Vốn chủ sở hữu là gì? Khái niệm này có lẽ không còn xa lạ với phần đông nhà đầu tư. Vậy nhưng, nó lại chưa được hiểu một cách chính xác và chi tiết. Vậy nên trong bài tổng hợp chia sẻ sau đây, Vay333.net sẽ cùng bạn đi phân tích một cách cặn kẽ định nghĩa khái niệm này.
Menu
- 1 Vốn chủ sở hữu là gì?
- 2 Vốn chủ sở hữu bao gồm những gì?
- 3 Cách tính
- 4 Vốn chủ sở hữu tăng và giảm khi nào?
- 5 Nguồn vốn chủ sở hữu là gì?
- 6 Vốn đầu tư chủ sở hữu là gì?
- 7 Phân biệt vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu
- 8 Phân biệt nợ phải trả và vốn chủ sở hữu
- 9 Trả cổ tức tác động như thế nào đến vốn chủ sở hữu?
- 10 Kết luận
Vốn chủ sở hữu là gì?
Vốn chủ sở hữu đơn giản là nguồn vốn thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp, hoặc thành viên tham gia góp vốn cho doanh nghiệp đó. Như vậy, vốn của cổ đông cũng được xem là vốn chủ sở hữu.
Nguồn vốn này đóng vai trò như nguồn tài trợ định kỳ cho hoạt động của doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp bị phá sản, vốn chủ sở hữu sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ chi trả, tất toán nợ mới được phân chia ra lại cho chủ sở hữu. Tỷ lệ phân chia tuân theo đúng tỷ lệ góp vốn ban đầu.
Nói theo cách dễ hiểu hơn, vốn chủ sở hữu tương đương với tổng tài sản của doanh nghiệp sau khi đã trừ đi tất cả nợ phải trợ. Trong mỗi bản báo cáo kinh doanh hàng năm luôn có thống kê chi tiết vốn sở hữu.
Vốn chủ sở hữu bao gồm những gì?
Vốn chủ sở hữu tại một doanh nghiệp luôn cấu thành từ nhiều thành phần vốn. Từng thành phần thu được đề cập chi tiết trong báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp. Bao gồm:
- Vốn của cổ đông
- Vốn từ nguồn thặng dư cổ phần
- Vốn từ phần cổ phiếu quỹ
- Vốn từ phần lãi nhưng chưa phân phối
- Vốn trong quỹ dự phòng
- Vốn trường quỹ thi đua khen thưởng hoặc quỹ phúc lợi
- Vốn dành cho các dự án đầu tư
- Vốn từ quỹ tài chính
Cách tính
Cách tính chủ vốn sở hữu, người ta lấy tổng tài sản trừ đi phần nợ phải trả. Công thức tính toán này tương đối đơn giản.
Giả sử: Bạn mua một căn chung cư mất 5 tỷ đồng. Thông số này bạn phải ra đi vay 3 tỷ. Từ đó dễ dàng suy ra thu số vốn thuộc sở hữu của bạn là 2 tỷ đồng.
Vốn chủ sở hữu tăng và giảm khi nào?
Vốn của chủ sở hữu trong một doanh nghiệp có thể tăng hoặc giảm tùy vào hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó.
Vốn chủ sở hữu âm khi nào?
Cụ thể vốn chủ sở hữu âm khi nợ phải trả lớn hơn tổng tài sản. Như vậy trong quá trình sinh lý, doanh nghiệp hoặc cá nhân chưa thể trả hết nợ cho dù đã sử dụng hết tổng tài sản.
Ví dụ: Công ty A sau một thời gian làm ăn thua lỗ đã phải đi đến bước phá sản. Theo báo cáo tài chính thì lúc này công ty có tổng tài sản 30 tỷ đồng. Tuy nhiên số nợ lên đến 42 tỷ. Lúc này, vốn chủ sở hữu công ty đã -12 tỷ đồng. Như vậy, công ty A vẫn còn khoản nợ 12 tỷ đồng cho dù đã huy động tất cả vốn chủ sở hữu.
Vốn chủ sở hữu tăng
Dựa vào phần định nghĩa vốn chủ sở hữu là gì và cách thức tính toán, bạn không khó để xác định khi nào số vốn này tăng. Cụ thể, vốn chủ sở hữu sẽ tăng trong 3 trường hợp.
- Trường hợp thứ nhất: Tổng tài sản tăng trong khi số lượng phải trả giữ nguyên.
- Trường hợp thứ hai: Tổng tài sản giữ nguyên nhưng nợ phải trả lại giảm.
- Trường hợp thứ ba: Tổng tài sản tăng và số nợ phải trả giảm.
Trong đó trường hợp thứ ba cho biết doanh nghiệp đang làm ăn cực kỳ hiệu quả. Vì khi đó tổng tài sản trong liên tục đồng thời phải trả lại giảm dần. Số vốn chủ sở hữu lúc này tăng nhanh, tạo điều kiện lý tưởng để doanh nghiệp triển khai nhiều hoạt động mới.
Vốn chủ sở hữu giảm
Số vốn chủ sở hữu không phải lúc nào cũng tăng. Trong trường hợp doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, số vốn của chủ sở hữu rất dễ giảm nhanh.
- Trường hợp thứ nhất: Tổng tài sản giảm trong khi số nợ phải trả vẫn tăng.
- Trường hợp thứ hai: Tổng tài sản giữ nguyên nhưng nợ phải trả lại tăng.
- Trường hợp thứ ba: Tổng tài sản giảm nhưng số nợ phải trả lại giữ nguyên.
Vốn chủ sở hữu có thể là một số âm hoặc số dương. Nếu như số vốn chủ sở hữu một số âm, cho dù huy động hết tổng tài sản, doanh nghiệp vẫn sẽ không thế trả hết nợ.
Nguồn vốn chủ sở hữu là gì?
Nguồn vốn chủ sở hữu có thể hiểu là số vốn của toàn bộ chủ sở hữu như doanh nghiệp lại không cần cam kết thanh toán bán. Nguồn vốn này đến từ sự đóng góp của chủ sở hữu và một số nhà đầu tư như cũng tham gia góp vốn, hoặc có đóng góp vào hoạt động phát triển.
Nguồn vốn chủ sở hữu có thể đến từ:
- Vốn đóng góp khi doanh nghiệp mới thành lập (vốn của cá nhân, tổ chức, tập thể nhà nước,..).
- Khoản thặng dư vốn.
- Vốn bổ sung trong quá trình kinh doanh.
- Chênh lệch từ quá trình đánh giá tài sản, tỷ giá tiền tệ.
Vốn đầu tư chủ sở hữu là gì?
Đây là nguồn vốn của chính chủ sở hữu doanh nghiệp. Chủ sở ở đây có thể là một cá nhân hoặc tổ chức. Số vốn này đã quy định chi tiết trong điều lệ của doanh nghiệp, chúng được đóng góp và ghi nhận dựa theo mức giá cổ phiếu.
Vốn đầu tư của chủ sở hữu thường bao gồm hai thành phần cơ bản.
- Vốn góp chủ sở hữu: Đây chính là số vốn thực tế thế mà cổ đông đã góp vào doanh nghiệp. Trường hợp với một doanh nghiệp cổ phần, số vốn thường tính theo giá trị của mỗi cổ phiếu.
- Thặng dư vốn cổ phần: Được hiểu là số tiền có từ khoảng chênh lệch của giá phát hành và giá trị thực của cổ phiếu.
Phân biệt vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu
Rất nhiều nhà đầu tư bị nhầm lẫn giữa vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu.
Về mặt định nghĩa, đến từ một số thành viên hoặc cổ đông cam kết đóng góp trong khoảng thời gian cụ thể. Quá trình đóng góp không nhất thiết bằng tiền mặt mà có thể bằng nhiều loại hình tài sản khác. Chẳng hạn như đất đai, máy móc thiết bị, sáng chế độc quyền,..
Cần phân chia lợi nhuận hoặc rủi ro cho từng thành viên góp vốn, chủ doanh nghiệp cần dựa vào vốn điều lệ.
Sự khác nhau cơ bản giữa vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu đã được Vay333.net khái quát trong bảng tổng hợp sau.
Phân biệt nợ phải trả và vốn chủ sở hữu
Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu khá dễ phân biệt. Dưới đây là một vài khía cạnh để bạn phân biệt giữa hai khái niệm này.
- Nợ chính là trách nhiệm pháp lý mà mỗi doanh nghiệp cần chi trả sau sau thời gian quy định của từng khoản nợ.
- Nợ đơn giản là khoản tiền mà doanh nghiệp đi vay. Trong khi đó vốn của chủ sở hữu lại thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp không tính đến nợ phải trả.
- Nợ luôn có thời hạn nhất định nhưng vốn chủ sở hữu lại đồng hành cùng doanh nghiệp trong suốt thời gian hoạt động.
- Nợ thường tồn tại rủi ro thấp hơn.
- Nợ có thể tồn tại theo nhiều dạng. Chẳng hạn như trái phiếu, giấy ghi nợ. Trong khi đó, vốn chủ sở hữu đại ở dạng cổ phiếu.
- Khi doanh nghiệp bị phá sản, nghĩa vụ nợ thành trước khi phân chia vốn sở hữu.
- Tỷ suất sinh lời của nợ phải trả có tính ổn định. Trong khi tỷ suất lợi nhuận của vốn chủ sở hữu lại tùy thuộc theo tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
Trả cổ tức tác động như thế nào đến vốn chủ sở hữu?
Cổ tức kiểu đơn giản là phần lợi nhuận và doanh nghiệp cần chi trả cho cổ đông đã đóng góp vốn đầu tư. Phần cổ tức này có thể chi trả theo tiền mặt hoặc theo dạng cổ phiếu. Cổ tức trả cho cổ đông luôn trích từ lợi nhuận. Vì thế quá trình chi trả này không ảnh hưởng gì nhiều đến vốn chủ sở hữu.
Khi làm ăn có lãi, doanh nghiệp sẽ thực hiện chi trả cổ tức cho cổ đông. Còn nếu như doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả, quá trình trả cổ tức có thể bị gián đoạn. Thậm chí khi doanh nghiệp phá sản, cổ đông không phải cùng chi trả nợ nần theo tỷ lệ số vốn đóng góp.
Kết luận
Vốn chủ sở hữu một trong những cơ sở quan trọng để đánh giá tiềm lực của một doanh nghiệp. Khi có tiềm lực vốn đủ mạnh, doanh nghiệp đương nhiên có điều kiện thuận lợi hơn để phát triển hoạt động kinh doanh. Đến đây mong rằng bạn có thể hiểu rõ hơn định nghĩa vốn chủ sở hữu.