Một trong những yếu tố giúp đánh giá chính xác tình hình kinh doanh của một công ty là doanh thu thuần. Chính vì thế mọi người nên chủ động nghiên cứu và hiểu bản chất doanh thu thuần là gì, cách tính toán chỉ số này ra sao.
Menu
Doanh thu thuần là gì?
Hiểu đơn giản, đây là khoản doanh thu thực tế thu được từ hoạt động kinh doanh, số tiền này sẽ không bao gồm thuế hoặc chi phí giảm trừ khác trong cùng một giai đoạn. Bạn có thể biết đến doanh thu thuần với tên gọi tiếng anh khá phổ biến là: Net Revenue.
Ngày nay, nhiều doanh nghiệp quan tâm chủ yếu tới doanh thu, tuy nhiên doanh thu thuần cũng được đánh giá là tiêu chí vô cùng quan trọng khi theo dõi tình hình tài chính của một công ty. Giúp tính được lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa của doanh nghiệp.
Bởi vì các chủ đầu tư có thể đánh giá xem sản phẩm, dịch vụ nào đem lại hiệu quả và có tiềm năng phát triển, sản phẩm nào kém hiệu quả, tỷ suất sinh lời thấp cần cắt giảm. Đây là thông tin cần thiết để người lãnh đạo đề ra chiến lược thích hợp, nhận ra rủi ro tìm ẩn, hỗ trợ thúc đẩy lợi nhuận kinh doanh trong những giai đoạn tiếp theo.
Đặc biệt, việc theo dõi chỉ số này cũng là cơ sở giúp doanh nghiệp tính toán lợi nhuận ròng trong một khoảng thời gian cụ thể. Con số này cho biết mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường. Đồng thời, lợi nhuận ròng cũng là số liệu để thu hút các nhà đầu tư đồng ý cho doanh nghiệp vay vốn.
Tăng trưởng doanh thu thuần là gì?
Bên cạnh đó, chủ doanh nghiệp cũng nên quan tâm và theo dõi sát sao tốc độ tăng trưởng qua từng giai đoạn. Chỉ số này phản ánh chính xác nhất về tình hình tăng trưởng doanh thu thuần của một công ty qua các năm. Thông thường, nhà đầu tư sẽ xem xét tới yếu tố kể trên để xác định doanh nghiệp này có tiềm năng phát triển và đáng đầu tư vốn hay không?
Tốt nhất, các công ty nên duy trì mức tăng trưởng doanh thu thuần qua các năm ở mức ổn định hoặc gia tăng trong những năm tiếp theo. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và có tiềm năng phát triển trong tương lai.
Cách tính doanh thu thuần
Trong quá trình tìm hiểu doanh thu thuần chúng ta không thể bỏ qua việc tính toán chỉ số này. Để tính toán chính xác, mọi người hãy cố gắng hiểu bản chất của của doanh thu này, tránh những sai sót không đáng có. Cụ thể công thức tính như sau:
Doanh thu thuần = Doanh thu của doanh nghiệp – Chi phí giảm trừ doanh thu
Trong đó:
- Doanh thu của doanh nghiệp được hiểu là số tiền mà doanh nghiệp thu được từ hoạt động buôn bán, cung cấp hàng hóa, dịch vụ.
- Chi phí giảm trừ doanh thu bao gồm: các loại thuế, phí chiết khấu thương mại, số tiền giảm giá cho sản phẩm, dịch vụ và tiền hàng bị hoàn trả…
Một lưu ý nhỏ cho bạn đó là doanh thu do hoạt động tài chính đem lại sẽ không được tính là doanh thu thuần. Mọi người nên ghi nhớ vấn đề này để tránh sai sót trong quá trình tính toán doanh thu thuần cho công ty.
Ý nghĩa của doanh thu thuần
Có thể nói doanh thu thuần là một trong những yếu tố giúp ban lãnh đạo nắm được hiệu quả hoạt động của công ty trong một giai đoạn – theo tháng, theo quý hoặc năm… Từ đó, họ sẽ đưa ra phương hướng hoạt động phù hợp trong thời kỳ tiếp theo, đảm bảo tốc độ tăng sẽ ở mức ổn định, tối ưu hóa lợi nhuận ròng. Đây chính là mục tiêu mà hầu hết các công ty đang hứng tới.
Với những doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả, họ sẽ cố gắng duy trì, phát triển theo những kế hoạch đã đề ra. Nếu như hoạt động của công ty không có dấu hiệu khởi sắc, ban lãnh đạo sẽ chủ động thay đổi chiến lược, kế hoạch để phù hợp với tình hình thực tế, mang lại những chuyển biến tích cực trong kết quả kinh doanh nói chung.
Các yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu thuần
Trên thực tế, có rất nhiều yếu tố tác động chỉ số này của công ty biến động, bao gồm là yếu tố chủ quan và khách quan. Tốt nhất ban lãnh đạo nên nắm được vấn đề trên để kiểm soát doanh thu thuần ở mức ổn định, đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp.
Giá thành
Yếu tố có tác động trực tiếp tới doanh thu thuần của một công ty? Khi giá bán hàng hóa, dịch vụ gia tăng với điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, doanh thu có xu hướng tăng. Tuy nhiên, mọi người cần lưu ý rằng giá bán tăng thường dẫn tới sự suy giảm trong sản lượng hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng và ngược lại.
Dựa vào sự biến động kể trên, các doanh nghiệp cần nghiên cứu thị trường thật kỹ và đưa ra mức giá bán phù hợp, tránh gây tác động xấu tới doanh thu thuần.
Chất lượng
Ngày nay, người tiêu dùng sẽ đưa ra những tiêu chuẩn khắt khe đối với hàng hóa, dịch vụ được bày bán. Họ mong muốn giá trị hàng hóa, dịch vụ sẽ tương xứng với số tiền mình đã bỏ ra. Đó là nguyên nhân vì sao chất lượng hàng hóa, dịch vụ tác động trực tiếp tới giá bán, khả năng tiêu thụ của chúng cũng như doanh thu thuần trong một giai đoạn.
Khối lượng sản xuất
Không thể phủ nhận rằng DTT của một công ty phụ thuộc khá nhiều và khối lượng sản phẩm được sản xuất ra. Ví dụ với những sản phẩm có nhu cầu tiêu thụ lớn nhưng số lượng sản xuất ra nhỏ, chắc chắn doanh thu thuần sẽ tăng. Ngược lại, nếu cung vượt quá cầu, chắc chắn chỉ số này giảm đáng kể, tình trạng tồn kho xảy ra liên tục, ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh trong cả giai đoạn.
Để duy trì tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần ở mức hợp lý, các doanh nghiệp nên nghiên cứu kỹ nhu cầu của thị trường và lên kế hoạch sản xuất phù hợp nhất.
Kết cấu của sản phẩm
Hiểu đơn giản, kết cấu sản phẩm chính là tỷ trọng giá trị của hàng hóa này so với giá trị tất cả các mặt hàng trong cùng một thời kỳ. Trong quá trình tìm hiểu doanh thu thuần là gì, mọi người sẽ hiểu được tác động của yếu tố kết cấu sản phẩm tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của từng công ty.
Thị trường tiêu thụ
Chắc chắn việc lựa chọn thị trường tiêu thụ có ảnh hưởng tới tình hình kinh doanh, bởi vì một thị trường nhiều tiềm năng sẽ giúp hàng hóa, dịch vụ diễn ra tốt đẹp. Chính vì thế ban lãnh đạo cần nghiên cứu thật kỹ xem đâu là thị trường mục tiêu mình cần hướng tới để tăng doanh thu thuần cũng như lợi nhuận ròng trong cả kỳ kinh doanh.
Chính sách bán hàng
Nhiều chuyên gia kinh tế cũng cho biết tầm quan trọng của việc xây dựng chính sách bán hàng. Trên thực tế, chính sách bán hàng hợp lý giúp doanh nghiệp kiểm soát tốt tình trạng hàng hóa cũng như hoạt động kinh doanh. Từ đó tối ưu hóa doanh thu thuần của công ty trong từng giai đoạn.
Doanh thu thuần và doanh thu có gì khác nhau?
Doanh thu chính là số tiền mà doanh nghiệp thu được khi bán hàng hóa hoặc các loại dịch vụ. Nhìn chung, chỉ số này không dùng để phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Trong khi đó, doanh thu thuần được tính bằng tổng doanh thu trừ đi các khoản giảm trừ như đã phân tích trong bài. Số liệu này cho biết chính xác về tình hình kinh doanh của công ty có tốt hay không. Mọi người nên lưu ý và phân biệt rõ hai khái niệm trên, hạn chế nhầm lẫn không đáng có.
Sự khác biệt giữa doanh thu thuần và lợi nhuận
Như đã phân tích ở trên, để đánh giá hiệu quả kinh doanh của tổ chức, doanh nghiệp, chúng ta thường dựa vào chỉ số này và lợi nhuận. Tuy nhiên, mọi người đừng hiểu lầm rằng hai khái niệm này có bản chất giống nhau. Cụ thể, doanh thu thuần là số tiền thu được sau khi đã bỏ thuế phí, chi phí trả hàng…
Lợi nhuận được hiểu phần chênh lệch giữa doanh thu thuần với giá đầu vào của sản phẩm, dịch vụ đó. Như vậy, doanh thu thuần và lợi nhuận trước và sau thuế khác nhau về bản chất và ý nghĩa, chúng ta nên hiểu và sử dụng hai chỉ số này trong tình huống thích hợp.
Kết luận
Như vậy, để đánh giá và theo dõi tình hình kinh doanh của một công ty, người ta thường quan tâm tới doanh thu thuần. Qua bài viết này, chắc hẳn bạn đã giải đáp phần nào thắc mắc và giúp bạn có công thức tính chuẩn nhất. Truy cập Vay333 để tìm hiểu thêm về các kiến thức tài chính khác như Giải ngân là gì?.