Giao Dịch Viên Ngân Hàng Là Gì? Cơ Hội Và Thách Thức

Giao dịch viên ngân hàng là gì? Đây là một trong những nghề có thu nhập cao được nhiều người mong muốn. Tuy mang đến nhiều lợi ích, song công việc này cũng có những áp lực riêng. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để hiểu rõ hơn giao dịch viên ngân hàng là gì, cơ hội và thách thức của công việc này như thế nào nhé!

Ảnh 1: Công việc giao dịch viên ngân hàng là gì? (Nguồn: Internet)
Ảnh 1: Công việc giao dịch viên ngân hàng là gì? (Nguồn: Internet)

Thế nào là giao dịch viên ngân hàng?

Giao dịch viên ngân hàng là gì? Họ là những nhân viên làm việc trực tiếp tại các điểm giao dịch ở chi nhánh, văn phòng trực thuộc một ngân hàng.

Một người giao dịch viên hằng ngày sẽ phải trao đổi trực tiếp với khách hàng. Đáp ứng các yêu cầu của khách hàng khi tới ngân hàng như gửi tiền tiết kiệm ngân hàng, rút tiền, chuyển tiền, hạch toán giao dịch,… Đồng thời, họ cần ghi lại toàn bộ giao dịch liên quan đến nghiệp vụ ngân hàng phát sinh tại nơi làm việc của mình.

Tiêu chí (kỹ năng) cần phải có của giao dịch viên ngân hàng là gì?

Tiêu chí để trở thành một giao dịch viên ngân hàng là gì? Sau đây sẽ là những kỹ năng và phẩm chất cơ bản mà bạn cần có để làm được công việc này:

Kỹ năng

Để hoàn thành tốt công việc, giao dịch viên ngân hàng cần phải có đầy đủ các kỹ năng sau:

+ Kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng độc lập trong các trường hợp cần thiết

+ Kỹ năng lắng nghe và giao tiếp tốt

+ Kỹ năng thiết lập mối quan hệ cá nhân lâu dài với khách hàng

+ Kỹ năng đặt câu hỏi và xử lý tình huống bất ngờ

+ Kỹ năng thuyết phục khách hàng

Phẩm chất

Không chỉ những kỹ năng cần mà các phẩm chất sau đây cũng là một yêu cầu không thể thiếu đối với công việc giao dịch viên ngân hàng:

+ Trung thực, cẩn thận, tỉ mỉ trong công việc

+ Hòa nhã, ưa thích giao tiếp. Có khả năng giao tiếp, tiếp thị sản phẩm tốt

+ Tiếng Anh giao tiếp tốt, thành thạo tin học văn phòng

+ Biết cách lắng nghe và kiểm soát tốt cảm xúc.

Có nên làm giao dịch viên ngân hàng không?

Ảnh 2: Giao dịch viên ngân hàng có phải là công việc tốt không? (Nguồn: Internet)
Ảnh 2: Giao dịch viên ngân hàng có phải là công việc tốt không? (Nguồn: Internet)

Công việc giao dịch viên ngân hàng mang lại cho bạn nguồn thu nhập đáng kể. Tuy nhiên kèm theo đó sẽ là những áp lực phải đối mặt, ví dụ như phải tiếp xúc với khách hàng khó tính hay áp lực về doanh số.

Tuy nhiên, đây vẫn là một công việc mà nhiều người ao ước bởi vì những lý do sau:

  • Thu nhập công việc ổn định, giờ giấc làm việc chính xác theo giờ làm việc của ngân hàng.
  • Có thể tư vấn, trò chuyện, tiếp xúc với nhiều người, từ đó tạo dựng nhiều mối quan hệ hơn.
  • Nếu hoàn thành được các chỉ tiêu đề ra, giao dịch viên ngân hàng sẽ có cơ hội được ứng tuyển nội bộ tại các vị trí cao hơn.
  • Môi trường làm việc năng động, hòa đồng, khuyến khích sự sáng tạo, xây dựng, đóng góp từ nhân viên.
  • Môi trường làm việc mang tính chất minh bạch cao.
  • Cơ hội để rèn luyện thêm về khả năng giao tiếp, cách thức nắm bắt tâm lý người đối diện, xử lý các tình huống khó.

Các công việc phải làm của giao dịch viên ngân hàng là gì?

Công việc của một giao dịch viên ngân hàng là gì? Là người trực tiếp tiếp xúc, tư vấn bán hàng nên công việc của một giao dịch viên không hề dễ dàng như nhiều người vẫn tưởng. Cụ thể, các công việc mà bạn cần thực hiện hàng ngày khi đảm nhận vị trí này đó là:

Tiếp nhận thông tin, nhu cầu của khách hàng

Nhiệm vụ cơ bản của một giao dịch viên ngân hàng là gì? Đó là bạn cần phải tiếp xúc với khách hàng và tạo những ấn tượng tốt đẹp về ngân hàng cho họ. Đồng thời, bạn cần phải đưa ra các biện pháp hợp lý để đáp ứng cho các nhu cầu của khách hàng kịp thời. Vì vậy, công việc này đòi hỏi bạn phải có được kỹ năng giao tiếp tốt và khả năng xử lý tình huống thật nhạy bén.

Nắm bắt được sản phẩm, dịch vụ và có thể tư vấn, hỗ trợ khách hàng

Trách nhiệm của một giao dịch viên đó là phải cung cấp đến khách hàng những thông tin cần thiết và giải quyết nhu cầu cho khách hàng. Cụ thể, để nắm bắt được các sản phẩm, dịch vụ và tư vấn, hỗ trợ tốt cho khách hàng, bạn cần thực hiện các công việc sau:

  • Tư vấn, hướng dẫn khách hàng các thông tin chi tiết về sản phẩm của ngân hàng như bảo hiểm, mở sổ tiết kiệm,..
  • Giới thiệu các sản phẩm mới và chương trình khuyến mãi cho khách hàng.
  • Giải đáp thắc mắc của khách hàng, giới thiệu, tư vấn về chính sách sản phẩm – dịch vụ của Ngân hàng.
  • Cập nhật, phân tích các thông tin cần thiết từ khách hàng, thực hiện các nghiệp vụ cơ bản của công việc.
  • Tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại của khách hàng trong phạm vi thẩm quyền cho phép.
Ảnh 3: Nhiệm vụ của một giao dịch viên đó là phải đáp ứng nhu cầu cho khách hàng. (Nguồn: Internet)
Ảnh 3: Nhiệm vụ của một giao dịch viên đó là phải đáp ứng nhu cầu cho khách hàng. (Nguồn: Internet)

Thực hiện các hoạt động đúng với năng lực, phạm vi việc làm của mình

Tiêu chí để trở thành một giao dịch viên ngân hàng xuất sắc, đó là cần phải thực hiện tốt các thao tác nghiệp vụ để đáp ứng nhu cầu cho khách hàng.

  • Thực hiện các giao dịch liên quan đến các sản phẩm/dịch vụ tiết kiệm, tiền gửi,… như mở và quản lý tài khoản, phát hành thẻ, thu chi tiền mặt,…
  • Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến giao dịch tiền mặt như: xử lý chứng từ, phát hiện tiền giả,…
  • Đảm bảo phục vụ yêu cầu của khách hàng một cách an toàn, nhanh chóng, chính xác theo đúng quy trình.

Hoạch toán kế toán, đưa ra báo cáo khi được yêu cầu

Ngoài các nhiệm vụ trên, thì các công việc khác của một giao dịch viên ngân hàng là gì? Một nghiệp vụ quan trọng không kém đó là phải hạch toán chứng từ/giấy tờ liên quan, cân đối các khoản thu chi theo yêu cầu của khách. Ngoài ra, bạn cũng cần thực hiện các công tác báo cáo như: báo cáo tiền mặt, liệt kê giao dịch khi cần thiết.

Hỗ trợ khách hàng nhiệt tình và tạo mối quan hệ hợp tác lâu dài

Để tạo mối quan hệ lâu dài với khách hàng, giao dịch viên ngân hàng cần thực hiện các công việc sau:

  • Chăm sóc khách hàng theo tiêu chuẩn và chất lượng dịch vụ mà ngân hàng quy định.
  • Quan tâm, chăm sóc khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ nhằm tạo thiện cảm tốt đẹp, thúc đẩy khách sử dụng thêm sản phẩm/ dịch vụ khác.

Những cơ hội và thách thức đối với giao dịch viên ngân hàng là gì?

Trở thành một giao dịch viên ngân hàng sẽ mang lại cho bạn những cơ hội và thách thức gì? Cụ thể, bạn sẽ nhận được những cơ hội tiềm năng sau khi là một giao dịch viên ngân hàng:

  • Môi trường làm việc trẻ trung, năng động
  • Nâng cao khả năng giao tiếp và mở rộng mối quan hệ
  • Chế độ lương thưởng, đãi ngộ tương xứng
  • Khả năng thăng tiến cao trong công việc
  • Đào tạo nhiều về chuyên môn và kỹ năng

Tuy nhiều cơ hội, nhưng thách thức của công việc này cũng không hề ít:

  • Áp lực về thời gian, tính chính xác trong công việc
  • Áp lực về doanh số đến từ cấp trên
  • Áp lực về trách nhiệm công việc
Ảnh 4: Giao dịch viên ngân hàng có nhiều cơ hội song cũng phải đối mặt với nhiều thách thức. (Nguồn: Internet)
Ảnh 4: Giao dịch viên ngân hàng có nhiều cơ hội song cũng phải đối mặt với nhiều thách thức. (Nguồn: Internet)

Các nghiệp vụ cần thực hiện của giao dịch viên

Các nghiệp vụ cần thực hiện của giao dịch viên ngân hàng là gì? Khi đảm nhận vị trí này, bạn sẽ cần phải thực hiện các nghiệp vụ sau để hoàn thành chỉ tiêu công việc:

Giao dịch tài khoản

Giao dịch viên cần nắm rõ các loại tài khoản cơ bản như:

  • Tài khoản tiền gửi
  • Tài khoản tiền vay
  • Các loại tài khoản khác (Tài khoản ký quỹ, Tài khoản chuyên chi, chuyên thu, Tài khoản trung gian,…)

Ngoài ra, giao dịch viên ngân hàng cần biết về các Quy trình cơ bản bao gồm:

  • Quy trình liên quan đến mở Tài khoản
  • Quy trình mở sổ tiết kiệm
  • Quy trình nộp/rút tiền
  • Quy trình truy vấn/phong tỏa tài khoản

Giao dịch thẻ

Với nghiệp vụ giao dịch thẻ, bạn cần nắm rõ các thông tin quan trọng sau đây:

Phân loại thẻ

Có 3 loại thẻ quan trọng bao gồm:

Quy trình phát hành thẻ

  • Giao dịch thanh toán: Thanh toán qua Ngân hàng bằng cách chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng của khách này sang tài khoản khách khác theo yêu cầu của chủ tài khoản.
  • Giao dịch ngân quỹ: Các kiến thức nghiệp vụ về Giao dịch Ngân quỹ quan trọng trong các giao dịch tiền mặt giữa: giao dịch viên và khách hàng trong các giao dịch gửi tiền, chuyển tiền, giữa chi nhánh A và chi nhánh B hoặc giữa các chi nhánh và các phòng giao dịch,…
  • Giao dịch mua bán ngoại tệ/kiều hối: đây là một nghiệp vụ tương đối cơ bản trong nhóm nghiệp vụ của một giao dịch viên ngân hàng. Theo đó, giao dịch viên cần có kiến thức cơ bản để xác định những đối tượng được phép giao dịch ngoại tệ, tỷ giá tham chiếu cách thức hạch toán giao dịch,…
Ảnh 5: Giao dịch viên ngân hàng cần thực hiện các nghiệp vụ cần thiết để hoàn thành chỉ tiêu công việc. (Nguồn: Internet)
Ảnh 5: Giao dịch viên ngân hàng cần thực hiện các nghiệp vụ cần thiết để hoàn thành chỉ tiêu công việc. (Nguồn: Internet)

Trên đây là những thông tin chi tiết giúp bạn giải đáp thắc mắc “Giao dịch viên ngân hàng là gì?” cũng như những cơ hội và thách thức mà công việc này mang lại. Hy vọng bài viết sẽ là nguồn tư liệu tham khảo hữu ích dành cho các bạn.

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *