Hệ thống tiền tệ quốc tế nhìn chung là một hệ thống những nguyên tắc cùng với quy định, công cụ và những tổ chức được sử dụng để giúp cho việc thanh toán quốc tế trở nên hiệu quả hơn. Chúng ta cùng tìm hiểu về hệ thống tiền tệ của thế giới và nhiều thông tin quan trọng trong nội dung bên dưới.
Menu
Hệ thống tiền tệ quốc tế là gì?
Là một loạt những quy định, nguyên tắc, các tổ chức và công cụ được đặt ra để giúp cho hoạt động thanh toán quốc tế trở nên có hiệu quả. Trong Tiếng Anh, hệ thống tiền tệ quốc tế còn được biết đến với tên gọi là International Monetary System.
Tiêu chí phân loại
Trên thực tế, hệ thống tiền tệ sẽ được phân loại dựa trên 2 tiêu chí cơ bản là mức độ linh hoạt của tỷ giá cùng đặc điểm dự trữ ngoại hối quốc tế.
Mức độ linh hoạt của tỷ giá được phân loại bao gồm:
- Hệ thống tỷ giá cố định
- Hệ thống tỷ giá cố định có điều chỉnh
- Hệ thống tỷ giá thả nổi hoàn toàn và thả nổi có điều tiết
- Chế độ tỷ giá bò trườn
Đặc điểm dự trữ ngoại hối quốc tế bao gồm:
- Bản vị tiền giấy
- Bản vị vàng hóa
- Bản vị kết hợp
Các hệ thống tiền tệ quốc tế
Chế độ bản vị (1867 – 1914)
Vào thời kỳ cổ đại kéo dài đến cận đại, cơ sở hoạt động của nền thương mại quốc tế là bản vị hàng hóa. Điều này có nghĩa là các kim loại sẽ được đúc kết thành khối, chức năng là trở thành phương tiện để trao đổi hàng hóa và lưu thông trong nền kinh tế.
Đặc tính của vàng và bạc là sự bền bỉ, khan hiếm, dễ dàng phân chia và chuyên chở, chất lượng vô cùng cao và hoàn toàn có thể duy trì lâu dài. Chính vì thế, vàng và bạc luôn là những kim loại được ưa chuộng. Ngoài ra, giá trị sử dụng phi tiền tệ của vàng và bạc đối với ngành trang sức và các ngành công nghiệp cũng được thừa nhận.
Hệ thống bản vị vàng – hối đoái (1922 – 1939)
Chế độ bản vị vàng – hối đoái được kêu gọi sử dụng vào năm 1922, mục đích là tiết kiệm nguồn vàng với những đặc điểm sau đây:
- Vàng và những đồng tiền chủ chốt sẽ được xem như là ngoại tệ vàng, đây chính là phương tiện để thanh toán và dự trữ quốc tế.
- Ngoại tệ vàng sẽ được chuyển đổi ra vàng. Trong khi đó, những đồng tiền khác sẽ được chuyển đổi thành ngoại tệ vàng.
Hệ thống tiền tệ này cũng chính là hệ thống trung gian giữa hệ thống tiền tệ vàng và tỷ giá hối đoái thả nổi.
Hệ thống Bretton Woods (1945 – 1973)
Hệ thống Bretton Woods được thành lập thông qua một hội nghị vào năm 1944 với những đặc điểm sau đây:
- Hình thái của 2 tổ chức mới là Quỹ tiền tệ quốc tế (ÌM), Ngân hàng Tái thiết và Phát triển quốc tế (WB).
- Chế độ tỷ giá cố định được áp dụng trong ngắn hạn, đối với dài hạn thì sẽ được điều chỉnh theo quan hệ cung – cầu. Trong chế độ này, trách nhiệm của Mỹ là đổi không hạn chế đồng tiền USD ra vàng cho những ngân hàng trung ương thuộc các nước thành viên và ngược lại.
- Các quốc gia cần phải gia tăng vàng và những nguồn dự trữ bằng tiền để chế độ tỷ giá hối đoái hoạt động hiệu quả.
Hệ thống Giamaica (từ 1976)
Tại hội nghị quốc tế được IMF tổ chức vào năm 1976 tại Giamaica, những nước thành viên đã hợp pháp hóa những hoạt động của chế độ tỷ giá thả nổi. Các nguyên tắc cơ bản của hệ thống tiền tệ Giamaica:
- Phi tiền tệ hóa vai trò của vàng, vàng không còn là thước đo giá trị, đồng thời cũng không phải là cơ sở để xác định tỷ giá hối đoái.
- Áp dụng chế độ tỷ giá thả nổi, đi kèm với đó là sự quản lý chặt chẽ, IMF sẽ tham gia hỗ trợ và giám sát.
Bộ phận cấu thành hệ thống tiền quốc tế
Hiện nay, có 2 bộ phận cấu thành hệ thống bao gồm:
- Khu vực công: Là những thỏa thuận của các Chính phủ và những chức năng của những định chế tài chính công.
- Khu vực tư: Ngành công nghiệp ngân hàng – tài chính.
Mục đích của tổ chức hệ thống tiền tệ quốc tế
Tổ chức IMF là một tổ chức bao gồm 184 quốc gia tạo thành thị trường tiền tệ toàn cầu. Mục đích của tổ chức là nuôi dưỡng tập đoàn tiền tệ thế giới, đồng thời tạo điều kiện hoạt động cho thương mại quốc tế, đẩy mạnh và tăng trưởng việc làm, giảm đói nghèo và thiết lập tài chính an toàn.
Vai trò
Tổ chức này có vai trò hạn chế tối đa các khủng hoảng về tài chính tiền tệ. Đồng thời, hệ thống tiền tệ quốc tế giúp những quốc gia thành viên có thể điều chỉnh lại những sự mất cân bằng của cán cân thanh toán quốc tế.
Lịch sử của hệ thống tiền tệ quốc tế
Hóa tệ
Hóa tệ chính là hình thái đầu tiên của tiền tệ, bao gồm hóa tệ phi kim loại và hóa tệ kim loại.
- Hóa tệ phi kim loại: Hóa tệ phi kim loại chính là hình thái tiền tệ cổ điển nhất, có dạng những hàng hóa không phải là kim loại. Các loại tiền cổ xưa có thể là mai rùa, răng của cá voi, lụa Trung Quốc, bơ Na Uy, muối,… Hạn chế của hóa tệ kim loại là sự không đồng nhất, khó bảo quản và phân chia, dễ hư hỏng.
- Hóa tệ kim loại: Tiền tệ dưới dạng của các kim loại bao gồm đồng, bạc và vàng,… trong số đó, vàng là kim loại được sử dụng phổ biến nhất. Vàng được sử dụng rộng rãi bởi nhiều tính chất vượt trội như độ bền cao, không thể đổi màu và chất dù bị tác động bởi môi trường. Ban đầu, vàng được sử dụng dưới dạng tiền nén và thỏi, tuy nhiên về sau, để thuận tiện hơn, vàng thường được đúc thành xu với một độ tinh khiết nhất định, còn được gọi là tiền đúc.
Tiền giấy
Hình thái đầu tiên của tiền giấy là những giấy chứng nhận được các ngân hàng thương mại phát hành với khả năng chuyển đổi sang vàng và bạc. Các giấy chứng nhận như một sự cam kết về lượng vàng và bạc mà người dùng có thể rút ra từ những ngân hàng. Sự ra đời của giấy chứng nhận. Với các giấy chứng nhận trên, việc giao dịch cũng như vận chuyển các khoản tiền lớn trở nên vô cùng dễ dàng.
Sau này, các giấy chứng nhận được đổi thành tiền có những mệnh giá khác nhau và có thể tự do chuyển đổi thành vàng, lượng vàng tương ứng cũng được quy định rõ ràng khi chuyển đổi.
Các loại tiền khác
- Tiền tín dụng: Tiền tín dụng là những khoản tiền được gửi vào ngân hàng, nằm trong tài khoản của khách hàng. Cụ thể, nếu khách hàng đăng ký tài khoản tại các ngân hàng và gửi vào đó một khoản tiền giấy nhất định, số tiền này sẽ được chuyển đổi thành tiền tín dụng. Để sử dụng tiền tín dụng, chủ tài khoản cần phải thực hiện những lệnh nạp, rút và chuyển tiền để ngân hàng thao tác theo đúng yêu cầu.
- Tiền điện tử: Cùng với sự phát triển của công nghệ cũng như mạng lưới thông tin viễn thông, phương thức thanh toán điện tử cũng đã xuất hiện để thay thế cho những chứng từ bằng giấy. Với phương thức thanh toán mới, người dùng có thể chuyển tiền vô cùng dễ dàng, không cần phải thông qua giấy tờ và Séc, tiết kiệm rất nhiều thời gian và chi phí cho việc lưu trữ. Trong hệ thống thanh toán này, đồng tiền được sử dụng sẽ được gọi là tiền điện tử (hay E-money), ngoài ra, đồng tiền còn được biết đến là đồng tiền số (hay Digi money).
- Thẻ thanh toán: Thẻ thanh toán là những loại thẻ được các ngân hàng hoặc là các tổ chức tài chính phát hành. Thông qua các loại thẻ này, khách hàng có thể lưu thông được những loại tiền điện tử. Thẻ thanh toán bao gồm nhiều loại thẻ khác nhau như thẻ ATM rút tiền (hay còn gọi là bank card – ATM card), thẻ tín dụng (credit card) và thẻ ghi nợ,…
Nhờ vào sự phát triển của các hình thái tiền tệ cũng như sự gia nhập của công nghệ, việc thanh toán cũng như lưu thông tiền tệ đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Tình hình hệ thống tiền tệ quốc tế hiện nay
Như những chia sẻ trước đó của bài viết, bắt đầu từ năm 1976, hệ thống tiền tệ được áp dụng là hệ thống Giamaica. Hệ thống này đã trải qua nhiều lần cải tiến, mang đến tác dụng tương đối tốt đối với việc hội nhập kinh tế quốc tế cũng như nền kinh tế thị trường.
Kết luận
Nội dung vừa rồi đã cung cấp các khái niệm hệ thống tiền tệ quốc tế là gì cũng như những đặc điểm vai trò trong nền kinh tế thế giới. Thông tin trên hy vọng giúp bạn mở mang sự hiểu biết của bản thân.