Nếu bạn thường xuyên có các giao dịch tài chính trên khắp thế giới thì Swift Code chắc hẳn là rất quen thuộc. Khi chuyển tiền hay nhận tiền từ nước ngoài, khách hàng cần cung cấp đoạn mã này. Vậy Swift Code là gì? Các ngân hàng ở Việt Nam sử dụng mã gì? Hãy cùng Vay333.net khám phá chủ đề này nhé.
Menu
Swift code là gì?
Nguồn gốc của Swift Code
Trước hết, để biết được Swift code là gì, chúng ta cần phải tìm hiểu về SWIFT. Đây là Hiệp hội Viễn Thông Tài chính Liên Ngân Hàng Toàn Cầu – Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication, có tên viết tắt là SWIFT. Sứ mệnh của tổ chức này là giúp các ngân hàng kết nối và thực hiện các giao dịch tài chính quốc tế thuận tiện hơn. Các giao dịch này gồm chuyển – nhận ngoại tệ và mua – bán ngoại tệ liên ngân hàng quốc tế theo thị trường tiền tệ. Thông qua Swift, các giao dịch sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí và bảo mật thông tin an toàn hơn.
Hệ thống giao dịch của tổ chức này có tính bảo mật cực kì cao. Tốc độ truyền thông vô cùng nhanh chóng, cho phép truyền tải một lượng lớn giao dịch. Chi phí để thực hiện các giao dịch tại Swift cũng không quá cao, thấp hơn so với thư tín. Thế nên, các ngân hàng hiện nay đã trở thành thành viên trong hệ thống Swift. Việc này giúp cho tất cả các giao dịch đều được thống nhất theo một quy chuẩn.
Mỗi ngân hàng sẽ được cung cấp một mã riêng khi cần thực hiện các giao dịch liên ngân hàng. Swift Code là viết tắt của Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication. Mã này còn được gọi là BIC, viết tắt của Business Identifier Codes. Cả hai mã này đều có ý nghĩa như nhau. Tại Việt Nam, nếu chỉ thực hiện các giao dịch nội địa thì không cần sử dụng mã. Tuy nhiên, với giao dịch quốc tế, việc kê khai mã ngân hàng là bắt buộc để tránh bị nhầm lẫn.
Ý nghĩa của mã Swift Code là gì
Việc sử dụng Swift Code trong các giao dịch tài chính quốc tế mang lại nhiều ý nghĩa cho cả ngân hàng và người dùng.
- Tăng độ bảo mật cho các giao dịch tại các ngân hàng một cách chặt chẽ khi sử dụng đúng hệ thống.
- Xử lý một lượng lớn giao dịch tài chính một cách nhanh chóng và chính xác.
- Giảm chi phí để thực hiện các giao dịch khi cùng một hệ thống so cách làm cũ.
- Tất cả các giao dịch đều có chung một quy chuẩn nên rất nhất quán.
- Các ngân hàng tham gia vào Swift sẽ hoạt động đúng chuẩn quốc gia và chuẩn quốc tế.
- Xây dựng cộng đồng ngân hàng hiện đại, đáp ứng tốt mọi nhu cầu của khách hàng.
Chức năng chính của Swift Code là gì?
Khi bạn thực hiện các giao dịch quốc tế, bên cạnh các thông tin tra số tài khoản ngân hàng, tên người thụ hưởng thì Swift Code là yếu tố bắt buộc. Mã này sẽ giúp bạn xác định được tên ngân hàng cần gửi, quốc gia của ngân hàng đó và chi nhánh cụ thể ở đâu. Swift Code là mã duy nhất, ngân hàng sử dụng đồng bộ vào tất cả các giao dịch quốc tế. Hiện nay, người ta sẽ dùng mã Swift Code với hai chức năng chính:
- Mua hàng online trên các trang thương mại điện tử như eBay, Amazon,…
- Chuyển – nhận tiền từ nước ngoài về tài khoản, chuyển tiền quốc tế.
Quy ước và ý nghĩa của mã Swift Code là gì
Thông thường, Swift Code của các ngân hàng sẽ có từ 8 đến 11 ký tự: AAAA BB CC DDD. Mỗi nhóm ký tự mang một ý nghĩa riêng, trong đó:
- AAAA: những ký tự này là tên viết tắt của ngân hàng bằng tiếng Anh. Đây là điểm để phân biệt giữa các ngân hàng và tổ chức tài chính. 4 ký tự AAAA chỉ cho phép dùng ký tự là các chữ từ A đến Z, không được sử dụng số.
- BB: những ký tự này là viết tắt tên quốc gia của ngân hàng bằng tiếng Anh. Hai ký tự BB được dùng theo chuẩn ISO 3166-1 alpha-2. Hiện nay, các ngân hàng tại Việt Nam sử dụng 2 ký tự là VN. Thế nên, để biết được đó có phải ngân hàng tại Việt Nam hay không, bạn chỉ cần xác định vị trí thứ 5, 6 của mã Swift Code là gì. Nếu thấy có chữ VN thì chắc chắn ngân hàng đó là của nước ta.
- CC: hai ký tự này là mã nhận diện địa phương, được phép dùng cả chữ lẫn số. Mã CC quy định cho các ngân hàng Việt Nam thường là VX.
- DDD: ba ký tự cuối cùng này là mã nhận diện ngân hàng, chi nhánh ngân hàng. Đoạn mã này được phép sử dụng cả chữ lẫn số. Chẳng hạn như ngân hàng Agribank có chi nhánh tại Thanh Xuân, Hà Nội thì mã DDD là 435.
Như vậy, tại các ngân hàng Việt Nam, Swift Code là gì? Thông thường, Swift Code (BIC) tại các ngân hàng ở nước ta sẽ ở dạng : AAAAVNVXDDD.
Ví dụ: Swift code tại ngân hàng BIDV có chi nhánh tại quận Cầu Giấy, Hà Nội có mã là BIDVVNVX215.
- BIDV: Mã thiết lập tên ngân hàng. (ngân hàng BIDV).
- VN: Mã quốc gia (Việt Nam).
- VX: Mã vị trí/thành phố (Hà Nội)
- 215: Mã chi nhánh (quận Cầu Giấy).
Bảng mã Swift Code của các ngân hàng tại Việt Nam
Tại Việt Nam, các ngân hàng lớn được quy định về bảng mã Swift Code là gì?
- Mã Swift Code của ngân hàng Vietcombank: VBAAVNVX
- Swift Code của ngân hàng Vietcombank: VBAAVNVX
- Swift Code của ngân hàng Agribank: VBAAVNVX
- Swift Code của ngân hàng Vietinbank: ICBVVNVX
- Swift Code của ngân hàng BIDV: BIDVVNVX
- Swift Code của ngân hàng Sacombank: SGTTVNVX
- Swift Code của ngân hàng Techcombank: VTCBVNVX
- Swift Code của ngân hàng MBBank: MSCBVNVX
- Swift Code của ngân hàng ACB: ASCBVNVX
Ngoài các ngân hàng đã nêu trên, các ngân hàng khác có mã Swift như sau:
Nếu như nắm rõ về mã Swift Code của các ngân hàng, bạn sẽ thực hiện được các giao dịch thuận tiện hơn. Còn nếu như ngân hàng bạn cần biết không có trong danh sách này, hãy tìm kiếm qua internet để có kết quả chính xác nhé.
Mã Swift Code của các ngân hàng dùng để làm gì?
Như đã đề cập ở trên, chỉ số Swift Code hiện nay đã được đa số các ngân hàng sử dụng. Mỗi ngân hàng sẽ được cung cấp một mã riêng biệt. Chúng được sử dụng cho các giao dịch tài chính quốc tế, giúp diễn ra dễ dàng, tiết kiệm chi phí như phí chuyển tiền. Đồng thời, độ bảo mật cũng sẽ được đảm bảo. Nếu bạn đang muốn thực hiện giao dịch, hãy tìm hiểu xem ngân hàng mình đang sử dụng sử dụng Swift Code là gì để đảm bảo giao dịch chính xác nhất nhé.
Sự khác nhau giữa mã Bank Code và Swift Code là gì?
Để biết rõ về sự khác nhau này, trước hết, hãy cùng nhau tìm hiểu về Bank Code nhé. Bank Code là đoạn mã chỉ được sử dụng trong phạm vi trong quốc gia. Chúng là mã số được cấp cho các ngân hàng đang hoạt động trên lãnh thổ của quốc gia. Ngân hàng nhà nước hoặc cơ quan giám sát ngân hàng trung ương sẽ đảm nhận nhiệm vụ này. Mã Bank Code sẽ được thay đổi hoặc bổ sung tùy theo sự phát triển trong hoạt động kinh doanh của quốc gia. Mã này bao gồm chuỗi các chữ số, thông thường sẽ có từ 8 ký tự viết liền nhau.
Từ khái niệm ở trên, chúng ta có thể nhận thấy sự khác biệt cơ bản giữa Bank Code và Swift Code như sau:
- Bank code chỉ được sử dụng với các giao dịch trong lãnh thổ của quốc gia. Còn Swift Code được cả trong và ngoài nước để thực hiện chuyển và thu tiền, như dịch vụ chuyển tiền sang Mỹ
- Bank code được quy định bởi ngân hàng nhà nước hoặc cơ quan giám sát ngân hàng trung ương. Còn Swift Code thì được cấp và quản lý bởi tổ chức quốc tế.
- Bank code không có quy ước đặt tên theo bất kỳ thứ tự nào. Sau khi ngân hàng được cung cấp mã ngân hàng, họ có thể thay đổi hoặc bổ sung. Việc này còn phụ thuộc vào sự phát triển trong hoạt động kinh doanh của quốc gia. Còn quy ước đặt tên với Swift Code là gì? Tại đây, các tiêu chí đều đã được thống nhất và đồng bộ giữa các ngân hàng nên quy ước đặt tên là không thể thay đổi.
Kết luận
Trong bài viết này, khái niệm Swift Code là gì đã được giải thích chi tiết. Nếu thường xuyên có các giao dịch quốc tế, bạn cần phải lưu ý đến những đoạn mã này. Hy vọng, bài viết đã giúp bạn có thêm kiến thức cần thiết về Swift Code. Hãy theo dõi Vay333.net để biết thêm nhiều thông tin thú vị về lĩnh vực tài chính nhé.