Lãi kép là gì? Lãi kép có những sức mạnh chủ yếu nào khiến cho người ta ngụy tạo nhận định của Albert Einstein rằng: “lãi kép là kỳ quan thứ 8 của con người”? Những điều cần làm để phát huy được lãi kép một cách hiệu quả nhất là gì? Bài viết sau đây sẽ là câu trả lời cho câu hỏi “lãi kép là gì?” đến từ quan điểm của Vay333:
Menu
1. Lãi kép là gì? Điểm trọng tâm của lãi kép.
1.1. Lãi kép là gì?
– Hiểu một cách đơn giàn thì lãi kép là lãi suất được dựa trên lãi tích lũy từ kỳ trước tính cộng thêm vào cả tiền gốc ban đầu, thành tiền gốc mới cho kỳ sau. Lãi suất kép (compound interest) là một dạng tái đầu tư tiền lãi của kỳ trước thành tiền gốc thêm vào sang kỳ sau. Do vậy, cách lãi phát sinh cộng dồn làm cho khoản tiền gốc ban đầu tăng lên nhanh hơn so với lãi suất cơ bản (simple interest).
– Kỳ hạn càng nhiều thì lãi kép sẽ càng làm cho số tiền vốn ban đầu càng sinh lợi nhanh hơn.
– Nguồn gốc của khái niệm lãi kép này được cho là xuất hiện lần đầu tiên vào thế kể 17 tại Ý.
1.2. Điểm trọng tâm của lãi kép là gì?
– Cái gọi là ” sức mạnh của lãi suất kép” (the power of compund interest) chính là việc tạo ra “lãi trên lãi suất” (interest on interest).
– Tiền lãi có thể cộng dồn vào theo bất kỳ lịch trình tần suất nhất định nào một cách liên tục, hàng tháng hay hàng năm… dựa theo kỳ hạn thỏa thuận ban đầu giữa hai bên.
– Nhân tiền tích lũy lên với tốc độ nhanh chóng.
2. Công thức tính lãi suất kép. Cách hoạt động của lãi suất kép như thế nào?
2.1. Công thức tính lãi suất kép là gi?
– Công thức tính lãi suất kép:
+ Công thức 1:
- A = [P (1 + i)n] – P
+ Công thức 2:
- A = P [(1 + i)n] – 1]
Trong đó:
- A = Future Value: Giá trị trong tương lai;
- P = Principal : Số tiền gốc ban đầu;
- i = interest : :lãi suất hàng năm;
- n = number of compounding periods : Số kỳ tính lãi kép.
– Ví dụ cụ thể như sau:
+ Bạn có 500 triệu đồng đem gửi, trong thời hạn 5 năm, lãi suất ngân hàng hàng năm là 6%. Với lãi suất kép ta sẽ được giá trị thu sau 5 năm là:
Tiền lãi suất kép = [500,000,000đ x (1 + 6%)^5] – 500,000,000đ = 169,112,789đ (Một trăm sáu mươi chín triệu một trăm mười hai nghìn bảy trăm tám mươi chín đồng chẵn/.)
[Hoặc theo công thức 2: A = 500,000,000đ x [(1 + 6%)^5 – 1] = 169,112,789đ (Một trăm sáu mươi chín triệu một trăm mười hai nghìn bảy trăm tám mươi chín đồng chẵn/.)Số tiền thu được sau 5 năm = Số tiền gốc + Lãi phát sinh = 500,000,000đ + 169,112,789 = 669,112,789đ (Sáu trăm sáu mươi chín triệu một trăm mười hai nghìn bày trăm tám mươi chín đồng chẵn/.)
Trong khi đó nếu bạn đem gửi với lãi suất đơn cùng số tiền, cùng thời gian và lãi suất hàng năm như nhau. Số tiền thu về sau 5 năm sẽ là:
Tiền lãi = 500,000,000đ x 6% x 5 = 150,000,000đ (Một trăm năm mươi triệu đồng chẵn/.)
Số tiền thu về sau 5 năm = Số tiền gốc + Lãi phát sinh = 500,000,000 x 150,000,000đ = 650,000,000đ (Sáu trăm năm mươi triệu đồng chẵn/).
Nhìn vào kết quả trên ta có thể dễ dàng nhận thấy, với lãi suất kép số tiền lãi thu được là nhiều hơn, do vậy số tiền nhận về cũng được nhiều hơn so với lãi suất thông thường. Sức mạnh của lãi suất kép đã được thể hiện qua ví dụ minh họa trên.
Đây chỉ là phép tính đơn giản, còn chưa kể sự ưu việt khi bạn sử dụng linh hoạt lãi suất kép thì bạn sẽ có được nhiều lợi ích hơn nữa. Chúng ta cùng sang phần tiếp theo:
2.2. Cách thức hoạt động của lãi suất kép.
Khi hiểu được cách thức hoạt động của lãi suất kép ta mới có thể sử dụng lãi suất kép một cách hiệu quả cao.
Theo khái niệm ở trên “lãi suất kép” được tính bằng cách chuyển lãi phát sinh cộng dồn vào tiền gốc ban đầu. Với cách nói dân gian “lãi mẹ đẻ lãi con”. Dù lãi suất vẫn ổn định thì do tiền gốc của kỳ sau đã tăng lên dẫn tới tiền lãi cũng tăng lên.
Vậy để lãi suất kép hoạt động một cách hiệu quả bạn cần các yếu tố:
– Lãi suất: Lựa chọn kênh đầu tư và lãi suất ổn định. Cân nhắc kỹ về lãi suất của ngân hàng và tính ổn định lãi suất của ngân hàng đó.
– Thời gian: Việc gửi tiền tiết kiệm nào thì cũng cần thời gian càng lâu thì đương nhiên số tiền bạn thu lại càng lớn.
– Kỳ hạn: Lãi suất kép chỉ hoạt động hiệu quả khi kỳ hạn càng nhiều lợi nhuận tái đầu tư sinh ra từ lãi kép càng lớn. Có thể hiểu đơn giản là: Trong cùng cách tính lãi suất sử dụng công thức lãi suất kép, của cùng một món tiền gốc ban đầu, cùng lãi suất, cùng thời gian gửi thì kỳ hạn càng chia ra nhiều lần giá trị tiền thu về trong tương lai sẽ càng nhiều hơn.
* Lưu ý là thời gian và kỳ hạn khác nhau. Trong thời gian là 5 năm hay 10 năm thì bạn có thể chọn kỳ hạn là tháng, quý hay năm… để tính tiền lãi gộp vào tiền gốc ban đầu chuyển sang làm vốn gốc cho kỳ sau, điều này tùy thuộc vào thỏa thuận giữa 2 bên.
– Ví dụ để cho các bạn dễ hiểu:
Bạn có số tiền 100 triệu đồng, bạn gửi trong thời hạn 5 năm, lãi suất kép là 6% mỗi năm. Nhưng bạn sẽ chọn kỳ hạn khác nhau:
+ Kỳ hạn tính lãi suất kép theo năm: n = 5
Dựa theo công thức ở mục trên ta có thể tính được:
Số tiền lãi thu về = 100,000,000 x [(1 + 6%)^5 – 1] = 33,822,558đ (Ba mươi ba triệu tám trăm hai mươi hai nghìn năm trăm năm mươi tám đồng chẵn/.)
+ Kỳ hạn tính lãi suất kép theo tháng: n = 60 tháng, lúc này i = 6%/12 tháng.
Số tiền lãi thu về = [100,000,000 x (1 + 6%/12)^25] – 100,000,000đ = 34,885,015. (Ba mươi tư triệu tám trăm tám mươi lăm nghìn không trăm mười năm đồng chẵn/.)
Rõ ràng là cùng số tiền, cùng thời gian gửi, cùng lãi suất gửi và phương thức sử dụng là lãi suất kép, nhưng cách tính kỳ hạn chia khác nhau, số lần kỳ hạn nhiều hơn ta sẽ thu về số tiền lãi được nhiều hơn. Do lãi tích lũy của kỳ trước chuyển sang kỳ sau làm vốn của kỳ sau tạo ra vốn của kỳ sau càng nhiều thì lời phát sinh lại càng tăng. Ví dụ trên đã cho ta thấy sự khác biệt đó và lần nữa lại cho thấy 1 khía cạnh mới về sức mạnh của lãi suất kép. Nhưng ngoài sức mạnh đó ra thì nó sẽ tồn đọng những vấn đề gì? Mời các bạn đọc phần tiếp theo tại Vay333:
3. Ưu – Nhược điểm của lãi kép.
3.1. Ưu điểm.
– Ưu điểm mà ai cũng dễ dàng nhận thấy đến từ sức mạnh của lãi suất kép là làm tiền sinh lợi nhiều hơn trong cùng một khoảng thời gian và tiền vốn như nhau.
– Từ ưu điểm này bạn hãy tận dụng thời gian tiết kiệm sớm ngay từ khi còn trẻ. Bạn sẽ phát huy được sức mạnh của lãi kép qua thời gian. Thời gian càng lâu, số tiền thu về càng lớn. Nó giống như được câu nói hay được các bạn trẻ chia sẻ ngày nay đó là: “bạn chỉ cần 1% tốt hơn mỗi ngày và lãi kép sẽ nhấc bổng bạn lên và khiến bạn làm điều bạn nghĩ bạn không thể làm được”.
+ Ví dụ, bạn ra trường đi làm năm 22 tuổi, bạn tiết kiệm mỗi tháng 1 triệu đồng, 1 năm bạn có 12 triệu đồng tiết kiệm. Và tới khi bạn nghỉ hưu, 55 tuổi bạn sẽ có số tiền theo công thức tính lãi kép thu về ≈ 82 triệu đồng. Mỗi tháng bạn cố gắng tiết kiệm một số tiền tưởng chừng không to tát, nhưng từ 1 triệu 1 tháng sau nhiều năm lại thu về được nhiều như vậy. Nó cũng có thể là 1 khoản dưỡng già hay đầu tư cho bạn vào thời điểm sau này.
3.2. Nhược điểm.
– Vì sức mạnh của lãi suất kép là “lãi mẹ đẻ lãi con” nên khi bạn gửi tiết kiệm nó sẽ cho bạn tiền lời thu về tốt hơn lãi suất đơn. Do vậy, các bên tín dụng đen hay sử dụng để đem cho vay. Khiến người vay lao đao về khoản lãi.
– Kỳ hạn cũng bị những bên cho vay trái phép sử dụng kỳ hạn rất ngắn như lãi theo ngày, để tạo ra nhiều kỳ hạn, sinh ra càng nhiều tiền lời như đã phân tích ở ví dụ mục 2.2. Bởi vậy bạn phải luôn tỉnh táo khi quyết định vướng vào loại hình thức vay lãi này.
Khi bạn muốn vay một khoản tiền nên nhớ rằng, theo Quy định chung của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Khoản 1g Điều 23 được ban hành TT39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 và thực thi ngày 15/03/2017 có điểm như sau:
- Lãi suất cho vay theo thỏa thuận và mức lãi suất quy đổi theo tỷ lệ %/năm tính theo số dư nợ cho vay thực tế và thời gian duy trì số dư nợ cho vay thực tế đó theo quy định tại khoản 3 Điều 13 (*) Thông tư này; nguyên tắc và các yếu tố xác định lãi suất, thời điểm xác định lãi suất cho vay đối với trường hợp áp dụng lãi suất cho vay có điều chỉnh; lãi suất áp dụng đối với dư nợ gốc bị quá hạn; lãi suất áp dụng đối với lãi chậm trả; loại phí liên quan đến khoản vay và mức phí áp dụng;
(*): Khoản 3 Điều 13: Nội dung thỏa thuận về lãi suất cho vay bao gồm mức lãi suất cho vay và phương pháp tính lãi đối với khoản vay. Trường hợp mức lãi suất cho vay không quy đổi theo tỷ lệ %/năm và/hoặc không áp dụng phương pháp tính lãi theo số dư nợ cho vay thực tế, thời gian duy trì số dư nợ gốc thực tế đó, thì trong thỏa thuận cho vay phải có nội dung về mức lãi suất quy đổi theo tỷ lệ %/năm (một năm là ba trăm sáu mươi lăm ngày) tính theo số dư nợ cho vay thực tế và thời gian duy trì số dư nợ cho vay thực tế đó.
Vậy nên, các lãi suất vay đều được thể hiện trong thỏa thuận vay. Đừng quên đọc kỹ thỏa thuận, tránh cho bị lừa cách tính lãi suất. Đó là những lời khuyên mà Vay333 có thể đưa ra cho bạn.