Chứng thư bảo lãnh là gì? Các quy trình bảo lãnh ngân hàng

Chứng thư bảo lãnh là gì? Nội dung, quy trình cấp và những rủi ro liên quan đến chứng thư bảo lãnh cũng như bảo lãnh ngân hàng luôn nhận được nhiều sự quan tâm của người làm kinh doanh, tài chính ngân hàng. Vậy cụ thể những thông tin trên là gì?

Chứng thư bảo lãnh là gì?

Chứng thư bảo lãnh là gì?
Chứng thư bảo lãnh là gì?

Chứng thư bảo lãnh văn bản cam kết mà bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh lập ra nhằm mục đích đảm bảo: Bên bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên nhận bảo lãnh trong khi bên được bảo lãnh không hoặc chưa thực hiện đúng nghĩa vụ thanh toán tài chính cho bên nhận bảo lãnh theo cam kết được quy định của hợp đồng. Trong đó:

  • Bên bảo lãnh: Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
  • Bên được bảo lãnh: Đối tượng được bảo lãnh bởi Quỹ bảo lãnh tín dụng
  • Bên nhận bảo lãnh: Tổ chức cho vay hợp pháp được công nhận bởi pháp luật

Nội dung của chứng thư bảo lãnh

Theo quy định tại  khoản 2 Điều 24 Nghị định 34/2018/NĐ-CP, Chứng thư bảo lãnh sẽ được bên bảo lãnh thực hiện dưới dạng văn bản, bao gồm các nội dung cơ bản sau:

  • Thông tin cụ thể như tên, địa chỉ của bên bảo lãnh, bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh
  • Thời gian phát hành của chứng thư bảo lãnh, các thông tin quy định về nghĩa vụ trả nợ gốc và trả nợ lãi
  • Điều kiện cụ thể để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của các bên
  • Thời hạn chứng thư bảo lãnh phát sinh hiệu lực
  • Các văn bản liên quan đến vấn đề đề nghị thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh tín dụng của bên bảo lãnh với bên nhân bảo lãnh
  • Nội dung quy định quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên liên quan được thể hiện tại các điều khoản của chứng thư bảo lãnh, các nội dung xử lý và giải quyết khi xảy ra tranh chấp
  • Các biện pháp thu hồi nợ mà bên nhận bảo lãnh sẽ áp dụng trong trường hợp bên nhận bảo lãnh không thực hiện đúng nghĩa vụ tài chính cho bên nhận bảo lãnh như không trả đủ nợ, nợ xấu hoặc trong thanh toán nợ đúng thời hạn; phương thức chứng minh các biện pháp thu hồi nợ này đã được thực hiện trước khi thông báo bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo nội dung đã cam kết.
  • Các nội dung thỏa thuận khác thuộc các bên có liên quan

Quy trình cấp chứng thư bảo lãnh?

Quy trình cấp chứng thư bảo lãnh là gì?
Quy trình cấp chứng thư bảo lãnh là gì?

Khi có nhu cầu vay nợ, chủ thể đi vay và bên tổ chức cho vay sẽ ký hợp đồng cho vay. Nếu trong hợp đồng vay nợ yêu cầu phải có bên bảo lãnh, chủ thể đi vay cần chuẩn bị hồ sơ đề nghị bảo lãnh cho chủ thể có thẩm quyền bảo lãnh.

  • Theo đó, để được cấp chứng thư bảo lãnh thì hồ sơ đề nghị phải lãnh phải đảm bảo các loại chứng từ sau:
  • Văn bản đề nghị bảo lãnh theo mẫu được pháp luật quy định
  • Văn bản chứng minh chủ thể đi vay có đủ điều kiện để hưởng bảo ;lãnh theo quy định của quỹ tín dụng
  • Sau khi chuẩn bị đầy đủ giấy tờ theo yêu cầu, chủ thể được bảo lãnh sẽ nộp hồ sơ đề nghị bảo lãnh đến Quỹ bảo lãnh tín dụng có thẩm quyền bảo lãnh theo quy định Pháp luật. Trong trường hợp, chủ thể được bảo lãnh là doanh nghiệp thì cần nộp hồ sơ đề nghị bảo lãnh tại Quỹ bảo lãnh tín dụng trực thuộc tỉnh, thành phố đặt trụ sở doanh nghiệp.
  • Hồ sơ đề nghị bảo lãnh sẽ được Quỹ bảo lãnh tín dụng tiếp nhận và thực hiện kiểm tra, xác minh thông tin hồ sơ.
  • Bên chủ thể được bảo lãnh sẽ tiến hành ký kết hợp đồng bảo lãnh và nhận chứng thư bảo lãnh nếu Quỹ bảo lãnh chấp nhận hồ sơ đề nghị.

Rủi ro 

Những rủi ro của chứng thư bảo lãnh là gì?
Những rủi ro của chứng thư bảo lãnh là gì?

Bản thân là một văn bản cam kết, được xem như “thần hộ mệnh” của các doanh nghiệp khi tranh chấp hợp đồng xảy ra, nhưng chứng thư bảo lãnh vẫn tồn tại những rủi ro đáng lưu ý:

  • Điều kiện thanh toán bất khả thi, có thể dẫn đến tranh chấp
  • Bên được bảo lãnh phải thay bên được bảo lãnh thanh toán nợ khi bên nhận bảo lãnh chứng minh đã áp dụng biện pháp thu hồi nợ nhưng không thành công và chứng minh bên được bảo lãnh vi phạm hợp đồng. Trong khi đó, bên bảo lãnh không thể xác định bên được bảo lãnh có vi phạm hợp đồng hay không, việc này thuộc thẩm quyền của tòa án. Vì thế, bên bảo lãnh dễ rơi vào tình huống không thể thanh toán nợ, cũng không thể buộc bên được bảo lãnh nhận nợ.
  • Chủ thể ký phát hành bảo lãnh không đúng thẩm quyền dẫn đến những tranh chấp trong quá trình chứng thư pháp lý, bên phát hành có thể dựa vào pháp luật để đưa ra những văn cứ từ chối bảo lãnh.
  • Người có thẩm quyền bên phát hành bảo lãnh có thể bị giả mạo bằng cách sử dụng con dấu giả, chữ ký giả
  • Nguy cơ bên bảo lãnh có thể không được thanh toán nếu như doanh nghiệp được bảo lãnh rơi vào khủng hoảng tài chính, phá sản.

Chứng thư bảo lãnh ngân hàng là gì?

Chứng thư bảo lãnh ngân hàng là gì?
Chứng thư bảo lãnh ngân hàng là gì?

Chứng thư bảo lãnh ngân hàng là văn bản cam kết ngân hàng dành cho đơn vị kinh doanh về vấn đề: ngân hàng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay đơn vị kinh doanh trong một thời hạn nhất định, trong trường hợp, đơn vị kinh doanh này không thực hiện nghĩa vụ, hoặc thực hiện không đúng với bên nhận bảo lãnh ( bên đơn vị thức 3 – bên bán hàng).

Bảo lãnh ngân hàng là gì?

Bảo lãnh ngân hàng được hiểu theo nhiều cách khác nhau tùy theo những góc độ khác nhau. Theo Luật tổ chức tín dụng 2010, bảo lãnh ngân hàng là một hình thức cấp tín dụng. Theo đó, bên bảo lãnh là tổ chức tín dụng cám kết bằng văn bản với bên nhận bảo lãnh là bên có quyền sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay bên được bảo lãnh là khách hàng khi họ không thực hiện, thực hiện không đúng theo cam kết với bên nhận bảo lãnh. Khi đó, khách hàng phải nhận nợ và có nghĩa vụ hoàn trả nợ là số tiền đã được trả thay cho tổ chức tín dụng.

Đặc Điểm bảo lãnh ngân hàng

Đặc điểm bảo lãnh ngân hàng
Đặc điểm bảo lãnh ngân hàng

Bảo lãnh ngân hàng sẽ có những đặc điểm sau:

  • Là giao dịch/ hành vi thương mại đặc thù
  • Chủ thể thực hiện bảo lãnh ngân hàng thường là các tổ chức tín dụng, đặc biệt là các ngân hàng
  • Trong bảo lãnh ngân hàng, tổ chức tín dụng tham gia với 2 tư cách chính:
  • Tư cách người bảo lãnh tương tự bất kỳ người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ dân sự nào
  • Tư cách nhà kinh doanh ngân hàng
  • Giao dịch bảo lãnh ngân hàng có mục đích và hệ quả tạo lập bởi 2 hợp đồng là: hợp đồng dịch vụ bảo lãnh và hợp đồng cam kết bảo lãnh. Tuy có mối quan hệ nhân quả, tác động qua lại lẫn nhau, nhưng hai hợp đồng này vẫn độc lập về chủ thể cũng như quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ sỡ hữu vốn.
  • Giao dịch bảo lãnh ngân hàng là một giao dịch kép không phải giao dịch hai bên hay ba bên
  • Giao dịch bảo lãnh ngân hàng được xác lập, thực hiện trên căn cứ chứng từ. Bảo lãnh ngân hàng thể hiện tính chất chứng từ khi tổ chức tín dụng phát hành thư bảo lãnh hay cam kết bảo lãnh, khi người nhận bảo lãnh tiến hành quyền yêu cầu, khi tổ chức tín dụng bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ người bảo lãnh, những chủ thể này đều phải thiết lập bằng văn bản (bắt buộc).
  • Bảo lãnh ngân hàng là một loại hình bảo lãnh độc lập hay còn gọi là bảo lãnh vô điều kiện

Các loại bảo lãnh ngân hàng

Các loại bảo lãnh ngân hàng
Các loại bảo lãnh ngân hàng

Bảo lãnh ngân hàng được phân loại thỏ nhiều cách khác nhau, cụ thể:

Phương thức phát hành

Bao gồm:

  • Bảo lãnh trực tiếp
  • Bảo lãnh gián tiếp
  • Bảo lãnh được xác nhận
  • Đồng bảo lãnh

Hình thức sử dụng

Bao gồm:

  • Bảo lãnh có điều kiện
  • Bảo lãnh vô điều kiện

Mục đích sử dụng

  • Bảo lãnh thanh toán
  • bảo lãnh thực hiện hợp đồng
  • Bảo lãnh vay vốn hay bảo lãnh đảm bảo hoàn trả vốn vay
  • Bảo lãnh dự thầu, ủy thác đầu tư.
  • Bảo lãnh bảo hành hay bảo lãnh cam kết chất lượng sản phẩm theo hợp đồng
  • Bảo lãnh đảm bảo hoàn trả tiền ứng trước
  • Bảo lãnh miễn khấu trừ giá trị hoá đơn

Các loại bảo lãnh ngân hàng khác

  • Bảo lãnh hối phiếu
  • Bảo lãnh thuế quan
  • Bảo lãnh phát hành chứng khoán
  • Thư tín dụng dự phòng

Quy trình bảo lãnh ngân hàng

Quy trình bảo lãnh ngân hàng được thực hiện lần lượt theo các bước sau:

  • Bước 1: Khách hàng ký kết hợp đồng với bên đối tác có yêu cầu bảo lãnh Ngân hàng
  • Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đề nghị bảo lãnh và gửi đến Ngân hàng. Hồ sơ bảo gồm:
  • Giấy đề nghị bảo lãnh theo mẫu được Pháp luật quy định
  • Hồ sơ pháp lý
  • Hồ sơ mục đích
  • Hồ sơ tài chính kinh doanh
  • Hồ sơ TSBĐ
  • Bước 3: Ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định, xác minh thông tin, tính hợp pháp, khả thi dự án, hình thức đảm bảo, năng lực pháp lý, tình hình tài chính,… của đơn vị yêu cầu bảo lãnh và ký kết hợp đồng bảo lãnh và thư bảo lãnh với khách hàng nếu đồng ý.
  • Bước 4: Ngân hàng thông báo với bên nhận bảo lãnh về thư bảo lãnh
  • Bước 5: Ngân hàng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
  • Bước 6: Bên được bảo lãnh được yêu cầu thực hiện nghĩa vụ tài chính với Ngân hàng, bao gồm nợ gốc, nợ lãi và chi phí liên quan.

Phí bảo lãnh ngân hàng hạch toán

Phí bảo lãnh ngân hàng là chi phí mà bên được bảo lãnh cần thanh toán cho ngân hàng, được tính theo công thức:

Phí bảo lãnh = Số tiền bảo lãnh x Tỷ lệ phí (%) x Thời gian bảo lãnh

Chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân là gì

Kết luận

Chứng thư bảo lãnh hay bảo lãnh ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong nghiệp vụ không chỉ của ngân hàng, doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng cả nền kinh tế. Do đó, hiểu rõ chứng thư bảo lãnh sẽ giúp bạn có thể nắm bắt kịp thời xu hướng kinh tế – tài chính, và giải quyết các vấn đề nghiệp vụ liên quan nhanh chóng, dễ dàng. Truy cập Vay333 để tìm hiểu thêm về các kiến thức tài chính khác như Lãi suất liên ngân hàng.

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *