Tiền là vật vô cùng quen thuộc và không thể thiếu trong cuộc sống hiện nay. Việt Nam cho phát hành lần đầu tiên vào năm 1945, sau cách mạng Tháng tám. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu mục đích của việc phát hành tiền là gì, cũng như các nguyên tắc, các kênh phát hành tiền hiện nay.
Menu
Phát hành tiền là gì?
Là việc Ngân hàng Nhà Nước cung ứng thêm một lượng tiền vào lưu thông để cân bằng lượng hàng hóa hay bình ổn giá, tránh lạm phát. Và trong một số trường hợp, phát hành tiền nhằm để đáp ứng nhu cầu tạm ứng ngân sách của Chính phủ. Mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có đơn vị tiền tệ riêng theo từng nước.
Mục đích của phát hành tiền
Phương tiện thanh toán
Trong một nền kinh tế, giao dịch thành công giữa 2 vật trong kinh tế sẽ không ngang bằng giá trị nếu không có một chuẩn mực đo giá trị chung. Ví dụ: Một người thợ may muốn bán vải và cần dụng cụ, một người nông dân muốn đổi thóc để lấy thịt.
Giữa 2 chủ thể này sẽ không bao giờ có 1 cuộc trao đổi mua bán vì ý định mua bán không phù hợp. Tuy nhiên, tiền sẽ giúp quá trình này đơn giản đi nhiều. Chính vì vậy, NHNN đã cho phát hành tiền giấy và tiền kim loại để làm phương tiện thanh toán không giới hạn trên lãnh thổ Việt Nam.
Đơn vị đo lường giá trị
Giá cả của một nền kinh tế được đo lường bằng đơn vị tiền tệ kể từ khi tiền trở thành một chuẩn mực chung để đo lường giá trị. Khi chưa sử dụng tiền như 1 chuẩn mực chung của giá trì thì có đến 500 tỷ giá trao đổi tương đương khác nhau. Ví dụ: 1 giờ làm việc = 5 cái bánh bao, 1 giờ làm việc = 1 bộ đồ, 1 giờ làm việc = 1 kg thịt, từ đó 5 cái bánh bao = 1 bộ đồ, 1 bộ đồ = 1 kg thịt,..
Tuy nhiên, chỉ còn 1 triệu tỷ lệ trao đổi khi sử dụng tiền làm chuẩn mực chung đo lường giá trị. Ví dụ: đơn vị tiền = 1 giờ làm việc = 1 bộ đồ = 1 kg thịt = 5 cái bánh bao,..
Phương tiện tích luỹ
Một phương tiện chỉ được dùng để thanh toán khi nó vẫn giữ được giá trị của mình. Do đó, chỉ các loại hàng hóa không bị hư hỏng mới được đem trao đổi. Nếu tiền không được phát hành thì một người nông dân chỉ có thể trao đổi lúa để lấy các hàng hóa khác cho đến khi lúa bị hư hỏng. Tuy nhiên, khi tiền được phát hành thì người nông dân có thể cất giữ tiền bao lâu cũng được.
Các kênh phát hành tiền
Hiện nay, có 4 kênh chủ yếu để NHNN phát hành tiền tệ, đó là:
- Thông qua nghiệp vụ tín dụng giữa NHTW với các NHTM: cung ứng thêm 1 lượng tiền nhất định trong năm theo mục tiêu và kế hoạch của chính sách tiền tệ. Cũng như nhu cầu vay vốn của TCTD dưới hình tái cấp vốn.
- Kênh thị trường mở: NHTM mua các giấy tờ có giá của Chính phủ trên thị trường (trái phiếu, tín phiếu, GTCG ngắn hạn).
- Thông qua ngân sách nhà nước: NHTW sẽ tạm ứng cho ngân sách theo quy định của Chính phủ để bù đắp thiếu hụt ngắn hạn.
- Thông qua kênh ngoại hối: Khi NHTW thực hiện mua ngoại hối.
Như vậy, tùy vào từng điều kiện cụ thể mà các kênh cung ứng tiền tại mỗi quốc gia được NHTW sử dụng phạm vị hẹp và rộng khác nhau. Song, dù tiền được phát hành theo kênh nào cũng phải đáp ứng các mục tiêu của chính sách tiền tệ.
Quy trình phát hành tiền
Theo nghị định 40/2012/NĐ-CP về nghiệp vụ phát hành tiền, vận chuyển, bảo quản tiền tệ trong NHNN, TCTD và ngân hàng chi nhánh nước ngoài. Nghị định nêu rõ:
- Thống đốc NHNN căn cứ vào nhu cầu tiền mặt của nền kinh tế, tiền dự trữ phát hành và thay tiền tiền để có quyết định phát hành.
- NHNN tổ chức thiết kế mẫu tiền đảm bảo dễ nhận biết, có tính thẩm mỹ cao, thể hiện bản sắc văn tộc và phù hợp với xu hướng mẫu tiền thế giới.
- Việc in ấn và đúc tiền phải được thực hiện theo hợp đồng giữa NHNN và các cơ sở in ấn, đúc tiền. Dựa trên cơ sở mẫu thiết kế in, đúc và tiêu chuẩn kỹ thuật từng loại tiền sẽ do Thống đốc NHNN quy định tại nơi được phép in tiền ở Việt Nam.
- Trường hợp chế tạo bản in, khuôn đúc và thực hiện in, đúc đồng tiền Việt Nam tại nước ngoài, NHNN phải thông báo cho Thủ tướng Chính phủ quyết định.
- NHNN Việt Nam thực hiện nghiệp vụ phát hành tiền tệ vào trong lưu thông và thu tiền từ lưu thông về thông qua hoạt động chi, thu tiền mặt. Và các hoạt động nghiệp vụ khác với các TCTD, ngân hàng chi nhánh nước ngoài và Kho bạc Nhà nước trên cơ sở số dư tài khoản tiền gửi tại NHNN.
- Theo đó, việc phát hành tiền phải bảo đảm tính cân đối giữa tổng giá trị và tỷ trọng của từng loại mệnh giá. Tính cân đối không chỉ trong phạm vi toàn quốc mà còn ở từng khu vực, địa phương và theo từng thời kỳ,..
Nguyên tắc phát hành tiền
Nguyên tắc khối lượng tiền được phát hành phải được bảo đảm bằng lượng dự trữ vàng hiện có trong kho ngân hàng
Tránh tình trạng in tiền bừa bãi, khiến đồng tiền bị mất giá và lạm phát tăng cao. Nguyên tắc này quy định lượng tiền NHNN cung ứng vào lưu thông phải được bảo đảm bằng dự trữ kim loại quý mà kho dự trữ ngân hàng hiện có. Việc bảo đảm này phải được duy trì theo 1 trong các quy định sau:
- Khối lượng giấy bạc được ngân hàng phát hành nằm trong hạn mức thì không cần đảm bảo bằng kim loại quý (vàng). Nhưng nếu khối lượng phát hành vượt quá hạn mức đó thì đòi hỏi phải có đảm bảo bằng vàng.
- Nhà nước quy định mức giấy bạc tối đa được lưu thông mà không quy định mức dự trữ kim loại quý đảm bảo cho khối lượng giấy bạc đó. Tuy nhiên, nếu giấy lượng bạc được phát hành vượt quá mức quy định thì phải có kim loại quý đảm bảo.
- Nhà nước quy định mức tối thiểu dự trữ kim loại quý cho lượng giấy bạc phát hành. Phần còn lại phải được bảo đảm bằng các chứng từ có giá như: chứng khoán chính phủ, thương phiếu hoặc các tài sản khác của NHTW.
Nguyên tắc bảo đảm bằng hàng hóa thể hiện trên mệnh giá KPTM
Với sự phát triển sản xuất hàng hóa, khối lượng hàng hóa đang lưu thông trên thị trường ngày càng tăng, đòi hỏi phải có nhiều tiền để nhu cầu trao đổi hàng hóa và dịch vụ được đáp ứng đầy đủ. Mặt khác, sau chiến tranh thế giới II, do yêu cầu đáp ứng chi tiêu của Chính phủ nguyên tắc 1 gần như được chấm dứt. Thay vào đó là việc phát hành tiền phải có sự bảo đảm bằng hàng hóa.
Mặt khác, xuất hiện nhận thức mới về tiền trong quá trình lưu thông, thế giới đã phi tiền tệ hóa vai trò của kim loại quý. Các loại tiền giấy ra đời và thay thế cho vàng trong lưu thông. Để quá trình lưu thông tiền tệ được ổn định, NHTW đã đặt ra nguyên tắc này.
Nguyên tắc phát hành tiền đảm bảo thực hiện đúng quy định pháp luật
Tiền do NHNN phát hành phải bảo đảm tiêu chí cho mỗi loại tiền tệ. Mỗi mệnh giá tiền phải có kích thước, thiết kế và trọng lượng khác nhau. Những chi tiết, hình vẽ, hoa văn và đặc điểm trên tờ tiền phải trong sáng, rõ ràng và phù hợp với văn hóa Việt Nam và được TTCP phê duyệt.
NHNN là đơn vị trực tiếp thực hiện việc in ấn, đúc tiền, vận chuyển, bảo quản và phát hành tiền theo pháp luật quy định.
Độc quyền phát hành tiền là thế nào?
Được hiểu là chỉ có một đơn vị duy nhất sản xuất và phát hành tiền ra lưu thông. Căn cứ theo điều 17 Luật NHNN Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước là cơ quan duy nhất được phép phát hành tiền. Những loại tiền tệ khác không do NHNN phát hành đều không có giá trị và không pháp trong lưu thông hàng hóa.
Tuy nhiên phải thực hiện theo các quy định theo điều Luật liên quan hoặc được Chính phủ chấp thuận (mệnh giá, loại tiền, mức phát hành,..). Nhằm đảm bảo an toàn và thống nhất cho hệ thống lưu thông tiền tệ của Quốc gia.
Chức năng quan trọng này được thể hiện chi tiết trong Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2010), tại các Điều 18, 19, 20 và 21. Cụ thể như sau:
Thiết kế, in ấn, đúc tiền, bảo quản, vận chuyển và phát hành tiền vào lưu thông
NHNN thiết kế kích thước, mệnh giá, hoa văn, hình vẽ, trọng lượng và các đặc điểm khác của tiền, sau đó trình lên cho Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đồng thời, NHNN cũng là tổ chức thực hiện các nhiệm vụ in ấn, đúc, bảo quản, vận chuyển và phát hành tiền vào lưu thông, cũng như tiêu hủy tiền.
Xử lý tiền rách nát, hư hỏng
NHNN quy định tiêu chuẩn phân loại tiền tệ bị hư hỏng, rách nát, đổi và thu hồi các loại tiền hư hỏng và rách nếu do quá trình lưu thông. Không đổi những đồng tiền bị hư hỏng, rách nát do hành vi cố ý hủy hoại.
Thu hồi, thay thế tiền
NHNN sẽ thu hồi và rút các loại tiền không còn thích hợp ra khỏi lưu thông và phát hành lượng tiền khác thay thế.
Tiền mẫu, tiền lưu niệm
NHNN tổ chức thực hiện việc thiết kế, in ấn, đúc và bán tiền ở trong và ngoài nước các loại tiền lưu niệm, tiền mẫu phục vụ cho mục đích sư tập. Hoặc mục đích khác theo Thủ tướng Chính phủ quy định.
Kết luận
Qua bài viết trên đây, chắc hẳn bạn cũng đã biết được phát hành tiền là gì, cũng như mục đích của Ngân hàng Nhà nước. Truy cập Vay333 để tìm hiểu thêm về các kiến thức tài chính khác như số cif là gì?