Tỷ giá chéo là gì? Cách tính ra sao? Ý nghĩa như thế nào?

Đối với những người làm việc liên quan tới lĩnh vực tài chính, khái niệm tỷ giá chéo chắc hẳn không quá xa lạ. Để có lợi trong hoạt động mua bán ngoại tệ, chúng ta cần hiểu rõ ràng về khái niệm này, đồng thời tham khảo các ví dụ để biết cách tính tỷ giá giữa hai loại đồng tiền khác nhau.

Tỷ giá chéo là gì?

Trước khi tìm hiểu cách tính tỷ giá, chúng ta cần nắm được tỷ giá chéo là gì? Trên thực tế, đây là thông tin cho biết tỷ giá giữa hai loại đồng tiền khác nhau trên thị trường tiền tệ. Chúng được tính dựa trên tỷ giá của từng loại đối với một đồng tiền trung gian khác. Khi tìm hiểu về vấn đề này, hai yếu tố được quan tâm hàng đầu chính là đồng tiền yết giá và đồng tiền định giá.

Tỷ giá chéo là khái niệm quen thuộc trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng.

Hiểu đơn giản, đồng tiền yếu giá thường có đơn vị bằng 1, trong khi đó, đồng tiền định giá được biểu hiện dựa vào lượng cung và cầu trên thị trường tiền tệ nói chung. Thông thường, tỷ giá này sẽ được sử dụng trong thanh toán quốc tế.

Nhìn vào tỷ giá bạn cần xác định được đâu là đồng tiền yết giá, đâu là đồng tiền định giá, từ đó phân tích giá trị của đồng tiền này so với đồng tiền khác. Cụ thể, trong một tỷ giá, đồng tiền yết giá sẽ đứng ở vị trí trước, còn đằng sau sẽ là đồng tiền định giá. Đây là kiến thức cơ bản mọi người cần nắm được khi nghiên cứu, tìm hiểu về tỷ giá giữa hai loại đồng tiền.

Hiện nay, hai cách tính yết giá được sử dụng phổ biến nhất là: yết giá trực tiếp hoặc gián tiếp. Nếu như yết giá trực tiếp thì chúng ta sẽ dùng đồng ngoại tệ để yết giá, đồng định giá là nội tệ. Cách yết giá gián tiếp sẽ được thực hiện ngược lại.

Ví dụ về tỷ giá chéo

Để hiểu kỹ hơn về tỷ giá chéo, mọi người có thể tham khảo rất nhiều ví dụ liên quan tới tỷ giá giữa Việt Nam đồng và tiền của các quốc gia khác trên thế giới. Như đã phân tích ở trên, tỷ giá sẽ biến động phụ thuộc vào mối quan hệ cung cầu trên thị trường tiền tệ. Chính vì thế, bạn cần cập nhật tỷ giá hàng ngày để đưa ra quyết định phù hợp khi mua hoặc bán ngoại tệ. Tỷ giá này sẽ được cập nhật thường xuyên tại các ngân hàng uy tín tại Việt Nam để mọi người tiện theo dõi.

Ví dụ, trong giai đoạn từ 2 – 8/1/2020, tỷ giá EUR/VND là 1/25974,3, tỷ giá JPY/VND là 1/212,99. Mọi người nhớ xác định chính xác đâu là đồng tiền yết giá, đâu là đồng tiền định giá khi đọc tỷ giá giữa hai đồng tiền nhé!

Đặc điểm

Để thu lợi trên thị trường tiền tệ, chúng ta cần nắm được đặc điểm của tỷ giá hối đoái.

Để đảm bảo hiệu quả, lợi ích trong thanh toán quốc tế, cũng nên quan tâm tới những đặc điểm cơ bản của chúng. Đây là cơ sở giúp các nhà đầu tư thu được lợi nhuận trên thị trường tiền tệ quốc tế, hạn chế những rủi ro không đáng có.

Trên thực tế, các nhà kinh tế đã chỉ ra rằng so với việc sử dụng cặp tiền truyền thống, thì dùng tỷ giá giữa hai đồng tiền khác nhau ít phổ biến hơn. Đồng thời chúng cũng không mang tính thanh khoản cao. Đây là đặc điểm không thể bỏ qua khi tìm hiểu về tỷ giá chéo nói chung. Đặc điểm này vừa mang lại lợi ích, vừa tạo ra thử thách đối với các nhà đầu tư khi mua bán ngoại tệ trên thị trường tiền tệ.

Cụ thể, những nhà đầu tư muốn thu lợi từ sự chênh lệch giá nên quan tâm nhiều tới những cặp tiền không quá phổ biến. Như đã phân tích ở trên, tỷ giá giữa hai đồng tiền không sở hữu tính thanh khoản cao, chính vì thế khi xảy ra biến động nhà đầu tư có cơ hội thu được lợi nhuận khổng lồ. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, họ sẽ phải đối mặt với rủi ro lớn, có thể thua lỗ nếu không tính toán kỹ. Đó chính là tính hai mặt của loại tỷ giá này, chúng đòi hỏi nhà đầu tư phải có hiểu biết và tính toán cẩn thận.

Ngoài ra, khi giao dịch trên thị trường tiền tệ, nếu bạn sử dụng tỷ giá hối đoái là chủ yếu thì không phải bận tâm quá nhiều tới những nguyên tắc do kinh tế Mỹ đề ra. Đây là đặc điểm rất ít người biết khi tìm hiểu về tỷ giá hối đoái nói chung.

Ngoài ra, vì tính thanh khoản thấp nên nhà đầu tư phải đối mặt với nhiều thử thách khi ra hoặc ra khỏi vị trí lệnh. Mọi người nên lưu ý đặc điểm này để hạn chế gặp phải những tác động tiêu cực.

Cách tính tỷ giá chéo

Muốn tính toán tỷ giá chéo chính xác, bạn cần hiểu bản chất.

Chúng ta nên nắm được cách tính tỷ giá, đây là kiến thức cơ bản đối với những người quan tâm, theo học ngành tài chính – ngân hàng. Trong đó, bạn có thể tính toán tỷ giá hối đoái theo nhiều cách khác nhau, vận dụng linh hoạt trong từng trường hợp cụ thể. Ba cách xác định tỷ giá thường dùng hiện nay là: xác định tỷ giá của 2 đồng tiền định giá, tỷ giá của 2 đồng yết giá hoặc tính tỷ giá của đồng yết và định giá.

Trên thực tế, cách tính toán không quá phức tạp, thay vì cố gắng học vẹt công thức, mọi người hãy cố gắng hiểu bản chất tỷ giá hối đoái là gì. Như vậy, chúng ta sẽ tính toán chính xác hơn, hạn chế những lỗi sai không đáng có.

Xác định tỷ giá giữa 2 đồng tiền định giá

Khi xác định tỷ giá chéo giữa 2 đồng tiền định giá, bạn chỉ cần chia tỷ giá của đồng tiền định giá cho tỷ giá đồng tiền yết giá. Ví dụ khi có tỷ giá VND/USD và CNY/USD, chúng ta hoàn toàn xác định được tỷ giá hối đoạn của VND/CNY bằng cách như sau:

VND/CNY = (VND/USD/(CNY/USD)

Dựa vào cách tính toán kể trên, bạn sẽ xác định được phải bỏ ra bao nhiêu CNY để mua VND hoặc thu được bao nhiêu CNY khi bán VND.

Xác định tỷ giá giữa 2 đồng tiền yết giá

Tính tỷ giá chéo giữa 2 đồng tiền yết giá, nguyên tắc thực hiện cũng tương tự, chúng ta sẽ chia tỷ giá đồng tỷ yết giá cho tỷ giá đồng tiền định giá. Ví dụ khi có tỷ giá USD/VND và USD/CNY, cách xác định VND/CNY khá đơn giả, bạn sẽ tính toán dựa vào công thức sau đây:

VND/CNY = (USD/CNY)/(USD/VND)

Thông thường, mọi người hay nhầm lẫn giữa công thức tính tỷ giá 2 đồng yết giá và công thức tính tỷ giá của 2 đồng định giá. Bạn hãy kiểm tra thật kỹ và áp dụng phương pháp tính phù hợp để thu được kết quả chính xác. Tốt nhất chúng ta nên hiểu rõ bản chất của khái niệm này để hạn chế những nhầm lẫn, rủi ro trong quá trình tính toán.

Có rất nhiều cách xác định tỷ giá hối đoái.

Xác định tỷ giá giữa 2 đồng tiền yết giá và định giá

Ngày nay, phương pháp xác định tỷ giá giữa đồng tiền yết giá và định giá cũng được sử dụng khá phổ biến. Đối với phương pháp này, bạn sẽ chia tỷ giá của đồng tiền yết giá cho tỷ giá của đồng tiền định giá. Ví dụ, khi có tỷ giá VND/USD và USD/CNY, cách tính toán như sau:

VND/CNY = (VND/USD) x (USD/CNY)

Ý nghĩa

Dựa vào thông tin này, ta sẽ biết cách vận dụng linh hoạt từng loại tỷ giá trong trường hợp cụ thể, thích hợp nhất.

Đối với những người không sử dụng tỷ giá hối đoái để thu lợi nhuận từ chênh lệch giữa giá mua và giá bán, họ thường quan tâm, tìm hiểu kỹ hơn về tỷ giá đơn. Bởi vì con số này phản ánh số tiền bạn cần bỏ ra hoặc thu về để mua/bán ngoại tệ trên thị trường tiền tệ quốc tế.

Trong khi đó, tỷ giá phức lại cho ta biết được nhiều thông tin hơn về giá ngoại tệ, chúng nhận được sự quan tâm của cả người mua và bán ngoại tệ. Như vậy, hiểu được ý nghĩa của tỷ giá hối đoái giúp các nhà đầu tư làm chủ thị trường, biết cách sử dụng linh hoạt các loại tỷ giá khác nhau trong mỗi trường hợp.

Cho vay ngang hàng là gì

Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá chéo

Tỷ lệ lạm phát là yếu tố ảnh hưởng tới tỷ giá hối đoái.

Như đã phân tích ở trên, tỷ giá hối đoái thường xuyên biến động chứ không phải là một giá định cố định.

Khi nghiên cứu về vấn đề này, bạn nên lưu ý ba yếu tố chính, đó là mức lãi suất, tỷ lệ lạm phát của hai đồng tiền nghiên cứu và sức mạnh kinh tế giữa hai quốc gia sở hữu đồng tiền.

Ví dụ, nền kinh tế Mỹ được đánh giá là giàu mạnh hơn so với Việt Nam, chính vì thế để mua 1 USD, chúng ta phải bỏ ra nhiều VND. Nếu sức mạnh về kinh tế của Mỹ suy giảm trong một thời kỳ, thì giá trị của đồng tiền này sẽ giảm xuống ở mức tương ứng.

Kết luận

Có thể nói việc tìm hiểu về tỷ giá chéo và cách xác định tỷ giá này là vô cùng quan trọng đối với người làm việc liên quan tới lĩnh vực tài chính – ngân hàng. Đặc biệt, các nhà đầu tư nên hiểu bản chất của tỷ giá này để thu được lợi khi hoạt động trên thị trường tiền tệ, hạn chế tối đa rủi ro, thua lỗ. Truy cập Vay333 để tìm hiểu thêm về các kiến thức tài chính khác như Tìm thông tin người qua số tài khoản.

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *