Số dư tín dụng là gì? Phân biệt với số dư cuối kỳ thế nào?

Người dùng thẻ tín dụng cần phải lưu ý số dư với mục tiêu quản lý và kiểm soát chi tiêu hợp lý. Vậy số dư tín dụng là gì? Những cách kiểm tra số dư của thẻ như thế nào? Bài viết bên dưới sẽ giúp các bạn có thêm thông tin quan trọng.

Số dư tín dụng là gì?

Số dư tín dụng là số tiền chủ tài khoản tín dụng phải trả cho ngân hàng, tổ chức tài chính phát hành thẻ. Do đó, khoản tiền này sẽ không cố định mà có thể thay đổi thường xuyên dựa trên thời gian thực hiện giao dịch và cách sử dụng thẻ của khách hàng như thế nào.

Số dư tín dụng là gì?

Như vậy, khi sử dụng thẻ tín dụng để thực hiện các giao dịch mua một hàng hoá, dịch vụ nào đó, số dư trong tài khoản của người sở hữu tín dụng sẽ tăng lên. CÙng lúc đó, trong trường hợp, người dùng sử dụng thẻ tín dụng để thực hiện chuyển khoản cho một tài khoản khác thì số dư tín dụng sẽ giảm đi. Bên cạnh đó, những số dư còn lại vào cuối kỳ thanh toán tín dụng sẽ tự động được chuyển sang hóa đơn của tháng kế tiếp sau đó.

Hiểu cách khác, số dư tín dụng là số tiền còn lại trong hạn mức tín dụng mà khách hàng có thể sử dụng để chi tiêu. Đồng thời, người dùng chỉ có thể sử dụng số tiền này trong hạn mức số dư còn lại của thẻ tín dụng, không được vượt quá.

Trong trường hợp, chủ thẻ tín dụng vượt quá hạn mức chi tiêu sẽ tính lãi và phí phạt do đơn vị phát hành thẻ quy định. Sau một thời gian sử dụng, các chủ nợ tương lai, hay đơn vị phát hành có thể dựa trên cơ sở số dư tín dụng của khách hàng để cân nhắc có nên tăng hạn mức tín dụng cho tài khoản tín dụng đó hay không. Việc tăng hạn mức tín dụng đồng nghĩa với việc số tiền trong tài khoản tín dụng mỗi chu kỳ, mỗi tháng sẽ nhiều hơn, thuận tiện cho khách hàng trong quá trình sử dụng.

Chính vì thế, rất nhiều khách hàng luôn duy trì và kiểm soát số dư này và tạo điều kiện tăng hạn mức tín dụng trong tương lai.

Yếu tố liên quan đến số dư tín dụng

Yếu tố liên quan đến số dư tín dụng là gì?

Số dư thẻ tín dụng là số tiền khách hàng đã sử dụng và nợ đơn vị phát hành thẻ tín dụng như ngân hàng, tổ chức tài chính. Vậy số dư tín dụng được xác định dựa trên những yếu tố cơ bản nào? Chúng ta có thể tính toán dựa trên các yếu tố:

  • Số lần mua hàng hoá, sử dụng dịch vụ chưa được thanh toán
  • Giao dịch chuyển khoản số dư
  • Các khoản phí liên quan đến quá trình sử dụng thẻ tín dụng được đơn vị phát hành quy định như: Phải lãi suất,phí chuyển ngoại hối và số dư, phí thanh toán bị trả lại, phí thanh toán trễ,…
  • Các khoản phí ứng trước tiền mặt và phí thường niên
  • Thanh toán thẻ

Dựa trên những khoản thanh toán và chi phí này, số dư tín dụng sẽ được xác định. Theo đó, số dư của thẻ tín dụng có thể là số âm, số dương hoặc số không phụ thuộc vào số tiền khách hàng nợ công ty thẻ tín dụng. Vì thế, số dư thay đổi từ tháng này sang kia phụ thuộc phần lớn và những hoạt động giao dịch mà khách hàng thực hiện trên thẻ tín dụng.

Trong trong trường hợp khách hàng chỉ thực hiện giá trị thanh toán tối thiểu, số dư tín dụng còn lại của tháng này sẽ được chuyển sang chu kỳ thanh toán tiếp theo. Lúc đó, khách hàng phải chịu lãi suất của số dư còn lại và điều này được thể hiện ở bảng so kê tháng kế tiếp.

Sau khi quá trình thanh toán hoàn thành và xử lý thành công, số dư này sẽ được cập nhật trong khoảng thời gian từ 24 giờ đến 72 giờ. Điều mà phụ thuộc vào phương thức thanh toán mà khách hàng đã sử dụng cùng với quy định của công ty phát hành thẻ tín dụng.

Kiểm tra số dư của thẻ tín dụng

Kiểm tra số dư thẻ tín dụng

Người dùng thẻ tín dụng cần kiểm tra số dư thường xuyên để quản lý chi tiêu hợp lý. Theo đó, khách hàng có thể check số dư bằng 4 cách sau:

Tra cứu tại quầy giao dịch ngân hàng

Khách hàng có thể đến trực tiếp ngân hàng phát hành thẻ để yêu cầu tra cứu số dư tín dụng. Chủ thẻ có thể mang chứng minh nhân dân và giấy tờ tuy thân liên quan đến quầy giao dịch của bất cứ chi nhánh, phòng giao dịch ngân hàng nào để nhân viên giao dịch hỗ trợ kiểm tra.

Kiểm tra trên ngân hàng trực tuyến

Hầu hết các ngân hàng hiện nay đều hỗ trợ dịch vụ ngân hàng trực tuyens mọi luvs mọi nơi cho khách hàng chỉ cần thiết bị có kết nối Internet. Cụ thể, khách hàng chỉ cần đăng nhập vào ứng dụng hay trang web ngân hàng trực tuyến của ngân hàng phát hành và đăng nhập tài khoản. Tiếp theo, người dùng chọn “Quản lý tài khoản” → “Tài khoản thẻ tín dụng” → “Xem chi tiết tài khoản”. Tại đây, thông tin số dư của tín dụng sẽ được hiển thị chi tiết.

Tra cứu thông qua dịch vụ SMS Banking

SMS Banking là một dịch vụ hỗ trợ truy vấn thông tin giao dịch liên quan thông qua tin nahwns điện thoại. Khi đăng ký dịch vụ tiện ích này, khách hàng có eher dễ dàng tra cứu thông tin số dư tín dụng bằng cách nhắn tin theo đúng cú pháp quy định của ngân hàng phát hành.

Kiểm tra bằng cách gọi điện tới tổng đài ngân hàng

Ngoài ra, nếu có nhu cầu tra cứu số dư thẻ tức thời, chủ thể có thể gọi đến tổng đài chăm sóc khách hàng và làm theo hướng dẫn để được hỗ trợ. Khi đó, nhân viên tư vấn sẽ yêu cầu chủ thẻ tín dụng cung cấp những thông tin cần thiết để xác minh danh tính chủ thể và thông báo số dư tín dụng sau khi tra cứu.

So sánh số dư thẻ tín dụng và số dư cuối kỳ

So sánh số dư thẻ tín dụng và số dư cuối kỳ

Đây là 2 tên gọi thường xuyên bị nhầm lẫn. Nhiều người vẫn chưa thể phân biệt được 2 loại số dư này. Nếu bạn cũng là một trong số đó thì hãy theo dõi thông tin dưới đây. Trên thực tế, số dư thẻ tín dụng và số dư cuối kỳ là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Cụ thể:

Số dư tín dụng là khoản tiền mà khách hàng nợ đơn vị phát hành cho đến thời điểm thực hiện kiểm tra số dư thẻ tín dụng.

Trong khi đó, số dư cuối kỳ sẽ được phản ánh chi tiết trong bản sao kêu vào cuối kỳ thanh toán tín dụng. Đây là số tiền được ước tính dựa trên những chi tiêu mà khách hàng đã thực hiện và tổng kết trên bảng sao kê vào cuối chu kỳ thanh toán. Bất kỳ thanh toán hay khoản chi phí phát sinh nào được thực hiện sau khi bảng sao kê được in ra sẽ không được tính vào số dư cuối kỳ.

Thông tin số dư cuối kỳ sẽ được thể hiện rõ ràng trên hoá đơn và được gửi cho khách hàng để thực hiện thanh toán. Theo đó, khách hàng có thể lựa chọn thanh toán toàn bộ số dư cuối kỳ. Đồng thời, nếu muốn giữ tài khoản tín dụng ở trạng thái ổn định, ít biến động, người dùng hoàn toàn có thể lựa chọn thanh toán giá trị tối thiểu được in trên bảng sao kê.

Phân biệt số dư tín dụng và điểm tín dụng

Điểm tín dụng sẽ được tính dựa trên phương thức thanh toán số dư thẻ tín dụng. Theo đó, tốt nhất, khách hàng nên giữ số dư thẻ tín dụng bằng 0 để tránh chịu lãi suất cao và quản lý tín dụng hiệu quả nhất. Trong trường hợp, khách hàng thanh toán nhiều hơn giá trị thanh toán tối thiểu hàng tháng thì số dư tín dụng dương, khiến khoản nợ lãi ít hơn.

Trong trường hợp khách hàng chỉ có thể thanh toán giá trị tối thiểu, số dư tín dụng còn lại tương đương với lãi suất được quy định sẽ được thanh toán sau. Điều này ảnh hưởng trực tiếp, làm hạn chế điểm tín dụng của khách hàng.

Số dư tín dụng và điểm tín dụng

Đối với người làm kinh doanh, điểm tín dụng là một yếu tố quan trọng, quyết định khách hàng có được vay vốn ngân hàng, nhà đầu tư hay không. Cụ thể, đơn vị cho vay sẽ cân nhắc và ưu ái những người yêu cầu vay tiền có số điểm tín dụng cao hơn. Điểm tín dụng sẽ phản ánh khả năng quản lý và trách nhiệm tín dụng cũng như nguy cơ vỡ nợ của người dùng. Ngân hàng và các tổ chức tín dụng sẽ căn cứ điều này để quyết định có cho khách hàng vay hay không, mức vay tối đa là bao nhiêu.

Để tăng điểm tín dụng, khách hàng nên thanh toán số dư thẻ tín dụng trước ngày báo cáo hoặc kết thúc sao kê của chu kỳ. Đồng thời, khách hàng không nên để nợ thẻ tín dụng vì có thẻ ảnh hưởng đến điểm tín dụng. Cụ thể, khách hàng không nên vượt quá 30% mức nợ tín dụng tối đa được cho phép.

Những lưu ý khi sử dụng thẻ tín dụng

Khi sử dụng thẻ tín dụng, chủ thẻ cần lưu ý:

  • Bảo mật thông tin tài khoản và ký vào mặt sau thẻ
  • Bảo mật mã pin
  • Không sử dụng quá hạn mức tín dụng
  • Thanh toán tín dụng đúng thời hạn
  • Không cho mượn thẻ tín dụng cá nhân

Đáo hạn thẻ tín dụng là gì

Kết luận

Những thông tin liên quan đến số dư tín dụng là gì và các vấn đề xoay quanh được chia sẻ trong bài viết này vô cùng cần thiết cho những ngày đang sử dụng thẻ tín dụng. Hãy tra cứu số dư thẻ tín dụng và sử dụng đúng cách để không phải chịu tổn thất không đáng có.

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *