có tiền án, tiền sự.

Đối với những gia đình chính sách

Những gia đình nằm trong diện quan trọng cần đáp ứng được các điều kiện sau:

  • Thuộc diện gia đình chính sách như là: hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình thương binh, liệt sĩ, …
  • Có mục đích vay hợp pháp như vay sản xuất, vay xây nhà, …

Phương thức cho vay

Phương thức cho vay chính sách là cho vay trực tiếp đến người vay. Tuy nhiên có ủy thác các nội dung trong việc cho vay cho những tổ chức chính trị – xã hội.

Còn đối với sinh viên, phương thức cho vay chính sách ra sao? Đối với sinh viên, Ngân hàng cho vay theo phương thức cho vay thông qua hộ gia đình. Người trực tiếp vay và có trách nhiệm trả nợ Ngân hàng Chính sách xã hội chính là đại diện hộ gia đình.

Sinh viên có phương thức cho vay thông qua hộ gia đình

Nếu sinh viên mồ côi cha mẹ hoặc chỉ mồ côi mẹ hoặc cha nhưng người còn lại không có khả năng lao động. Vậy thì có thể vay vốn trực tiếp từ Ngân hàng Chính sách xã hội nơi nhà trường đóng trụ sở.

Lãi suất khi nằm trong diện vay chính sách

Thủ tướng Chính phủ quyết định mức lãi suất vay ưu đãi cho từng thời kỳ. Lãi suất vay vốn chính sách sẽ có sự chênh lệch tùy thuộc vào đối tượng vay và mục đích sử dụng.

Bảng lãi suất vay chính sách năm 2021

Thời hạn khi vay vốn chính sách

Với lãi suất cực kỳ hấp dẫn như thế thì thời hạn vay cũng có sự khác biệt. Nếu sinh viên có chương trình đào tạo dưới một năm, thời hạn để trả nợ là bằng gấp đôi thời hạn phát tiền vay. Đối với sinh viên có chương trình đào tạo khác, thời hạn để trả nợ là bằng thời hạn phát tiền vay.

Thời hạn cho vay chính sách

Còn đối với các đối tượng chính sách vay khác, bên cho vay và hộ vay thoả thuận về thời hạn cho vay dựa vào:

  • Mục đích sử dụng vốn vay.
  • Chu kỳ kinh doanh, sản xuất(đối với cho vay kinh doanh, sản xuất, dịch vụ).
  • Khả năng trả nợ của người vay chính sách.
  • Nguồn vốn cho vay chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội.

Kết luận

Trên đây chúng tôi đã giới thiệu đến bạn những thông tin tổng quan về vay chính sách. Với những thông tin trên, hi vọng bạn đọc đã hiểu được đối tượng, điều kiện và lãi suất khi vay. Với nguồn vốn của mình sẽ giúp các bạn vượt qua thời điểm khó khăn hoặc đầu tư làm ăn kinh doanh.

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *