Mỗi công dân Việt Nam đều sở hữu chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước riêng. Trong thời gian gần đây, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành chuyển đổi CMND thành thẻ CCCD. Công dân cần phải làm CMND/CCCD theo lịch làm căn cước công dân theo sự sắp xếp của cơ quan cấp thẻ tại địa phương.
Menu
Chứng minh nhân dân (CMND) là gì?
Chứng minh nhân dân (CMND) là một trong những loại giấy tờ tùy thân quan trọng của công dân Việt Nam. Chứng minh nhân dân sẽ cung cấp những thông tin cơ bản nhất về đặc điểm, lai lịch của công dân. CMND tại Việt nam cũng có vai trò, chức năng tương tự như thẻ căn cước, thẻ nhận dạng cá nhân được cấp cho công dân tại những quốc gia khác trên thế giới.
Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, nhà nước đã bắt đầu cấp Thẻ căn cước thay cho Chứng minh nhân dân tại một số tỉnh thành phố trực thuộc. Tuy nhiên, quá trình này vẫn chưa được hoàn thiện, tại một số vùng miền, cơ quan chức năng vẫn chưa thể tổ chức cấp thẻ căn cước cho công dân tại địa phương. Khi đó, công dân vẫn tiếp tục sử dụng Chứng minh nhân dân cho tới có lịch làm căn cước công dân do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo.
Tác dụng của căn cước công dân là gì?
Hiện nay, thẻ căn cước công dân đang được cấp để thay thế Chứng minh nhân dân. Vậy thẻ căn cước công dân có tác dụng gì?
- Thẻ căn cước công dân có tác dụng chính là lưu trữ thông tin của chủ sở hữu. Dữ liệu được tích hợp bởi con chip điện tử gắn trên thẻ căn cước công dẫn với nhiều ứng dụng đi kèm chẳng hạn như chữ ký số, mật khẩu một lần, sinh trắc học,… Giúp dễ dàng tra thông tin khi chủ sở hữu muốn sử dụng các dịch vụ như mở thẻ tín dụng, mở tài khoản ngân hàng Online,…
- Đầu tiên, mỗi công dân sẽ sở hữu riêng một thẻ căn cước được sử dụng để xác minh danh tính của chủ sở hữu. Thẻ căn cước công dân hiện nay có gắn chip điện tử giúp giảm nguy cơ giả mạo thẻ, nâng cao an toàn bảo mật.
- Những thông tin được lưu trữ trên chip điện tử của thẻ CCCD có thể truy cập bất cứ lúc nào và không phụ thuộc vào các thiết bị đọc hay kết nối mạng.
- Công dân có thể sử dụng thẻ căn cước công dân để thực hiện các giao dịch hay thủ tục liên quan mà không cần đến những loại giấy tờ khác như mua bảo hiểm.
- Thông qua thẻ căn cước, công dân có thể tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc trong quá trình làm các thủ tục, giao dịch có liên quan. Đồng thời, các cơ quan nhà nước cũng có thể tối đa hoá hiệu quả quản lý và khai thác thông tin nhanh chóng, độ chính xác và tin cậy cao.
Đối tượng phải làm CMND/ CCCD tại Việt Nam
Theo quy định tại Luật căn cước công dân 2014, thẻ căn cước công dân sẽ được cấp cho đối tượng công dân Việt Nam khi đủ 14 tuổi trở lên. Đồng thời, khi công dân đủ 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi phải tiến hành đổi Thẻ Căn cước công dân. Bên cạnh đó, những công dân sở hữu Chứng minh nhân dân gồm 9 số hoặc 12 số sẽ được đổi sang thẻ Căn Cước công dân có gắn chip thay cho thẻ Căn cước công dân có mã vạch khi hết hạn hoặc có yêu cầu đổi theo lịch làm căn cước công dân của nhà nước.
Cụ thể như sau:
Trường hợp người lần đầu cấp mới CMND/ CCCD
Công dân Việt Nam đang sinh sống, cư trú trên địa bàn 63 tỉnh thành thuộc lãnh thổ nước ta có quyền được cấp Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân. Tuy nhiên theo quy định của pháp luật, chỉ những công dân đã đủ 14 tuổi trở lên và chưa được cấp Chứng minh nhân dân lần nào sẽ được cấp mới Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân lần đầu theo lịch làm căn cước công dân.
Trường hợp đổi từ thẻ CMND sang CCCD gắn chip.
Công dân cần đổi từ thẻ CMND sang CCCD có gắn chip theo lịch làm căn cước công dân thuộc các trường hợp sau:
- Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hết hiệu lực, đã hết thời hạn sử dụng theo quy định của pháp luật
- Đối tượng có nhu cầu thay đổi các thông tin cơ bản như: Họ và tên, Ngày tháng năm sinh, Giới tính, Quê quán
- Công dân có nhu cầu thay đổi địa chỉ đăng ký hộ khẩu thường trú khác ngoài phạm vi Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương.
- Người có nhu cầu thay đổi đặc điểm nhận dạng, hình ảnh khi đã thay đổi nhận diện khuôn mặt vì phải thuật thẩm mỹ hay tác động bên ngoài
- Trường hợp Chứng minh nhân dân bị hư hỏng không thể sử dụng như bị rách, mất góc, chữ, số, hình ảnh trên ứng minh nhân dân bị mờ
Trường hợp cấp lại CMND/ CCCD do bị mất, hết hạn.
Trong trường hợp công dân đã được cấp CMND/CCCD theo quy định nhưng lại làm mất hoặc hết thời hạn sử dụng thì còn phải làm thủ tục xin cấp lại CMND/CCCD mới. Công dân thuộc đối tượng này cần nhanh chóng làm thủ tục xin lịch làm căn cước công dân nhanh cấp nhận lại nhanh chóng để tránh các phiền phức không đáng có khi thực hiện các thủ tục hành chính cần thiết. Theo đó, công dân có thể xin cấp lại CMND như cũ hoặc CCCD theo quy định của Pháp luật.
Lịch làm căn cước công dân vào các ngày trong tuần
Công dân sẽ được nhận thẻ Căn cước công dân tại Trụ sở công an hoặc Uỷ ban nhân dân tại địa phương. Vì thế, lịch căn cước công dân sẽ phụ thuộc vào giờ hành chính hoạt động của đơn vị cấp thẻ. Theo đó, Lịch căn cước công dân thường sẽ được thực hiện vào các ngày trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thú 7. Trong một số trường hợp, công dân đang ở xa, di chuyển về địa phương để làm CCCD bất tiện, có thể uỷ quyền cho người thân lấy CMND/CCCD mới sau khi hoàn tất.
Phải chuẩn bị những thủ tục gì để làm CMND/ CCCD?
Những đối tượng làm CMND khác nhau sẽ có những yêu cầu riêng về thủ tục làm CMND/CCCD. Cụ thể như sau:
- Đối tượng lần đầu cấp mới CMND/CCCD cần chuẩn bị:
- Bản gốc Sổ hộ khẩu
- Tờ khai yêu cầu cấp CMND
- Ảnh chụp trực tiếp tại địa điểm cấp thẻ, Lăn tay theo quy định
- Đối tượng đổi từ CMND sang CCCD có gắn chip cần chuẩn bị:
- Đơn đề nghị đổi từ CMND sang CCCD (mẫu CM3) được trụ sở Công An cấp thẻ cung cấp
- Sổ hộ khẩu (bản gốc)
- Từ khai cấp CMND lấy tại đơn vị cấp thẻ
- Lăn tay, nộp ảnh/ chụp ảnh trực tiếp tại trụ sở cấp thẻ theo quy định
- Chứng minh nhân dân cũ
- Đối tượng cấp lại CMND/CCCD do bị mất, hết hạn cần chuẩn bị:
- Đơn đề nghị cấp lại CMND/CCCD có xác nhận và giấy giáp lai của Công An Phường, Xã, địa phương đăng ký hộ khẩu thường trú
- Sổ hộ khẩu
- Tờ khai thông tin cấp CMND
- Lăn tay, nộp ảnh/ chụp ảnh trực tiếp tại trụ sở theo quy định
Đối tượng không được cấp CMND/ CCCD
Không phải tất cả công dân Việt Nam đủ tuổi và cư trú trên lãnh thổ việt nam đều được cấp CMND/CCCD theo lịch làm căn cước công dân. Đối tượng không được cấp CMND/ CCCD thuộc các trường hợp ngoại lệ sau:
- Đối tượng không có năng lực hành vi cá nhân, được xác nhận tâm thần không bình thường của cơ quan y tế, bệnh viện có thẩm quyền.
- Đối tượng đang điều trị tại bệnh viện tâm thần
- Đối tượng vi phạm tội, vì phạm pháp luật đang bị giam hoặc tạm giam theo quy định
- Đối tượng đảng trong cơ sở chữa bệnh, trĩ giáo dưỡng,…
Câu hỏi thường gặp
Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp khi làm CMND/CCCD, cụ thể:
Chờ bao lâu thì mới nhận được CMND/ CCCD mới?
Công dân sẽ nhận được CMND/ CCCD sau tối đa 15 ngày (đối với thành phố, thị xã) hay 30 ngày (đối với các khu vực, địa phương khác).
Xin cấp lại CMND/ CCCD ở đâu?
Công dân có nhu cầu xin cấp lại CMND/CCCD trực tiếp đến cơ quan Công an có thẩm quyền tại địa phương thường trú để thực hiện thủ tục xin cấp, đổi mới thẻ.
Làm lại CMND/ CCCD thì có mất tiền phí không?
Đối tượng làm lại CMND/ CCCD do mất, hoặc hư hỏng cần phải đóng phí,cụ thể:
- Phí cấp mới: 20.000 VNĐ
- Phí cấp đổi: 40.000 VNĐ
- Phí cấp lại: 60.000 VNĐ
(Nếu chụp ảnh trực tiếp tại nơi làm CMND cần đóng phí 10.000 VNĐ)
Công dân nên theo dõi thông tin lịch làm căn cước công dân để kịp thời làm mới, xin cấp lại, đổi thẻ,… kịp thời, nhanh chóng. Đây là một trong những giấy tờ quan trọng nhất đối với mỗi công dân nên mọi người cần lưu ý làm lại khi có nhu cầu hoặc theo đợt do cơ quan chức năng tổ chức. Truy cập Vay333 để biết thêm các thông tin hữu ích như Sao kê ngân hàng, Học cách tiết kiệm tiền lương,..