Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, giải ngân là một thuật ngữ và cũng là một hành động được thực hiện thường xuyên. Vậy giải ngân là gì và có những hình thức giải ngân nào của ngân hàng? Vay 333 sẽ giúp bạn giải đáp ngay sau đây.
Menu
- 1 Những điều cần biết liên quan tới giải ngân
- 2 Hồ sơ giải ngân là gì? Cần những gì?
- 3 Các hình thức giải ngân phổ biến
- 4 Quy trình giải ngân của ngân hàng
- 4.1 Bước 1: Khách hàng thực hiện đăng ký, kê khai, xác nhận thông tin
- 4.2 Bước 2: Khách hàng Chuẩn bị hồ sơ và tiến hành thủ tục cho khoản vay
- 4.3 Bước 3: Ngân hàng thẩm định hồ sơ cho vay của khách
- 4.4 Bước 4: Ngân hàng tiến hành phê duyệt khoản vay của khách
- 4.5 Bước 5: Giải ngân tiền vào tài khoản khách hàng
- 5 Các phương thức giải ngân theo quy định của pháp luật hiện hành
- 6 Lưu ý khi thực hiện thủ tục giải ngân tại ngân hàng, công ty tài chính
- 7 Các công ty tài chính giải ngân trong ngày tốt hiện nay không nên bỏ qua
Những điều cần biết liên quan tới giải ngân
Giải ngân là gì? ngân hàng giải ngân là gì
Nếu làm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng như kế toán ngân hàng, cụm từ giải ngân là gì không còn xa lạ nữa. Nhưng với nhiều người, giải ngân là một cụm từ khá mơ hồ. Có thể hiểu đơn giản, đây là một thuật ngữ chỉ hành động chuyển tiền từ ngân hàng hoặc đơn vị cho vay tiền đến với khách hàng theo thỏa thuận từ trước trong hợp đồng. Việc giải ngân sẽ được thực hiện khi hợp đồng đã được ký, các thủ tục đã hoàn thành giữa các bên theo như hợp đồng.
Ngân hàng giải ngân chính là hành động của ngân hàng chuyển tiền cho người đi vay hoặc tổ chức đi vay. Việc giải ngân từ ngân hàng có thể được thực hiện 1 lần hoặc nhiều lần tùy thuộc vào thỏa thuận của hai bên. Ngân hàng có thể giải ngân bằng tiền mặt, séc, thẻ tín dụng…
Giải ngân vốn vay khoản vay là gì
Khi ngân hàng hay tổ chức tài chính đồng ý với khoản vay của người đi vay thì phải có trách nhiệm chuyển tiền cho người đi vay vốn. Hành động này gọi là giải ngân vốn vay khoản vay. Việc giải ngân này chỉ nằm trong giới hạn khoản vay mà khách hàng và ngân hàng, đơn vị tài chính đã ký với nhau phục vụ mục đích vay vốn.
Thời gian cho vay là gì
Đây là khoảng thời gian mà tính từ lúc khách hàng vay cho tới thời gian phải trả nợ khoản vay. Thời gian này được ghi rõ trong hợp đồng của hai bên.
Phí cam kết rút vốn là gì
Đây là loại phí chỉ áp dụng cho các khoản vay đã làm hồ sơ nhưng không rút vốn. Một số ngân hàng sẽ áp dụng khoản phí này chứ không phải tất cả. Phí cam kết rút vốn là khoản tiền mà bên đi vay phải trả cho ngân hàng khi rút vốn trước thời hạn đã ký với nhau.
Thời gian để Ngân hàng giải ngân là bao lâu
Thời gian giải ngân của mỗi ngân hàng sẽ có sự khác nhau từ theo chính sách của gói vay và của ngân hàng. Thông thường, những gói vay lớn thì thời gian kéo dài hơn. Song thông dụng nhất vẫn là trong vòng 1-3 ngày hoặc vài tuần đối với hồ sơ phức tạp.
Hồ sơ giải ngân là gì? Cần những gì?
Hồ sơ giải ngân là bộ hồ sơ mà người đi vay cần cung cấp cho ngân hàng hoặc đơn vị tài chính cho vay để đối chiếu với hồ sơ đăng ký ban đầu. Hồ sơ giải ngân cần phải có trong bất kỳ gói vay nào, đặc biệt là trong vay thế chấp.
Bộ hồ sơ thông thường cần những giấy tờ sau:
- Giấy tờ tùy thân: Cần mang theo sổ hộ khẩu, chứng minh thư bản gốc để đối chiếu
- Tài sản đảm bảo: Giấy tờ chứng minh như sổ đỏ, sổ hồng, sổ tiết kiệm, giấy chứng nhận quyền sở hữu đất, đăng ký xe…
- Hồ sơ chứng minh mục đích sử dụng tiền vay vốn: Giấy đọc cọc, giấy tờ mua bán…
Các giấy tờ này chính là giải đáp cho hồ sơ giải ngân là gì và cần những gì.
Các hình thức giải ngân phổ biến
Giải ngân phong tỏa và giải ngân không phong tỏa là hai hình thức giải ngân phổ biến nhất hiện nay. Việc phân loại giải ngân phụ thuộc vào mục đích vay của khách hàng.
Giải ngân phong tỏa
Đây là hình thức mà mà số tiền giải ngân khách hàng đề nghị sẽ được chuyển về tài khoản của khách hàng, song chưa được sử dụng và vẫn bị ngân hàng khóa lại. Chỉ đến lúc nào khách hàng hoàn tất sang tên tài sản được nhà nước công nhận thì lúc đó, khoản tiền này sẽ được phép rút ra. Trong quá trình tiền ở tài khoản khách hàng, nó vẫn tính lãi gửi tiết kiệm theo đúng lãi suất ngân hàng công bố.
Hình thức này thường áp dụng cho mua nhà trả góp, mua xe, bất động sản, mua hàng hóa… Mục đích của việc giải ngân là gì khi ngân hàng thực hiện giải ngân phong tỏa? Đó là do ngân hàng tránh rủi ro số tiền bị mất mát và sử dụng sai mục đích vay.
Giải ngân không phong tỏa
Hình thức giải ngân này hoàn toàn ngược lại với giải ngân phong tỏa. Sau khi ngân hàng giải ngân số tiền vay của khách hàng, khách hàng hoàn toàn có thể rút ra sử dụng ngay hoặc chuyển khoản cho bên thứ 3 tùy thích.
Vì rủi ro không kiểm soát được nguồn tiền có sử dụng đúng mục đích hay không nên hình thức giải ngân này không phổ biến bằng hình thức trên. Nó được áp dụng cho những khoản vay không lớn và chỉ ở một số chi nhánh ngân hàng.
Quy trình giải ngân của ngân hàng
Bước 1: Khách hàng thực hiện đăng ký, kê khai, xác nhận thông tin
Khách hàng kê khai các thông tin cơ bản để nhận được khoản vay. Đó là các thông tin liên quan đến cá nhân, doanh nghiệp, mục đích sử dụng khoản vay và khả năng hoàn trả khoản vốn vay.
Bước 2: Khách hàng Chuẩn bị hồ sơ và tiến hành thủ tục cho khoản vay
Các hồ sơ chuẩn bị bao gồm chứng minh nhân thân, hồ sơ vay vốn, hồ sơ chứng minh tài sản có liên quan để thế chấp. Càng cụ thể và chi tiết bao nhiêu thì hồ sơ vay vốn của khách hàng được chấp thuận cao bấy nhiêu.
Bước 3: Ngân hàng thẩm định hồ sơ cho vay của khách
Việc này sẽ được các chuyên viên có chuyên môn của ngân hàng thực hiện. Trong bước này, có thể khách hàng cần trả lời thêm một số câu hỏi để làm rõ thêm mục đích vay hoặc làm rõ độ chính xác của hồ sơ vay vốn.
Bước 4: Ngân hàng tiến hành phê duyệt khoản vay của khách
Sau khi chuyên viên thẩm định xong, hồ sơ sẽ chuyển cho cấp cao hơn phê duyệt. Một số trường hợp khoản vay cao thì sẽ có bên thứ 3 thẩm định. Bước này có vai trò quyết định khách hàng có được vay vốn hay không.
Bước 5: Giải ngân tiền vào tài khoản khách hàng
Đây là bước cuối cùng và cũng là bước mà nhiều khách hàng hỏi giải ngân là gì. Khi được phê duyệt, số tiền theo thỏa thuận hợp đồng đã ký kết sẽ được chuyển vào tài khoản của khách hàng
Các phương thức giải ngân theo quy định của pháp luật hiện hành
Pháp luật đã quy định rất rõ về phương thức giải ngân vốn vay, cụ thể là theo Thông tư số 21/2017/TT-NHNN.
Có 2 phương thức giải ngân, đó là: Giải ngân bằng tiền mặt và giải ngân không bằng tiền mặt
Lưu ý khi thực hiện thủ tục giải ngân tại ngân hàng, công ty tài chính
- Đọc kỹ hợp đồng ký kết với khách hàng hoặc đơn vị cho vay, cụ thể là các điều khoản, chi phí, lãi suất
- Có bất kỳ thắc mắc nào cần hỏi ngay cán bộ tư vấn để tránh những hiểu lầm đáng tiếc về sau
- Không ký hợp đồng nếu có những điều khoản bất lợi không thể đáp ứng được
Các công ty tài chính giải ngân trong ngày tốt hiện nay không nên bỏ qua
Hiện nay, có rất nhiều công ty tài chính cho vay trên thị trường. Có một số đơn vị giải ngân trong ngày uy tín. Một số đơn vị mà khách hàng có thể tin tưởng bao gồm: Home Credit, FE Credit, HD Saigon… Khi vay ở những đơn vị này sẽ giảm bớt rất nhiều rủi ro cho khách hàng.
Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu xong giải ngân là gì, các hình thức của giải ngân và quy trình của nó. Bạn có thể đọc thêm các bài viết trên Vay 333 để hiểu hơn về hình thức cho vay đa dạng hiện nay nhé. Truy cập Vay333 để tìm hiểu thêm về các kiến thức tài chính khác như Vay tiền Online.