Chi phí cơ hội là một trong những khái niệm quen thuộc thường được nhắc đến lĩnh vực kinh tế, kinh doanh. Trong trường hợp doanh nghiệp khan hiếm về nguồn lực, và có ý nghĩa và vai trò quan trọng. Vậy chi phí cơ hội là gì? Cách tính như thế nào chính xác?
Menu
Chi phí cơ hội là gì?
Chi phí cơ hội (Opportunity Cost – OC) là những chi phí lợi ích phát sinh khi lựa chọn phương án kinh doanh thay thế tốt nhất của một cá nhân, nhà đầu tư hay doanh nghiệp. Theo gió, khái niệm này còn được sử dụng để phản ánh chi phí sử dụng nguồn lực có tính khan hiếm của một doanh nghiệp vào việc sản xuất hàng hóa, dịch vụ thông qua giá trị các cơ hội bỏ qua.
Khái niệm khá mờ nhạt và không được thể hiện cụ thể trên báo cáo tài chính nên thường bị bỏ qua. Tuy nhiên, bất cứ một cá nhân, doanh nghiệp nào cũng đều không tránh khỏi giới hạn về nguồn lực (vốn, lao động). Do đó, xác định chính xác chi phí cơ hội khi đứng trước các phương án kinh doanh sẽ giúp đưa ra sự lựa chọn tốt nhất, tránh phương án độ rủi ro cao. Từ đó, doanh nghiệp có thể giảm được chi phí cơ hội tối đa và nâng cao hiệu quả nguồn lực vốn có nhất có thể vẫn đảm bảo tỷ suất sinh lời.
Chi phí cơ hội vốn là gì?
Chi phí cơ hội vốn được hiểu số tiền mà đáng ra doanh nghiệp có thể sẽ được nhận quyết định sử dụng phương án tối ưu nhất thay vì thực hiện phương án hiện tại. Đối với một doanh nghiệp, chi phí cơ hội vốn có ý nghĩa quan trọng, quyết định lợi nhuận thu về các dự án đầu tư và các hoạt động kinh doanh khác.
Chi phí cơ hội của một hàng hóa
Chi phí cơ hội của một hàng hoá là khái niệm dùng để chỉ số lượng hàng hóa cần phải hy sinh nhằm bổ sung một đơn vị của hàng hóa đó.
Chi phí cơ hội tăng dần là gì?
Chi phí cơ hội tăng dần được xem là một quy luật cơ bản trong kinh doanh. Theo đó, khi doanh nghiệp sử dụng càng nhiều nguồn lực hạn chế cho một hoạt động thì chi phí mà doanh nghiệp phải hứng dịu sẽ tăng dần đều theo mọi nguồn lực được thêm vào.
Chi phí cơ hội cận biên là gì?
Được xác định là mức tăng chi phí khi doanh nghiệp đầu tư sản xuất thêm một đơn vị hàng hóa, dịch vụ đầu ra. Về cơ bản, nhà vào chi phí cơ hội cận biên, doanh nghiệp sẽ biết được mức phí tổn phải hy sinh hoặc bỏ ra nhằm mục đích có thêm một đơn vị đầu ra. Loại chi phí này đóng vai trò quan trọng khi doanh nghiệp có kế hoạch tăng sản lượng đầu ra trong thời gian tới.
Ví dụ
Khái niệm hữu ý và được tận dụng thường xuyên trong các hoạt động đời, sống, kinh tế. Khi nguồn lực bị giới hạn, cá nhân, doanh nghiệp bắt buộc phải đưa ra sự lựa chọn trong điều kiện nguồn lực khan hiếm. Khi đó, họ phải chấp nhận đánh đổi, bỏ quan một số chi phí nhất định để thực hiện một phương án mang lại lợi ích khác. Nếu phương án bị bỏ qua là phương án tối ưu thì chi phí cơ hội là giá trị mà doanh nghiệp đã mất khi lựa chọn phương án còn lại. Trong cuộc sống hay kinh tế, kinh doanh, chi phí luôn luôn tồn tại dựa trên quy luật về sự khan hiếm nguồn lực.
Ví dụ trong học tập
Chẳng hạn, khi tốt nghiệp THPT, học sinh sẽ bắt đầu với một chặng đời mới, lúc bấy giờ sẽ có 2 con đường lớn phải lựa chọn:
Lựa chọn 1: Tiếp tục học
Lựa chọn 2: Trực tiếp đi làm
Xét về cả ưu và nhược điểm của 2 sự lựa chọn trên, chúng ta có được:
- Nếu lựa chọn đi học, người đó phải tốn một số chi phí học tập, không có thu nhập nhưng lại có cơ hội nâng cao kiến thức, tạo điều kiện nhận được việc làm tốt hơn, mức lương cao hơn trong tương lai. Khi đó, chi phí cơ hội chính là thu nhập mà người đó có thể nhận được sau khi đi làm, học phí, thời gian và các chi phí liên quan.
- Nếu lựa chọn đi làm, người đó sẽ mất cơ hội có được công việc tốt, lương cao sau khi hoàn thành chương trình học nhưng lại có thu nhập ngay, không mất chi phí học tập. Khi đó, chi phí này chính là kiến thức học tập, cơ hội nhận được công việc tốt hơn, thu nhập cao hơn có thể nhận được trong tương lai.
Ví dụ trong kinh tế
Tình huống ví dụ đặt ra:
Một công ty tài chính đang có 10 tỷ đồng dự định cho vay tiền online để lấy lời , lúc này có 2 sự lựa chọn như sau:
- Doanh nghiệp A vay, công ty tài chính được trả tiền lời 1 tỷ/năm, thời hạn vay 3 năm
- Doanh nghiệp B vay, công ty tài chính được trả tiền lời 1, 5 tỷ/ năm, đáo hạn mỗi năm
Công ty tài chính không thể cho 2 doanh nghiệp vay cùng lúc do nguồn lực là tiền có hạn, do đó, chỉ có thể chọn 1 trong 2 doanh nghiệp trên để cho vay.
Như vậy sẽ có 2 trường hợp xảy ra:
- Trường hợp 1: Cho doanh nghiệp A vay, thì:
Chi phí cơ hội = 1,5 tỷ – 1 tỷ = 500 triệu VNĐ
Sau 3 năm, công ty tài chính sẽ thu về 3 tỷ từ tiền lãi cho doanh nghiệp A vay. Tuy nhiên, trong thời gian 3 năm này, nếu có bất cứ vấn đề cần tiền phát sinh, công ty tài chính vẫn phải đợi hết thời hạn vay 3 năm thì mới nhận được cả gốc nhập lãi. Điều này gây ảnh hưởng đến dòng tiền và không thể giải quyết vốn trong một số trường hợp cần thiets.
- Trường hợp 2: Cho doanh nghiệp B vay, khi đó:
- Nếu doanh nghiệp B vay 1 năm, công ty tài chính sẽ có 1 tỷ 2 tiền lời
- Nếu doanh nghiệp B vay 3 năm, công ty tài chính sẽ có 3 tỷ 6 tiền lời
Chi phí cơ hội = 3 tỷ – 1,2 tỷ = 1,8 tỷ
(trường hợp nguồn tiền không phát sinh lợi nhuận trong 2 năm tiếp theo)
Cách tính chi phí cơ hội
Công thức tính như sau:
OC = FO – CO
Trong đó:
- OC là chi phí cơ hội
- FO là lợi nhuận của sự lựa chọn hấp dẫn nhất
- CO là lợi nhuận của sự lựa chọn được chọn
Quy luật chi phí cơ hội là gì?
Quy luật chi phí cơ hội hay còn gọi là quy luật chi phí cơ hội tăng dần đóng vai trò quan trọng đối với những doanh nghiệp giới hạn nguồn lực. Khi đó, doanh nghiệp bắt buộc phải đánh đổi khí đưa ra quyết định lựa chọn. Quy luật này tăng dần giúp doanh nghiệp vạch ra những kế hoạch đảm bảo chi phí không thay đổi, đồng thời đảm bảo phân bố nguồn lực khan hiếm tối ưu. Từ đó, đưa ra quyết định đúng đắn nhất.
Ví dụ về quy luật chi phí cơ hội tăng dần:
Chẳng hạn, một tiệm trà sữa có 2 nhân viên pha chế, 3 nhân viên bán hàng. Vì lý do cá nhân, 1 nhân viên pha chế nghỉ việc bất ngờ và chủ tiềm chưa tìm được người thay thế. Do đó, chủ tiệm điều 1 nhân viên bán hàng đến hỗ trợ nhân viên pha chế. Khi đó, chủ tiệm có thế sẽ đối mặt với những vấn đề sau:
- Giảm tiền lương trả cho nhân viên pha chế đã nghỉ
- Giảm một nhân viên bán hàng gây ảnh hưởng đến doanh thu của hàng nếu như 2 nhân viên còn lại không bán hàng kịp
- Năng suất và chất lượng sản phẩm (trà sữa) có thể bị giảm nếu nhân viên bán hàng chuyển đến không thạo việc pha chế
Vai trò
Sự khan hiếm nguồn lực là điều mà cá nhân, doanh nghiệp không thể tránh khỏi. Trong trường hợp đó, bằng chi phí cơ hội, chúng ta có thể đo lường được giá trị của những phương án đầu tư, kinh doanh từ việc tính toán được những lợi ích và cơ hội khi lựa chọn.
Do đó, chi phí sẽ giúp người quản lý đưa ra những quyết định đầu tư, kinh doanh phù hợp và mang lại lợi nhuận, lợi ích nhiều nhất. Đối với các nhà quản trị doanh nghiệp, quy mô càng lớn, mỗi quyết định được đưa ra có sự ảnh hưởng lớn đến công ty, tập đoàn, chi phí này sẽ càng quan trọng.
Phân biệt chi phí cơ hội và chi phí chìm
Chi phí cơ hội và chi phí chìm là hai khái niệm thường xuyên bị nhầm lẫn trong kinh doanh, đều có ảnh hưởng nhất định đến doanh nghiệp. Vậy làm sao để phân biệt?
Chi phí cơ hội:
- Không phải về khoản thực chi
- Lợi ích bị bỏ lỡ khi lựa chọn phương án này, bỏ qua phương án khác
- Luôn được tính đến khi đưa ra quyết định đầu tư, kinh doanh
Chi phí chìm:
- Chi phí thực tế đã bỏ ra và không thể thu hồi khi lựa chọn một phương án
- Không thể thu hồi, thường không được tính khi xem xét quyết định đầu tư, kinh doanh
Có thể thấy, chi phí cơ hội có vai trò quan trọng đối với mỗi cá nhân, doanh nghiệp khi đưa ra quyết định đầu tư, kinh tế. Hiểu được chi phí này trong kinh tế và mỗi phương án, sự lựa chọn, các nhà quản trị sẽ biết được đâu là sự lựa chọn tốt nhất cho doanh nghiệp, công ty. Truy cập Vay333 để tìm hiểu thêm về các kiến thức tài chính khác như đáo hạn là gì?.