Bao thanh toán là gì? Đặc điểm và phương thức bao thanh toán

Bao thanh toán là một trong những nghiệp vụ tài chính phổ biến được các doanh nghiệp sử dụng. Nhờ có hình thức này mà các doanh nghiệp có thể củng cố được nguồn vốn, kiểm soát được dòng tiền trong kinh doanh. Cùng tìm hiểu xem hình thức này là gì và nguyên tắc hoạt động như thế nào qua bài viết sau đây.

Bao thanh toán là gì?

Là hình thức một tổ chức tín dụng cấp tín dụng cho một doanh nghiệp bằng việc mua lại các khoản phải thu từ việc mua bán hàng hóa. Chiết khấu từ hình thức bao thanh toán được hai bên thỏa thuận và ghi rõ trong điều khoản hợp đồng.

Bao thanh toán là gì?

Để hình dung được hình thức này, có thể tóm gọn qua ví dụ như sau:

Doanh nghiệp A đang có các khoản nợ bán hàng, tuy nhiên A đang cần nguồn vốn để kinh doanh. Do đó, A thực hiện ký kết hợp đồng bao thanh toán với ngân hàng Techcombank. Tức là khi đó ngân hàng đã mua lại các khoản nợ của A. Ngân hàng có thể trả trước một khoản để A tiếp tục việc kinh doanh của mình.

Các loại hình bao thanh toán

Hoạt động này thực chất như là hành động chuyển nhượng quyền đòi nợ, bao gồm 4 hình thức sau:

Bao thanh toán bên bán hàng

Tức là các tổ chức tín dụng ứng trước cho bên bán hàng một khoản được thỏa thuận trong hợp đồng. Đổi lại, bên bao thanh toán có quyền truy đòi các khoản phải thu của bên bán.

Bao thanh toán bên mua hàng

Đây là hình thức bên này ứng trước cho bên bán và đồng thời cũng thu lại tiền lãi và tiền phí theo như các điều khoản trong hợp đồng.

Bao thanh toán trong nước

Đây là hình thức thông qua các hợp đồng mua bán mà trong đó, bên mua và bên bán đều là đối tượng cư trú trong nước

Bao thanh toán quốc tế

Là hình thức được hoạt động dựa trên hợp đồng mua bán giữa bên xuất khẩu và bên nhập khẩu. Một trong hai đối tượng trên hợp đồng là người cư trú ở nước ngoài.

Các hình thức bao thanh toán

Có 3 hình thức được tạo ra dựa trên nhu cầu của hai bên:

Các hình thức được tạo ra dựa trên nhu cầu

Bao thanh toán theo món

Các khoản phải thu được bên tổ chức tín dụng tạo thành một danh mục. Mỗi danh mục phải thu đều được làm một hợp đồng riêng lẻ.

Bao thanh toán hạn mức

Bên tổ chức tín dụng sẽ cấp cho bên bán một số dư bao thanh toán trong một thời gian quy định cụ thể. Tuy nhiên, tổng số dư với bên bán không được vượt quá hạn mức quy định này tại bất cứ thời điểm nào trong thời hạn.

Đồng bao thanh toán

Đây là lúc nhiều tổ chức tín dụng cùng đứng ra thực hiện bao thanh toán cho cùng 1 hợp đồng. Và trong số đó, 1 tổ chức tín dụng sẽ đứng ra làm vai trò trung gian để tổ chức hoạt động này.

Tiện ích

Chính vì mang lại nhiều lợi ích nên hình thức này mới được áp dụng rộng rãi giữa các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng.

Tiện ích khi sử dụng hình thức chuyển nhượng nợ này

Đối với các tổ chức tín dụng, đây sẽ là hình thức gia tăng thêm lợi nhuận cho tổ chức thông qua lãi suất. Đồng thời, các dịch vụ của ngân hàng, tổ chức tín dụng cũng được đa dạng hóa, thu hút thêm nhiều khách hàng tiềm năng cho các dịch vụ khác.

Đối với các doanh nghiệp, hình thức này giúp gia tăng tính thanh khoản, hạn chế bớt rủi ro về nguồn vốn và kiểm soát được dòng tiền ra vào. Nhờ vậy mà có thể điều hành tốt các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Chính vì đôi bên cùng có lợi nên hình thức này càng ngày càng được nhiều người biết đến và áp dụng.

Quy trình

Để thực hiện được hình thức này, phải đảm bảo đi đúng và đầy đủ 5 bước sau:

Quy trình tiến hành  phải thông qua 5 bước

  • Bước 1: Tiến hành thẩm định hồ sơ để quyết định ký kết

Ở bước này, bên bán phải tự chuẩn bị hợp đồng thương mại để ký kết với bên mua, đồng thời chuẩn bị để xin tài trợ.

Bên mua cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết để tiết kiệm thời gian làm thủ tục, bao gồm đơn xin tài trợ hợp đồng thương mại, báo cáo kinh doanh,…

Sau khi nhận được yêu cầu xin tài trợ kèm theo các giấy tờ hợp lệ, bên bao thanh toán sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ. Các tổ chức tín dụng sẽ rà soát các báo cáo tài chính, báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh, điểm tín dụng trên CIC,… của bên bán để đánh giá.

Sau khi kiểm định và không có bất kỳ vấn đề nào, hợp đồng sẽ được ký kết.

  • Bước 2: Bên bán thực hiện theo đúng điều khoản của hợp đồng thương mại

Khi hợp đồng đã được ký kết giữa hai bên, bên bán phải thực hiện quá trình chuyển hàng cho bên mua theo đúng hợp đồng.

  • Bước 3: Bên bán nộp chứng từ xin tài trợ

Các chứng từ, hóa đơn thanh toán, hợp đồng mua bán,… và văn bản chuyển nhượng phải được giao hết cho bên bao thanh toán.

  • Bước 4: Đơn vị sẽ tiến hành thẩm định toàn bộ chứng từ và tiến hành tài trợ.

Sau khi nhận được mọi giấy tờ thủ tục cần thiết từ bên mua, đơn vị sẽ tiến hành thẩm định, xác minh tính pháp lý và hợp lệ của giấy tờ. Nếu không có vấn đề gì thì sẽ thực hiện thanh toán cho bên bán và chuyển lại hết giấy tờ đó cho bên mua.

  • Bước 5: Hoàn tất toàn bộ quy trình

Khi đến thời hạn, đơn vị bao thanh toán sẽ gửi yêu cầu thanh toán cho bên mua. Khi đó, bên mua sẽ tiến hành thủ tục để thanh toán theo đúng với các chứng từ.

Lãi suất Bao thanh toán

Lãi suất của hình thức này sẽ do bên bán và đơn vị thỏa thuận với nhau và được ghi trên hợp đồng. Lãi suất tại các ngân hàng hay các tổ chức tài chính cũng sẽ thay đổi nhiều theo các giai đoạn. Để có được lãi suất chính xác nhất, phải trực tiếp liên hệ với các tổ chức tài chính đó để được tư vấn.

Lãi suất khác nhau tùy thuộc vào các ngân hàng khác nhau

Đối với trường hợp đến hạn thanh toán mà nợ thì lãi trên nợ sẽ tính theo lãi bao thanh toán ghi trên hợp đồng. Còn trong trường hợp nợ bị chuyển thành nợ xấu, quá hạn, tiền lãi sẽ tính trên thời gian quá hạn được thỏa thuận nhưng không được vượt quá 150% lãi trong thời hạn.

Phí Bao thanh toán

Phí cho dịch vụ này thường được tính theo phần trăm trên tổng giá trị mỗi hóa đơn. Mỗi ngân hàng và các tổ chức tín dụng sẽ có mức phí riêng. Thông thường sẽ dao động ở mức 0.1% – 0.3% đối với bao thanh toán xuất khẩu, 0.2% – 0.5% đối với hình thức nhập khẩu. Với hình thức nhập khẩu có bảo hiểm rủi ro, mức phí sẽ cao hơn, lên đến khoảng 1.5% trên mỗi hóa đơn.

Thời hạn bao thanh toán

Thời hạn của hình thức này cũng được pháp luật quy định trong luật ngân hàng nhà nước. Theo đó, thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên sau khi đơn vị bao thanh toán ứng trước số tiền đầu tiên cho đến khi nợ và lãi được trả hết theo quy định về thời hạn trên hợp đồng đã được thống nhất. Nếu trường hợp thời hạn kết thúc việc trả nợ và lãi trùng với ngày lễ hay ngày nghỉ thì sẽ được tính vào ngày tiếp theo.

So sánh bao thanh toán và chiết khấu

Hai hoạt động trên được xem là hai hình thức được nhiều doanh nghiệp sử dụng để thu hồi các khoản thu thông qua trung gian là các tổ chức tài chính. Hai hình thức này về cơ bản rất giống nhau, tuy nhiên, cũng có những điểm khác biệt.

Biết cách phân biệt để không nhầm lẫn với hình thức chiết khấu

Về điểm tương đồng, hai hình thức này đều được xem là cách chuyển nhượng các khoản nợ. Nhờ sự trợ giúp của các tổ chức tài chính tín dụng, các doanh nghiệp có thể thu hồi các khoản nợ nhanh hơn, thuận tiện cho việc vận hành các hoạt động kinh doanh.

Về sự khác biệt, hai hình thức này có chủ thể khác nhau. Bao thanh toán có chủ thể là các tổ chức tín dụng và bên bán có các khoản tiền cần thu. Còn chiết khấu có chủ thể là các tổ chức tín dụng và bên cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

Bên cạnh đó, điểm khác biệt giữa hai hình thức trên còn là ở đối tượng chuyển nhượng. Bao thanh toán có đối tượng là các khoản tiền phải thu, còn chiết khấu có đối tượng là các loại giấy tờ có giá, có khả năng thanh toán trong thời gian ngắn.

Chứng khoán là gì

Kết luận

Bao thanh toán là một hình thức chuyển nhượng nợ được các doanh nghiệp sử dụng rộng rãi bởi tính linh hoạt và những ưu điểm nhất định của nó. Bên cạnh những khái niệm, phân loại các hình thức, bài viết cũng cung cấp những thông tin hữu ích về các thủ tục cần thiết, lãi suất và chi phí cho hoạt động này. Hy vọng sẽ giúp mọi người có cái nhìn tổng quan cũng như hiểu rõ hơn về hoạt động này trước khi áp dụng nó vào trong thực tiễn.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *