Giảm Phát Là Gì? Nguyên Nhân Và Ảnh Hưởng Của Giảm Phát?

Trong những năm gần đây, nền kinh tế có khá nhiều biến động diễn biến liên tục khiến cho chúng ta nghe rất nhiều về các thuật ngữ như lạm phát – giảm phát kinh tế. Thuật ngữ giảm phát nghe rất mới lạ với nhiều người. Sau khi tìm hiểu về giảm phát là gì?giảm phát xảy ra từ nguyên nhân nào? những hậu quả bị ảnh hưởng từ giảm phát như thế nào? và các vấn đề xoay quanh giảm phát? chúng tôi muốn chia sẻ những thông tin này tới các bạn đọc cũng đang mong muốn tìm hiểu về vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.

Giảm phát là gì?

Giam-phat-la-gi-Nguyen-nhan-va-anh-huong-cua-giam-phat

Giảm phát (Deflation) là một thuật ngữ kinh tế vĩ mô, nó được sử dụng để chỉ về sự sụt giảm chung về giá cả hàng hóa, dịch vụ và làm gia tăng sức mua (giá trị) của đồng tiền. Giảm phát xảy ra khi tỉ lệ lạm phát dưới 0% điều này có thể thúc đẩy sự gia tăng năng suất và phong phú hàng hóa dịch vụ, nguyên nhân do sự sụt giảm sức mua sắm (Cầu) và giảm nhu cầu đầu tư (nguồn cung tiền), tất nhiên điều này dẫn tới giảm tốc độ tăng trưởng của kinh tế.

Giảm phát kinh tế có thể gây ra vấn đề như giảm việc làm và giảm doanh thu cho các công ty. Vì vậy, khi giảm phát kinh tế xảy ra phải được thực hiện một cách cân bằng và cẩn thận để tránh gây ra những tác động xấu tới thị trường.

Ví dụ để các bạn dễ hình dung là cùng 1 tờ tiền mệnh giá 200 nghìn đồng, trong nền kinh tế bình thường, 200 nghìn đồng bạn mua được 10 kg gạo, khi lạm phát xảy ra, để mua 10 kg gạo sẽ cần tăng lên nhiều hơn 200 nghìn đồng (như 250 – 300 nghìn đồng) -> sự mất giá của đồng tiền. Còn khi xảy ra giảm phát thì bạn sẽ chỉ mất dưới 200 nghìn đồng (100 hay 150 nghìn đồng) để mua -> tăng giá trị đồng tiền, khiến bạn có thể mua được nhiều hàng hóa hơn.

Có thể các bạn cho rằng đây là điều lợi thế, nhưng giảm phát là dấu hiệu của suy thoái kinh tế, khi giảm phát sẽ dẫn đến giảm phát tiếp tục thì 200 nghìn mua được càng nhiều hàng hóa dịch vụ hơn nữa sẽ khiến người dân giảm sức mua và chờ đợi tăng giá trị của đồng tiền, điều này làm phá hỏng quy luật cung – cầu trong thị trường hàng hóa – dịch vụ sẽ khiến kinh tế càng khó khăn hơn.

Phân biệt giảm phát và lạm phát

phan-biet-giam-phat-va-lam-phat

Bạn có thể phân biệt giảm phát và lạm phát bằng cách sau:

Tiêu chí phân biệt Giảm phát Lạm phát
Định nghĩa Giảm phát là giảm mức giá chung của hàng hóa, dịch vụ trong nền kinh tế, tăng giá trị nội tại của tiền Lạm phát là sự tăng lên của mức giá chung của các hàng hóa và dịch vụ theo thời gian, giảm giá trị của tiền
Nguyên nhân Có 02 nguyên nhân chính là do:
Giảm tổng cầu do nguồn cung tiền suy giảm và Tăng cung do tăng năng suất sản xuất
Lạm phát do dư thừa nguồn tiền và giá cả hàng hóa tăng. Giá cả hàng hóa tăng do cầu kéo (nhu cầu hàng hóa tăng cao dẫn tới giá cả tăng cao) và do chi phí đẩy (chi phí sản xuất tăng dẫn tới giá cả hàng hóa tăng lên)
Tác động Giảm phát là giảm sức ép tăng trưởng khi làm giảm giá trị hàng hóa, tăng giá trị đồng tiền Lạm phát là tăng trưởng kinh tế, làm tăng nhu cầu hàng hóa, giảm giá trị đồng tiền
Lợi ích Giảm phát được coi là có lợi cho người tiêu dùng tuy nhiên có hại cho nền kinh tế Lạm phát vừa phải được coi là tốt cho nền kinh tế, có thể làm tăng sức mua sắm và nhu cầu đầu tư, có lợi cho nhà cung cấp và sản xuất hàng hóa, dịch vụ
Hậu quả Khi tiền tệ bị thắt chặt, nhà sản xuất giảm đầu tư, cắt giảm chi phí, nhân công – có thể dẫn tới tăng tỷ lệ thất nghiệp Phân phối thu nhập không đồng đều

Nguyên nhân gây ra giảm phát

Có nhiều vấn đề dẫn tới xảy ra giảm phát và Vay333.net xin được chia sẻ giảm phát xảy ra khi có 03 nguyên nhân chính là: giảm cầu hoặc tăng cung.

nguyen-nhan-giam-phat

Sự sụt giảm trong tổng cầu

– Sụt giảm tổng cầu do chính phủ sử dụng các biện pháp thặt chặt tiền tệ để giảm sức mua dẫn đến việc giá cả hàng hóa dịch vụ bị đẩy xuống là nguyên nhân có thể dẫn tới giảm sắt. Một trong các biện pháp thắt chặt tiền tệ hay được sử dụng là tăng lãi suất.

– Sự sụt giảm cầu do kinh tế suy thoái, thất nghiệp nhiều có thể do chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh,… khiến người dân cần phải thực hiện “thắt lưng buộc bụng” giảm chi tiêu, giảm bớt nhu cầu mua sắm hàng hóa dịch vụ dẫn tới tổng cầu sụt giảm.

Tổng cung tăng cao hơn

– Tăng năng xuất: Tổng cung tăng cao hơn do áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất hàng hóa, dịch vụ. Điều này giúp hạ thấp chi phí sản xuất, tăng năng xuất sản suất dẫn đến nguồn cung cao, nhiều hơn so với cầu khiến giảm phát xảy ra.

– Thay đổi cấu trúc vốn: Sự cạnh tranh trong kinh doanh giữa các doanh nghiệp, các doanh nghiệp mới muốn tiếp cận cấu trúc vốn mới cần giảm giá sản phẩm để làm cho nguồn cung sản phẩm tăng, hệ quả dẫn đến giảm phát.

Ảnh hưởng của giảm phát?

Việc ảnh hưởng của giảm phát đối với nền kinh tế là điều không thể tránh khỏi. Những ảnh hưởng này là gì? Mời các bạn cùng theo dõi tiếp ngay dưới đây nhé!

cac-hinh-thuc-giam-phat

– Đối với doanh nghiệp: giảm phát làm giảm doanh thu của doanh nghiệp, do giá cả hàng hóa giảm xuống. Và việc này cũng dẫn đến việc đầu tư/ tái đầu tư ít được thực hiện, khi doanh thu giảm, tiền tệ bị thắt chặt, doanh nghiệp không có vốn đề tập trung vào tái đầu tư phát triển doanh nghiệp.

– Đối với người tiêu dùng: Người tiêu dùng đa số là những người lao động, tạo ra thu nhập nhờ lao động sản xuất. Khi doanh nghiệp giảm doanh thu, cần phải cắt giảm chi phí, sẽ dẫn tới sa thải lao động, thu nhập người tiêu dùng bị ảnh hưởng lớn, cần phải giảm chi tiêu dẫn tới tổng cầu thị trường hàng hóa giảm.

– Đối với chính phủ, xã hội: Như đã phân tích ở trên, các doanh nghiệp cắt giảm chi tiêu dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, điều này sẽ ảnh hưởng tới chính phủ khi cần phải có các gói trợ cấp xã hội cho người lao động. Làm tăng nguồn chi của nhà nước.

Giảm phát có lợi hay có hại?

Giảm phát có lợi và cũng có hại. Khi giảm phát xảy ra sẽ có cả 02 mặt tích cực và tiêu cực. Trước tiên hãy nói về mặt tích cực của giảm phát:

anh-huong-cua-giam-phat

Tích cực:

– Sự cạnh tranh về giá cả giúp tạo ra môi trường phát triển của các doanh nghiệp, loại bỏ bớt các doanh nghiệp độc quyền, phát triển khoa học kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất, đời sống. Các doanh nghiệp sẽ tối ưu được nguồn lực ứng dụng vào sản xuất để cạnh tranh, phát triển xã hội.

– Từ sự cạnh tranh của nhà sản xuất người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi từ các sản phẩm hàng hóa được nâng cao chất lượng dịch vụ sản phẩm và giá thành tốt hơn.

Tiêu cực:

– Giảm phát khiến giá trị đồng tiền tăng lên, doanh nghiệp muốn giữ tiền mặt không muốn đầu tư/tái đầu tư sản xuất, người tiêu dùng cũng muốn giữ tiền không muốn mua sắm hàng hóa, do hàng hóa dịch vụ bị mất giá, giảm giá, điều này làm sụt giảm nhu cầu sử dụng hàng hóa dịch vụ, ảnh hưởng tới nền kinh tế.

– Như đã phân tích ở phía trên, giảm phát khiển tăng tỷ lệ thất nghiệp, dẫn đến ảnh hưởng kinh tế – đời sống của xã hội.

– Ảnh hưởng từ chính sách tiền tệ: khi tiền tệ bị thắt chặt, suy thoái kéo dài và giảm phát lại tiếp tục diễn ra.

Các biện pháp phòng và chống giảm phát

phong-va-chong-giam-phat

Chính phủ

Chính phủ có thể thực hiện những biện pháp sau để phòng và chống giảm phát:

  • Chính phủ ban hành giảm thuế thu nhập để hỗ trợ hoạt động của doanh nghiệp.
  • Áp dụng chính sách tài khoá và tiền tệ hợp lý để kịp thời xử lý tình trạng giảm phát, giảm giới hạn dữ trự ngân hàng.
  • Giảm lãi suất mục tiêu đối với các khoản tiền ngắn hạn được cho vay trong và ngoài khu vực tài chính.
  • Thúc đẩy hoạt động của khối doanh nghiệp bằng cách kích thích thị trường, tăng chi tiêu công.

Doanh nghiệp

Các doanh nghiệp có thể thực hiện một số biện pháp sau để phòng và chống giảm phát:

  • Tăng chi tiêu chính phủ: sử dụng số tiền chính phủ để chi tiêu và đầu tư cho đến khi giá bắt đầu tăng trở lại theo nhu cầu.
  • Phát triển sản phẩm mới và cải tiến sản phẩm cũ để tăng doanh số, kích cầu tiêu dùng.
  • Mrộng thị trường và tìm kiếm các cơ hội kinh doanh mới để tăng doanh số, tăng nhu cầu tiêu dùng cao hơn cung.

Các biện pháp trên chỉ là một số biện pháp mà doanh nghiệp có thể thực hiện để phòng và chống giảm phát. Mỗi doanh nghiệp cần phải tìm kiếm các biện pháp phù hợp với tình trạng doanh nghiệp của mình.

Người dân

Người dân có một số biện pháp có thể thực hiện để tránh ảnh hưởng của giảm phát trên cuộc sống:

  • Nâng cao kiến thức tài chính, hiểu rõ tình hình kinh tế và chính sách của chính phủ để có kế hoạch chuẩn bị cho cuộc sống tương lai.
  • Tìm kiếm các công việc bổ sung hoặc các nguồn thu nhập từ các nguồn khác cũng có thể giúp tránh tác động của giảm phát.
  • Hỗ trợ các doanh nghiệp trong khu vực để giúp họ vượt qua giai đoạn khó khăn của giảm phát.

Các thông tin trên đã cung cấp câu trả lời cho thuật ngữ giảm phát là gì? Những nguyên nhân và ảnh hưởng của giảm phát tới đời sống? giúp bạn không còn bối rối khi nghe tới “giảm phát” sau khi đọc các chia sẻ về giảm phát tại Vay333.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *