Khấu hao là gì? Ý nghĩa, công thức tính khấu hao

Bạn đang thắc mắc khấu hao là gì ? Tính khấu hao như thế nào chuẩn ? Ý nghĩa về mặt tài chính, kinh tế là gì ? Hãy dành ít phút để tham khảo nội dung bài viết hôm nay của chúng tôi. Tất cả những câu hỏi bạn đặt ra liên quan đến vấn đề này sẽ được giải đáp 1 cách tường tận, chi tiết.

Khấu hao là gì?

Khấu hao được hiểu đơn giản là việc tính toán, định giá giá trị của tài sản do bị hao mòn sau 1 thời gian sử dụng nhất định.

Khấu hao tài sản cố định (TSCĐ) được tính dựa vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong suốt thời gian sử dụng tài sản đó. Khấu hao TSCĐ chính là sự giảm dần về giá trị và giá trị sử dụng trong quá trình tham gia vào sản xuất kinh doanh. Nguyên nhân có thể do tiến bộ khoa học công nghệ hoặc do hao mòn tự nhiên.

Khấu hao là gì ?

Cho ví dụ

Trước tiên muốn hiểu vấn đê,f chúng tôi sẽ lấy 1 vài ví dụ minh họa để bạn dễ hình dung nhất.

Ví dụ công ty B mua 1 xe tải giá 1 tỷ để giao hàng và dự kiến sử dụng trong 10 năm. Cứ mỗi năm công ty sẽ chi 1 phần của 1 tỷ so với doanh thu và kéo dài 10 năm. Điều này sẽ giúp giảm dần thu nhập chịu thuế của công ty. Song song với đó, kế toán của công ty cũng sẽ giảm giá trị của chiếc xe tải trên trong bảng cân đối kế toán hàng năm cho đến khi giá trị của nó bằng 0.

Khấu hao nhanh là gì ?

Khấu hao nhanh 1 loại TSCĐ nhất định là phương pháp trích khấu hao với mức cao hơn mức thông thường nhằm mục đích thu hồi vốn nhanh hơn khi đầu tư vào loại tài sản đó. Không phải loại tài sản nào cũng có thể sử dụng phương pháp này nhanh mà chỉ có những tài sản đảm bảo bao gồm :

  • Máy móc, thiết bị
  • Dụng cụ đo lường thí nghiệm
  • Thiết bị và phương tiện vận tải
  • Dụng cụ quản lý
  • Vườn cây lâu năm, súc vật

Khấu hao giảm giá là gì?

Khấu hao giảm giá tức là sự thu hồi dần giá trị TSCĐ như thiết bị máy móc, đồ đạc, đồng thời phân bổ chi phí tài sản cho suốt thời gian sử dụng tài sản.

Khấu hao lũy kế là gì?

Đây là khái niệm để chỉ tổng số tiền mà tài sản đã được khấu hao trong vòng đời sử dụng của nó. Nói cách khác đây là sự tích lũy khấu hao của tài sản cho đến 1 thời điểm nhất định năm trong vòng đời sử dụng.

Ví dụ. Chiếc xe tải A được công ty mua giá 2 tỷ, vòng đời sử dụng của nó là 10 năm, giá trị còn lại sau 10 năm sử dụng của nó là 1 tỷ. Chi phí khấu hao hàng năm của chiếc xe tải A là 100 triệu. Vậy chi phí khấu hao năm đầu tiên sẽ là 100 triệu, chi phí năm thứ 2 vẫn là 100 triệu nhưng chi phí lũy kế lúc này là 200 triệu. Và giá trị tài sản của chiếc xe tải A trong sổ sách kế toán sẽ bằng chi phí mua tài sản ban đầu trừ đi khấu hao lũy kế. Tức là sau 2 năm của chiếc xe tải A sẽ còn là 1,8 tỷ.

Chi phí khấu hao là gì?

Được hiểu là chi phí (giá trị) được phân bổ của 1 tài sản trong vòng đời sử dụng của nó cho đến khi giá trị của tài sàn còn là 0 hoặc rất nhỏ, không đáng kể. Hình thức này khác với chi phi cơ hội.

Các loại chi phí khấu hao

Có 2 loại chi phí khấu hao đó là chi phí khấu hao TSCĐ hữu hình và chi phí khấu hao TSCĐ vô hình. Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết từng loại chi phí trong các mục nhỏ dưới đây.

Chi phí khấu hao tài sản cố định hữu hình

Trước tiên chúng ta cần hiểu tài sản hữu hình là những tài sản có thể cầm nắm, nhìn thấy được. Đây là những tài sản tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên được hình thái vật chất ban đầu của nó như nhà cửa, trang thiết bị máy móc…

Chi phí khấu hao TSCĐ hữu hình

Chi phí khấu hao tài sản cố định hữu hình tức là giá trị khấu hao mà doanh nghiệp cần phải bỏ ra để trích khấu hao tương ứng với giá trị ban đầu (nguyên giá) của TSCĐ đó qua những kỳ tùy thuộc vào thời gian sử dụng hữu ích của nó.

Chi phí khấu hao tài sản cố định vô hình

Tài sản vô hình là những tài sản mà chúng ta không cầm, nắm hay nhìn thấy được hay nói cách khác tài sản này không có hình thái vật chất nhưng vẫn xác định được giá trị. Ví dụ như bằng sáng chế, bằng phát minh, bản quyền tác giả…

Chi phí khấu hao tài sản cố định vô hình được xác định dựa trên lợi nhuận mà doanh nghiệp thu về từ tài sản đó.

Chi phí khấu hao TSCĐ vô hình

Ý nghĩa khấu hao là gì?

Về mặt kinh tế

Việc tài sản bị hao mòn và giảm giá trị trong quá trình sử dụng là điều không tránh khỏi. Nhưng nếu không tính khấu hao doanh nghiệp sẽ rất khó khăn trong việc quản lý tài sản và xác định giá trị thực của tài sản ở 1 thời điểm nhất định. Thêm vào đó, chi phí này sẽ được tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó việc tính chi phí khấu hao sẽ góp phần làm giảm thu nhập (lợi tức ròng) của doanh nghiệp từ đó giảm được số tiền tính thuế thu nhập doanh nghiệp, tạo ra sự khác biệt lớn về lợi nhuận trước và sau thuế.

Ý nghĩa của khấu hao về mặt tài chính, kinh tế là gì ?

Về mặt tài chính

Tiền khấu hao của 1 tài sản sẽ được các doanh nghiệp tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. Vì vậy chi phí này cũng là 1 bộ phận tác động trực tiếp đến giá thành sản phẩm. Khi sản phẩm được bán ra thị trường, chi phí sẽ được giữ lại và hình thành nên quỹ khấu hao của 1 doanh nghiệp.

Cách tính khấu hao

Tính theo đường thẳng

Đây là cách tính khấu hao được sử dụng phổ  biến nhất vì rất đơn giản. Cách tính theo đường thẳng được sử dụng như sau :

Chi phí khấu hao mỗi năm = (Nguyên giá tài sản cố định (giá trị mua tài sản cố định)/ thời gian khấu hao). Ví dụ chiếc xe tải có giá trị lúc mua là 1 tỷ, thời gian khấu hao 10 năm thì chi phí mỗi năm sẽ là 100 triệu đồng.

Tính khấu hao theo đường thẳng là phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất

Chi phí khấu hao mỗi tháng sẽ bằng chi phí1 năm chia cho 12. Theo như ví dụ trên chi phí khấu hao 1 tháng của chiếc xe tải sẽ là 100 triệu/12= 8.333.333 vnđ

Tính theo số dư giảm dần

Cách tính như sau :

Mức trích khấu hao (chi phí khấu hao) mỗi năm của TSCĐ = Giá trị còn lại của tài sản cố định ở năm đó x tỷ lệ khấu hao nhanh

Tỷ lệ khấu hao nhanh = tỷ lệ khấu hao TSCĐ tính theo phương pháp đường thẳng x hệ số điều chỉnh (đơn vị %)

Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng = (1/thời gian trích khấu hao của TSCĐ)X100 (đơn vị %)

Tính ttheo số dư giảm dần thường được áp dụng với các ngành công nghệ

Hệ số điều chỉnh được quy định như sau :

  • Nếu thời gian trích khấu hao của TSCĐ nhỏ hơn hoặc bằng 4 năm, hệ số sẽ được tính là 1,5
  • Thời gian trích khấu hao TSCĐ từ 4 năm trở lên – 6 năm, hệ số được tính là 2,0
  • Thời gian trích khấu hao của TSCĐ trên 6 năm, hệ số sẽ được tính là 2,5

Tính theo khối lượng sản phẩm

Theo phương pháp này, tuổi thọ hữu ích của tài sản sẽ không được tính bằng năm mà được tính bằng tổng số lượng/khối lượng sản phẩm được sản xuất  theo công suất thiết kế của TSCĐ.

Cách tính như sau :

Công thức tính khấu hao theo số lượng/ khối lượng sản phẩm

Theo đó, mức trích khấu hao hàng tháng của TSCĐ = Số lượng sản phẩm sản xuất được trong tháng đó x Mức trích khấu hao bình quân trên một đơn vị sản phẩm

Mức trích khấu hao trung bình tính cho một đơn vị sản phẩm = Nguyên giá trị của TSCĐ : Số lượng sản phẩm được sản xuất ra theo công suất đã được thiết kế.

Mức trích khấu hao mỗi năm của TSCĐ được tính tương tự công thức theo tháng, chỉ thay số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng bằng số lượng sản phẩm sản xuất trong 1 năm.

Cách tính lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế

Qua nội dung bài viết bên trên bạn đã biết khấu hao là gì? Tầm quan trọng của việc tính chi phí và cách tính được sử dụng phổ biến hiện nay. Hy vọng qua đây bạn đã giải đáp được tất cả những thắc mắc ban đầu liên quan đến vấn đề này. Truy cập Vay333 để tìm hiểu thêm về các kiến thức tài chính khác như lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa.

1/5 - (2 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *